HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Đánh giá thực trạng dịch vụ logistics tại Nghệ An
Nội dung:
1. Về cơ sở hạ tầng logistics
a. Hạ tầng giao thông đường bộ
Đối với đường bộ, các tuyến kết nối vùng kinh tế thành phố Vinh - thị xã Cửa Lò - các huyện Đông Nam của tỉnh gắn với vùng Nam Nghệ - Bắc Hà (vùng kinh tế 1) với miền Tây Nghệ An, trọng điểm là vùng Tân Kỳ - Đô Lương - Nghĩa Đàn - Thái Hòa - Quỳ Hợp (vùng kinh tế 3): đã hoàn thành 4/5 dự án. Điển hình là đường giao thông nối đường N5 - Khu kinh tế Đông Nam đến Hòa Sơn (Đô Lương), dài 28,5 km, tổng mức đầu tư 1.266 tỷ đồng. Sau khi tuyến đường này đưa vào hoạt động (năm 2016) đã trở thành trục giao thông quan trọng. Đây là tuyến đường giao thông huyết mạch, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao năng lực hàng hóa, phục vụ nhu cầu vận chuyển nguyên liệu và các sản phẩm từ các khu công nghiệp, nhà máy thuộc các huyện phía Tây tỉnh Nghệ An về các huyện đồng bằng.
Các tuyến kết nối vùng kinh tế Hoàng Mai - Quỳnh Lưu gắn với vùng Nam Thanh - Bắc Nghệ (vùng kinh tế 2) với miền Tây Nghệ An, trọng điểm vùng là vùng Tân Kỳ - Đô Lương - Nghĩa Đàn - Thái Hòa - Quỳ Hợp hoàn thành 4/5 dự án, trong đó có đường nối Quốc lộ 46 với đường ven sông Lam (thành phố Vinh) với chiều dài tuyến khoảng 8,25 km, tổng mức đầu tư 452 tỷ đồng, đã hoàn thành, đưa vào khai thác, sử dụng. Ngoài ra, hoàn thành 3 cầu vượt đường sắt, các nút giao và các cầu qua sông: Cầu Yên Xuân, cầu vượt đường sắt Bắc - Nam tại nút giao Quốc lộ 1 - Quốc lộ 48E và nút giao đường sắt Bắc - Nam với đường D4 Khu Kinh tế Đông Nam.
Hiện nay, ngành giao thông Nghệ An đang tiếp tục thi công 9 dự án, trong đó có một số tuyến đường quan trọng như: Đường giao thông nối Vinh - Cửa Lò; đường Vinh đi Hưng Tây; cầu Bến Thủy 3 bắc qua sông Lam (cầu Cửa Hội)... Đồng thời, xây dựng các tuyến đường huyện, đường khu công nghiệp, khu kinh tế kết nối với các tuyến quốc lộ, đường tỉnh với các khu công nghiệp và các cụm công nghiệp. Trong năm 2020, ngành giao thông đã bảo dưỡng được 1.761 km Quốc lộ 2 điểm đen tai nạn giao thông trên QL.15, QL.48 được xử lý và hiện nay đang tiếp tục xử lý 7 điểm đen tiềm ẩn tai nạn giao thông trên QL.7B, QL.48D, QL7C.
Ngành giao thông đã huy động được khoảng 7.538 tỷ đồng trên tổng mức đầu tư 8.625 tỷ đồng để hoàn thành 21 dự án; 09 dự án đang triển khai thi công, với tổng mức đầu tư khoảng 5.158 tỷ đồng. Hiện nay, các cơ quan liên quan đang hoàn thành các thủ tục để chuẩn bị đầu tư 11 dự án, với tổng mức đầu tư khoảng 30.715 tỷ đồng.
Trong buổi làm việc tại tỉnh Nghệ An về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 được thống nhất hỗ trợ cho Nghệ An hai dự án rất lớn mang tính liên vùng, trong đó riêng đường ven biển của Nghệ An được bố trí khoảng 3.200 tỷ. Tuyến đường ven biển qua địa bàn tỉnh Nghệ An, từ Nghi Sơn (Thanh Hóa) đến Cửa Lò (Nghệ An) có tổng chiều dài 83,5 km, quy mô đường cấp III đồng bằng; dự kiến có tổng mức đầu tư 5.172 tỷ đồng. Hiện nay, tuyến đường mới đầu tư hoàn thành đoạn từ Km0 - Km7 và đoạn từ điểm giao Quốc lộ 46 đến Tỉnh lộ 535 (Km 76 – Km 83+500). Đoạn còn lại của tuyến đường là 69 km, gồm 5 cầu lớn, 3 cầu trung và 1 cầu nhỏ, với tổng mức đầu tư dự kiến 4.651 tỷ đồng. Đây là một tín hiệu vui để kết nối hạ tầng giao thông đa phương thức, hỗ trợ hoạt động logistics được phát triển nhanh và mạnh trong thời gian tới.
b.  Hạ tầng giao thông đường sắt
Vào tháng 3/2021, UBND tỉnh Nghệ An đã làm việc với Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam để bàn về vấn đề kết nối đường sắt với các khu vực trọng điểm sản xuất, xuất nhập hàng hóa và các phương thức vận tải khác trên địa bàn tỉnh. Trong thời gian tới, hai bên sẽ sớm hoàn thiện Đề án quản lý, khai thác tải sản kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước làm chủ đầu tư để sớm trình Thủ tướng Chính phủ thông qua.

c. Hạ tầng giao thông đường biển: Ngành giao thông tiếp tục triển khai các hạng mục cảng biển theo đúng kế hoạch, cụ thể: Với Cảng Cửa Lò: Đầu tư giai đoạn 2 dự án nâng cấp luồng vào cảng Cửa Lò và kéo dài luồng thêm 2.000m về phía thượng lưu cảng hiện tại và Đầu tư xây dựng bến số 5 và 6 cảng Cửa Lò cho tàu 2÷3 vạn tấn ra vào thuận lợi.
Với Cảng biển VISSAI phục vụ tàu vận chuyển xi măng tại Nghi Thiết, Nghi Lộc, xây dựng 3 bến khu cảng nội địa cho tàu 3.000-:-10.000 DWT và 02 bến cho tầu lớn đến 70.000 DWT để xuất hàng đi quốc tế cùng hệ thống băng tải đường dẫn, đê chắn sóng;
Với cảng chuyên dụng khí và xăng dầu: Xây dựng hệ thống cầu cảng riêng biệt và kho chứa xăng dầu, tiếp nhận tàu từ 2 - 3 vạn tấn phục vụ cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa.
Với Cảng nước sâu Cửa Lò: Giai đoạn này triển khai xây dựng cảng nước sâu cho tàu 3 ÷ 5 vạn tấn và các công trình phụ trợ khác;
Ngoài ra đang xây dựng mới cảng Đông Hồi tại Hoàng Mai phục vụ khu công nghiệp Đông Hồi.
d. Hạ tầng giao thông đường thủy nội địa
Tháng 5/2020, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1367/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển giao thông đường thủy nội địa tỉnh Nghệ An đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 để phù hợp với thực tiễn quản lý. Nội dung điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cụ thể gồm bổ sung 01 bến khách thủy nội địa giai đoạn 2016 - 2020, dọc sông Giăng. Đối với các bến hàng hoá (chủ yếu là bến cát, sỏi với 39 bến), điều chỉnh 21 bến từ giai đoạn 2020 - 2030 sang giai đoạn 2016 - 2020; bổ sung 18 bến giai đoạn 2016 - 2020; xoá bỏ 14 bến trong quy hoạch tại Quyết định 5206/QĐ-UBND ngày 25/10/2016 của UBND tỉnh Nghệ An.
Quan điểm của việc điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển giao thông đường thủy nội địa tỉnh Nghệ An định hướng đến năm 2030 là phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội nhằm khai thác tốt mọi tiềm năng, thế mạnh địa phương. Việc điều chỉnh, bổ sung nhằm tận dụng tối đa điều kiện tự nhiên để phát huy tiềm năng, lợi thế về sông ngòi nhằm phát triển lĩnh vực giao thông đường thủy; đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
e. Hạ tầng giao thông đường hàng không
Để từng bước xây dựng Cảng hàng không Vinh theo quy mô cảng hàng không quốc tế đón các tàu lớn vào khai thác được phê duyệt tại Quyết định số 347/QĐ-BGTVT ngày 29/01/2015 của Bộ Giao thông vận tải, tỉnh Nghệ An cũng đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải xem xét sớm đầu tư Dự án kéo dài đường cất hạ cánh hiện hữu thêm 600m về phía Bắc với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 300 tỷ đồng. Trong thời gian tới, nếu dự án được xem xét triển khai, năng lực khai thác dịch vụ hàng không của Nghệ An sẽ được cải thiện tốt hơn.
2. Trung tâm logistics
Một tín hiệu vui cho ngành logistics của Nghệ An, tại buổi làm việc vào tháng 3/2021, Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo UBND tỉnh Nghệ An sớm nghiên cứu đầu tư trung tâm logistics, khu hậu cần sau cảng để hỗ trợ luân chuyển hàng hóa đa phương thức và hoàn thiện kết nối hạ tầng với cảng biển theo quy hoạch. Đây cũng là ý kiến khuyến nghị của Bộ Công thương, Nghệ An cần sớm phối hợp với các tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình nghiên cứu lập 01 Trung tâm Logistics hạng II theo Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được phê duyệt tại Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 03 tháng 7 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ. Việc  hình thành trung tâm logistics sẽ giúp  kết nối các cảng cạn, cảng biển (Nghi Sơn, Cửa Lò, Hòn La, Vũng Áng), cảng hàng không, nhà ga, bến xe, các khu công nghiệp, các cửa khẩu phục vụ cho hoạt động giao thương xuất nhập khẩu hàng hóa giữa các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ.

Số lượng doanh nghiệp tăng tăng nhanh đã góp phần hết sức quan trọng trong việc thu hút lao động, tạo việc làm cho nền kinh tế. Theo số liệu Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam năm 2019, số lao động của doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất năm 2017 của tỉnh Nghệ An là 202.029 người, tăng 6,9% so với năm 2016. Trong đó, chiếm tỷ lệ lớn nhất là khu vực ngoài nhà nước 161.280 người, chiếm 79,83%. Bình quân giai đoạn 2016 - 2017 tăng 19,1% so với bình quân giai đoạn 2011 - 2015.
Chất lượng lao động ngày càng tăng, lao động qua đào tạo năm 2019 đạt 63%, trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt 58,1%. Năm 2019, tổng thu từ khối doanh nghiệp ước đạt  7.435 tỷ đồng, chiếm tỉ lệ 48% tổng thu ngân sách trên địa bàn, trong đó thu nội địa chiếm tỉ trọng 37%, thuế xuất nhập khẩu chiếm 11%. Xét cơ cấu khoản thu, khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước đóng góp lớn nhất, chiếm tỷ lệ 82% trong tổng thu của khối doanh nghiệp. Kim ngạch xuất khẩu khu vực doanh nghiệp Nghệ An đạt thấp. Năm 2019 có khoảng 240 doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 795 triệu USD, chỉ chiếm khoảng 3,3% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.
a. Về thị trường cho dịch vụ logistics
Căn cứ Kết quả khảo sát 184 nhà quản lý và 295 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An mà nhóm nghiên cứu tiến hành, các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp dịch vụ còn nhiều bất cập. Chỉ có 32% ý kiến từ phía nhà quản lý và 30% ý kiến từ doanh nghiệp cho rằng, các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics đang thực hiện tốt chức năng. Điều đó cho thấy, 68% cho rằng, chất lượng cung ứng dịch vụ cần cải thiện.
Các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ tại Nghệ An, việc sử dụng dịch vụ thuê ngoài còn rất thấp, chủ yếu đến từ việc “tự phục vụ”; các loại hình chủ yếu là 2L, chớm 3L.
Trong thời gian tới, để nâng cao nội lực trên mọi phương diện để góp phần cải thiện hình ảnh, là một trong địa bàn sở hữu các doanh nghiệp thực hiện việc cung ứng dịch vụ tốt nhất như Hà Nội, Hải Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh, cần đặt ra vấn đề nên cải thiện tại khâu nào.
b. Về nguồn nhân lực logistics
Nghệ An có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nguồn nhân lực cho dịch vụ logistics, như: Lực lượng lao động Nghệ An đang ở trong thời kỳ “dân số vàng”, đây là lợi thế về nguồn lao động dồi dào để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Cơ cấu phân theo nhóm tuổi trẻ, thuận lợi để có thể nâng cao trình độ chuyên môn kĩ thuật của lao động. Lao động có thể dễ dàng đón nhận những tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất. Sự chuyển dịch đúng hướng, phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đó là sự giảm tỉ trọng của lao động nông, lâm, ngư nghiệp và tăng tỉ trọng của lao động công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Trong những năm qua, trình độ học vấn của lao động đã được nâng lên rõ rệt. Đây cũng là một yếu tố thuận lợi cho việc tiếp thu những tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất của lao động một cách dễ dàng.
Ngoài ra, hệ thống mạng lưới đào tạo với 31/65 cơ sở đào tạo và có đào tạo lao động kỹ thuật, gồm 6 trường đại học, 11 trường cao đẳng, 14 trường trung cấp đảm bảo được mạng lưới đào tạo đa dạng cho các hoạt động logistics;
Nhân lực trong khối ngành dịch vụ vào khoảng 359,3 nghìn người với từng nhóm như ngành bán buôn bán lẻ 228,4 nghìn người, vận tải kho bãi 58,6 nghìn người, thông tin và truyền thông 5.4 nghìn người, đã đáp ứng được số lượng nhất định cho các khu công nghiệp, khu chế xuất và lực lượng hoạt động trong các ngành dịch vụ logistics;
Lao động cho các khu công nghiệp và khu kinh tế với 16,232 lao động làm việc tại khu kinh tế Đông Nam và các khu công nghiệp Nghệ An, giai đoạn 2011-2020. Đến tháng 12/2020, khu kinh tế Đông Nam tạo việc làm cho gần 24 nghìn lao động việc làm.
c. Về ứng dụng công nghệ thông tin và khoa học công nghệ trong logistics
UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành nhiều văn bản chính sách quan trọng thể hiện quyết tâm chính trị trong việc ban hành các chủ trương, chính sách ứng dụng công nghệ thông tin, triển khai dịch vụ hành chính công. Ban hành các đề án như Đề án Phát triển Nghệ An thành trung tâm CNTT của vùng Bắc Trung bộ; (ii) Đề án “Xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Nghệ An"; Đề án Chính phủ số; Trung tâm dịch vụ hành chính công.Ứng dụng thương mại điện tử để hỗ trợ hoạt động kinh tế số phát triển.
Tuy nhiên, hiện nay Nghệ An còn có một số tồn tại hạn chế cần được khắc phục ớm như: chưa chủ động ban hành cơ chế chính sách đồng bộ, điều chỉnh trực tiếp hoạt động logistics nói chung, các loại hình dịch vụ nói riêng mà dựa vào các quy định điều chỉnh gián tiếp thông qua các chính sách đơn lẻ. Việc kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp cũng cần được sớm xử lý và ban hành thành chính sách kịp thời. Do nguồn ngân sách bố trí cho đầu tư cho hạ tầng giao thông còn hạn chế, nên dẫn đến nhiều tuyến đường: quốc lộ, đường tỉnh, đường nối các vùng kinh tế trọng điểm, các tuyến đường vào vùng nguyên liệu, đường đô thị, đường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu du lịch chưa được đầu tư kịp thời, nên chưa đáp ứng được yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong tình hình mới. Một số tuyến đường thời gian thi công kéo dài phần nào ảnh hưởng đến công tác thu hút đầu tư và phát triển các khu công nghiệp. Quy mô một số tuyến còn nhỏ, chưa được đầu tư nâng cấp mở rộng ảnh hưởng đến khả năng kết nối, vận chuyển hàng hóa của một số khu công nghiệp như QL.48E, QL.48D, ĐT.531B, ĐT.532./.
 



NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Đánh giá thực trạng dịch vụ logistics tại Nghệ An
Ngày xuất bản: Thứ bảy - 29/01/2022 21:58
Nội dung:
1. Về cơ sở hạ tầng logistics
a. Hạ tầng giao thông đường bộ
Đối với đường bộ, các tuyến kết nối vùng kinh tế thành phố Vinh - thị xã Cửa Lò - các huyện Đông Nam của tỉnh gắn với vùng Nam Nghệ - Bắc Hà (vùng kinh tế 1) với miền Tây Nghệ An, trọng điểm là vùng Tân Kỳ - Đô Lương - Nghĩa Đàn - Thái Hòa - Quỳ Hợp (vùng kinh tế 3): đã hoàn thành 4/5 dự án. Điển hình là đường giao thông nối đường N5 - Khu kinh tế Đông Nam đến Hòa Sơn (Đô Lương), dài 28,5 km, tổng mức đầu tư 1.266 tỷ đồng. Sau khi tuyến đường này đưa vào hoạt động (năm 2016) đã trở thành trục giao thông quan trọng. Đây là tuyến đường giao thông huyết mạch, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao năng lực hàng hóa, phục vụ nhu cầu vận chuyển nguyên liệu và các sản phẩm từ các khu công nghiệp, nhà máy thuộc các huyện phía Tây tỉnh Nghệ An về các huyện đồng bằng.
Các tuyến kết nối vùng kinh tế Hoàng Mai - Quỳnh Lưu gắn với vùng Nam Thanh - Bắc Nghệ (vùng kinh tế 2) với miền Tây Nghệ An, trọng điểm vùng là vùng Tân Kỳ - Đô Lương - Nghĩa Đàn - Thái Hòa - Quỳ Hợp hoàn thành 4/5 dự án, trong đó có đường nối Quốc lộ 46 với đường ven sông Lam (thành phố Vinh) với chiều dài tuyến khoảng 8,25 km, tổng mức đầu tư 452 tỷ đồng, đã hoàn thành, đưa vào khai thác, sử dụng. Ngoài ra, hoàn thành 3 cầu vượt đường sắt, các nút giao và các cầu qua sông: Cầu Yên Xuân, cầu vượt đường sắt Bắc - Nam tại nút giao Quốc lộ 1 - Quốc lộ 48E và nút giao đường sắt Bắc - Nam với đường D4 Khu Kinh tế Đông Nam.
Hiện nay, ngành giao thông Nghệ An đang tiếp tục thi công 9 dự án, trong đó có một số tuyến đường quan trọng như: Đường giao thông nối Vinh - Cửa Lò; đường Vinh đi Hưng Tây; cầu Bến Thủy 3 bắc qua sông Lam (cầu Cửa Hội)... Đồng thời, xây dựng các tuyến đường huyện, đường khu công nghiệp, khu kinh tế kết nối với các tuyến quốc lộ, đường tỉnh với các khu công nghiệp và các cụm công nghiệp. Trong năm 2020, ngành giao thông đã bảo dưỡng được 1.761 km Quốc lộ 2 điểm đen tai nạn giao thông trên QL.15, QL.48 được xử lý và hiện nay đang tiếp tục xử lý 7 điểm đen tiềm ẩn tai nạn giao thông trên QL.7B, QL.48D, QL7C.
Ngành giao thông đã huy động được khoảng 7.538 tỷ đồng trên tổng mức đầu tư 8.625 tỷ đồng để hoàn thành 21 dự án; 09 dự án đang triển khai thi công, với tổng mức đầu tư khoảng 5.158 tỷ đồng. Hiện nay, các cơ quan liên quan đang hoàn thành các thủ tục để chuẩn bị đầu tư 11 dự án, với tổng mức đầu tư khoảng 30.715 tỷ đồng.
Trong buổi làm việc tại tỉnh Nghệ An về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 được thống nhất hỗ trợ cho Nghệ An hai dự án rất lớn mang tính liên vùng, trong đó riêng đường ven biển của Nghệ An được bố trí khoảng 3.200 tỷ. Tuyến đường ven biển qua địa bàn tỉnh Nghệ An, từ Nghi Sơn (Thanh Hóa) đến Cửa Lò (Nghệ An) có tổng chiều dài 83,5 km, quy mô đường cấp III đồng bằng; dự kiến có tổng mức đầu tư 5.172 tỷ đồng. Hiện nay, tuyến đường mới đầu tư hoàn thành đoạn từ Km0 - Km7 và đoạn từ điểm giao Quốc lộ 46 đến Tỉnh lộ 535 (Km 76 – Km 83+500). Đoạn còn lại của tuyến đường là 69 km, gồm 5 cầu lớn, 3 cầu trung và 1 cầu nhỏ, với tổng mức đầu tư dự kiến 4.651 tỷ đồng. Đây là một tín hiệu vui để kết nối hạ tầng giao thông đa phương thức, hỗ trợ hoạt động logistics được phát triển nhanh và mạnh trong thời gian tới.
b.  Hạ tầng giao thông đường sắt
Vào tháng 3/2021, UBND tỉnh Nghệ An đã làm việc với Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam để bàn về vấn đề kết nối đường sắt với các khu vực trọng điểm sản xuất, xuất nhập hàng hóa và các phương thức vận tải khác trên địa bàn tỉnh. Trong thời gian tới, hai bên sẽ sớm hoàn thiện Đề án quản lý, khai thác tải sản kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước làm chủ đầu tư để sớm trình Thủ tướng Chính phủ thông qua.

c. Hạ tầng giao thông đường biển: Ngành giao thông tiếp tục triển khai các hạng mục cảng biển theo đúng kế hoạch, cụ thể: Với Cảng Cửa Lò: Đầu tư giai đoạn 2 dự án nâng cấp luồng vào cảng Cửa Lò và kéo dài luồng thêm 2.000m về phía thượng lưu cảng hiện tại và Đầu tư xây dựng bến số 5 và 6 cảng Cửa Lò cho tàu 2÷3 vạn tấn ra vào thuận lợi.
Với Cảng biển VISSAI phục vụ tàu vận chuyển xi măng tại Nghi Thiết, Nghi Lộc, xây dựng 3 bến khu cảng nội địa cho tàu 3.000-:-10.000 DWT và 02 bến cho tầu lớn đến 70.000 DWT để xuất hàng đi quốc tế cùng hệ thống băng tải đường dẫn, đê chắn sóng;
Với cảng chuyên dụng khí và xăng dầu: Xây dựng hệ thống cầu cảng riêng biệt và kho chứa xăng dầu, tiếp nhận tàu từ 2 - 3 vạn tấn phục vụ cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa.
Với Cảng nước sâu Cửa Lò: Giai đoạn này triển khai xây dựng cảng nước sâu cho tàu 3 ÷ 5 vạn tấn và các công trình phụ trợ khác;
Ngoài ra đang xây dựng mới cảng Đông Hồi tại Hoàng Mai phục vụ khu công nghiệp Đông Hồi.
d. Hạ tầng giao thông đường thủy nội địa
Tháng 5/2020, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1367/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển giao thông đường thủy nội địa tỉnh Nghệ An đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 để phù hợp với thực tiễn quản lý. Nội dung điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cụ thể gồm bổ sung 01 bến khách thủy nội địa giai đoạn 2016 - 2020, dọc sông Giăng. Đối với các bến hàng hoá (chủ yếu là bến cát, sỏi với 39 bến), điều chỉnh 21 bến từ giai đoạn 2020 - 2030 sang giai đoạn 2016 - 2020; bổ sung 18 bến giai đoạn 2016 - 2020; xoá bỏ 14 bến trong quy hoạch tại Quyết định 5206/QĐ-UBND ngày 25/10/2016 của UBND tỉnh Nghệ An.
Quan điểm của việc điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển giao thông đường thủy nội địa tỉnh Nghệ An định hướng đến năm 2030 là phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội nhằm khai thác tốt mọi tiềm năng, thế mạnh địa phương. Việc điều chỉnh, bổ sung nhằm tận dụng tối đa điều kiện tự nhiên để phát huy tiềm năng, lợi thế về sông ngòi nhằm phát triển lĩnh vực giao thông đường thủy; đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
e. Hạ tầng giao thông đường hàng không
Để từng bước xây dựng Cảng hàng không Vinh theo quy mô cảng hàng không quốc tế đón các tàu lớn vào khai thác được phê duyệt tại Quyết định số 347/QĐ-BGTVT ngày 29/01/2015 của Bộ Giao thông vận tải, tỉnh Nghệ An cũng đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải xem xét sớm đầu tư Dự án kéo dài đường cất hạ cánh hiện hữu thêm 600m về phía Bắc với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 300 tỷ đồng. Trong thời gian tới, nếu dự án được xem xét triển khai, năng lực khai thác dịch vụ hàng không của Nghệ An sẽ được cải thiện tốt hơn.
2. Trung tâm logistics
Một tín hiệu vui cho ngành logistics của Nghệ An, tại buổi làm việc vào tháng 3/2021, Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo UBND tỉnh Nghệ An sớm nghiên cứu đầu tư trung tâm logistics, khu hậu cần sau cảng để hỗ trợ luân chuyển hàng hóa đa phương thức và hoàn thiện kết nối hạ tầng với cảng biển theo quy hoạch. Đây cũng là ý kiến khuyến nghị của Bộ Công thương, Nghệ An cần sớm phối hợp với các tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình nghiên cứu lập 01 Trung tâm Logistics hạng II theo Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được phê duyệt tại Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 03 tháng 7 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ. Việc  hình thành trung tâm logistics sẽ giúp  kết nối các cảng cạn, cảng biển (Nghi Sơn, Cửa Lò, Hòn La, Vũng Áng), cảng hàng không, nhà ga, bến xe, các khu công nghiệp, các cửa khẩu phục vụ cho hoạt động giao thương xuất nhập khẩu hàng hóa giữa các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ.

Số lượng doanh nghiệp tăng tăng nhanh đã góp phần hết sức quan trọng trong việc thu hút lao động, tạo việc làm cho nền kinh tế. Theo số liệu Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam năm 2019, số lao động của doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất năm 2017 của tỉnh Nghệ An là 202.029 người, tăng 6,9% so với năm 2016. Trong đó, chiếm tỷ lệ lớn nhất là khu vực ngoài nhà nước 161.280 người, chiếm 79,83%. Bình quân giai đoạn 2016 - 2017 tăng 19,1% so với bình quân giai đoạn 2011 - 2015.
Chất lượng lao động ngày càng tăng, lao động qua đào tạo năm 2019 đạt 63%, trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt 58,1%. Năm 2019, tổng thu từ khối doanh nghiệp ước đạt  7.435 tỷ đồng, chiếm tỉ lệ 48% tổng thu ngân sách trên địa bàn, trong đó thu nội địa chiếm tỉ trọng 37%, thuế xuất nhập khẩu chiếm 11%. Xét cơ cấu khoản thu, khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước đóng góp lớn nhất, chiếm tỷ lệ 82% trong tổng thu của khối doanh nghiệp. Kim ngạch xuất khẩu khu vực doanh nghiệp Nghệ An đạt thấp. Năm 2019 có khoảng 240 doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 795 triệu USD, chỉ chiếm khoảng 3,3% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.
a. Về thị trường cho dịch vụ logistics
Căn cứ Kết quả khảo sát 184 nhà quản lý và 295 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An mà nhóm nghiên cứu tiến hành, các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp dịch vụ còn nhiều bất cập. Chỉ có 32% ý kiến từ phía nhà quản lý và 30% ý kiến từ doanh nghiệp cho rằng, các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics đang thực hiện tốt chức năng. Điều đó cho thấy, 68% cho rằng, chất lượng cung ứng dịch vụ cần cải thiện.
Các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ tại Nghệ An, việc sử dụng dịch vụ thuê ngoài còn rất thấp, chủ yếu đến từ việc “tự phục vụ”; các loại hình chủ yếu là 2L, chớm 3L.
Trong thời gian tới, để nâng cao nội lực trên mọi phương diện để góp phần cải thiện hình ảnh, là một trong địa bàn sở hữu các doanh nghiệp thực hiện việc cung ứng dịch vụ tốt nhất như Hà Nội, Hải Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh, cần đặt ra vấn đề nên cải thiện tại khâu nào.
b. Về nguồn nhân lực logistics
Nghệ An có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nguồn nhân lực cho dịch vụ logistics, như: Lực lượng lao động Nghệ An đang ở trong thời kỳ “dân số vàng”, đây là lợi thế về nguồn lao động dồi dào để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Cơ cấu phân theo nhóm tuổi trẻ, thuận lợi để có thể nâng cao trình độ chuyên môn kĩ thuật của lao động. Lao động có thể dễ dàng đón nhận những tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất. Sự chuyển dịch đúng hướng, phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đó là sự giảm tỉ trọng của lao động nông, lâm, ngư nghiệp và tăng tỉ trọng của lao động công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Trong những năm qua, trình độ học vấn của lao động đã được nâng lên rõ rệt. Đây cũng là một yếu tố thuận lợi cho việc tiếp thu những tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất của lao động một cách dễ dàng.
Ngoài ra, hệ thống mạng lưới đào tạo với 31/65 cơ sở đào tạo và có đào tạo lao động kỹ thuật, gồm 6 trường đại học, 11 trường cao đẳng, 14 trường trung cấp đảm bảo được mạng lưới đào tạo đa dạng cho các hoạt động logistics;
Nhân lực trong khối ngành dịch vụ vào khoảng 359,3 nghìn người với từng nhóm như ngành bán buôn bán lẻ 228,4 nghìn người, vận tải kho bãi 58,6 nghìn người, thông tin và truyền thông 5.4 nghìn người, đã đáp ứng được số lượng nhất định cho các khu công nghiệp, khu chế xuất và lực lượng hoạt động trong các ngành dịch vụ logistics;
Lao động cho các khu công nghiệp và khu kinh tế với 16,232 lao động làm việc tại khu kinh tế Đông Nam và các khu công nghiệp Nghệ An, giai đoạn 2011-2020. Đến tháng 12/2020, khu kinh tế Đông Nam tạo việc làm cho gần 24 nghìn lao động việc làm.
c. Về ứng dụng công nghệ thông tin và khoa học công nghệ trong logistics
UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành nhiều văn bản chính sách quan trọng thể hiện quyết tâm chính trị trong việc ban hành các chủ trương, chính sách ứng dụng công nghệ thông tin, triển khai dịch vụ hành chính công. Ban hành các đề án như Đề án Phát triển Nghệ An thành trung tâm CNTT của vùng Bắc Trung bộ; (ii) Đề án “Xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Nghệ An"; Đề án Chính phủ số; Trung tâm dịch vụ hành chính công.Ứng dụng thương mại điện tử để hỗ trợ hoạt động kinh tế số phát triển.
Tuy nhiên, hiện nay Nghệ An còn có một số tồn tại hạn chế cần được khắc phục ớm như: chưa chủ động ban hành cơ chế chính sách đồng bộ, điều chỉnh trực tiếp hoạt động logistics nói chung, các loại hình dịch vụ nói riêng mà dựa vào các quy định điều chỉnh gián tiếp thông qua các chính sách đơn lẻ. Việc kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp cũng cần được sớm xử lý và ban hành thành chính sách kịp thời. Do nguồn ngân sách bố trí cho đầu tư cho hạ tầng giao thông còn hạn chế, nên dẫn đến nhiều tuyến đường: quốc lộ, đường tỉnh, đường nối các vùng kinh tế trọng điểm, các tuyến đường vào vùng nguyên liệu, đường đô thị, đường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu du lịch chưa được đầu tư kịp thời, nên chưa đáp ứng được yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong tình hình mới. Một số tuyến đường thời gian thi công kéo dài phần nào ảnh hưởng đến công tác thu hút đầu tư và phát triển các khu công nghiệp. Quy mô một số tuyến còn nhỏ, chưa được đầu tư nâng cấp mở rộng ảnh hưởng đến khả năng kết nối, vận chuyển hàng hóa của một số khu công nghiệp như QL.48E, QL.48D, ĐT.531B, ĐT.532./.
 



Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây