HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Tiêu chuẩn mới với viên chức ngành khoa học và công nghệ
Nội dung:
Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư số 14/2022/TT-BKHCN ngày 11/10/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 24/2014/TTLT-HKHCN-BNV ngày 1/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Thông tư số 01/2020/TT-BKHCN ngày 20/01/2020 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
Thông tư 14/2022/TT-BKHCN sửa đổi tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của nghiên cứu viên từng hạng. Theo đó, nghiên cứu viên cao cấp (hạng I) phải có trình độ tiến sĩ phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu; Có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghiên cứu khoa học.
Đối với nghiên cứu viên chính (hạng II), phải có trình độ thạc sĩ trở lên phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu; Có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu viên (hạng III) có trình độ đại học trở lên phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu; có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghiên cứu khoa học. Còn với trợ lý nghiên cứu (hạng IV) phải đáp ứng điều kiện là có trình độ trung cấp trở lên phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu; có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghiên cứu khoa học.
Như vậy, so với Thông tư liên tịch 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV, quy định mới đã bỏ các tiêu chuẩn về trình độ ngoại ngữ theo các bậc, trình độ tin học. Thay vào đó, Thông tư này chỉ yêu cầu viên chức có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Thời gian giữ các chức danh nghiên cứu viên để thăng hạng
Cũng theo Thông tư 14/2022/TT-BKHCN, viên chức thăng hạng từ nghiên cứu viên chính (hạng II) lên nghiên cứu viên cao cấp (hạng I) phải có thời gian giữ chức danh nghiên cứu viên chính (hạng II) hoặc tương đương tối thiểu đủ 6 năm. Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 1 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghiên cứu viên chính (hạng II) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
Viên chức thăng hạng từ nghiên cứu viên (hạng III) lên nghiên cứu viên chính (hạng II) phải có thời gian giữ chức danh nghiên cứu viên (hạng III) hoặc tương đương tối thiểu đủ 9 năm. Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 1 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghiên cứu viên (hạng III) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
Viên chức thăng hạng từ trợ lý nghiên cứu (hạng IV) lên nghiên cứu viên (hạng III) phải có thời gian giữ chức danh trợ lý nghiên cứu (hạng IV) hoặc tương đương tối thiểu đủ 3 năm. Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 1 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh trợ lý nghiên cứu (hạng IV) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
Quy định chuyển tiếp:
Viên chức đã được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ tại các đơn vị sự nghiệp công lập trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành được xác định là đã đáp ứng quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ quy định tại Thông tư này;
Viên chức có chứng chỉ hoàn thành chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của các hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ trước ngày 30 tháng 6 năm 2022 theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được xác định là đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ, được sử dụng khi tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp và không phải học chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ quy định tại Thông tư này.
Thông tư quy định rõ: Các cơ quan, tổ chức đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án, kế hoạch tuyển dụng viên chức (thi tuyển, xét tuyển, tiếp nhận vào viên chức), thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục thực hiện theo đề án, kế hoạch đã được phê duyệt và các quy định tại Thông tư liên tịch số 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV và Thông tư số 01/2020/TT-BKHCN .
Thông tư 14/2022/TT-BKHCN để quy định về việc này sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 12/12/2022.
Minh Anh



NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Tiêu chuẩn mới với viên chức ngành khoa học và công nghệ
Ngày xuất bản: Thứ hai - 21/11/2022 20:48
Nội dung:
Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư số 14/2022/TT-BKHCN ngày 11/10/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 24/2014/TTLT-HKHCN-BNV ngày 1/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Thông tư số 01/2020/TT-BKHCN ngày 20/01/2020 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
Thông tư 14/2022/TT-BKHCN sửa đổi tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của nghiên cứu viên từng hạng. Theo đó, nghiên cứu viên cao cấp (hạng I) phải có trình độ tiến sĩ phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu; Có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghiên cứu khoa học.
Đối với nghiên cứu viên chính (hạng II), phải có trình độ thạc sĩ trở lên phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu; Có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu viên (hạng III) có trình độ đại học trở lên phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu; có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghiên cứu khoa học. Còn với trợ lý nghiên cứu (hạng IV) phải đáp ứng điều kiện là có trình độ trung cấp trở lên phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu; có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghiên cứu khoa học.
Như vậy, so với Thông tư liên tịch 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV, quy định mới đã bỏ các tiêu chuẩn về trình độ ngoại ngữ theo các bậc, trình độ tin học. Thay vào đó, Thông tư này chỉ yêu cầu viên chức có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Thời gian giữ các chức danh nghiên cứu viên để thăng hạng
Cũng theo Thông tư 14/2022/TT-BKHCN, viên chức thăng hạng từ nghiên cứu viên chính (hạng II) lên nghiên cứu viên cao cấp (hạng I) phải có thời gian giữ chức danh nghiên cứu viên chính (hạng II) hoặc tương đương tối thiểu đủ 6 năm. Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 1 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghiên cứu viên chính (hạng II) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
Viên chức thăng hạng từ nghiên cứu viên (hạng III) lên nghiên cứu viên chính (hạng II) phải có thời gian giữ chức danh nghiên cứu viên (hạng III) hoặc tương đương tối thiểu đủ 9 năm. Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 1 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghiên cứu viên (hạng III) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
Viên chức thăng hạng từ trợ lý nghiên cứu (hạng IV) lên nghiên cứu viên (hạng III) phải có thời gian giữ chức danh trợ lý nghiên cứu (hạng IV) hoặc tương đương tối thiểu đủ 3 năm. Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 1 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh trợ lý nghiên cứu (hạng IV) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
Quy định chuyển tiếp:
Viên chức đã được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ tại các đơn vị sự nghiệp công lập trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành được xác định là đã đáp ứng quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ quy định tại Thông tư này;
Viên chức có chứng chỉ hoàn thành chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của các hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ trước ngày 30 tháng 6 năm 2022 theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được xác định là đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ, được sử dụng khi tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp và không phải học chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ quy định tại Thông tư này.
Thông tư quy định rõ: Các cơ quan, tổ chức đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án, kế hoạch tuyển dụng viên chức (thi tuyển, xét tuyển, tiếp nhận vào viên chức), thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục thực hiện theo đề án, kế hoạch đã được phê duyệt và các quy định tại Thông tư liên tịch số 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV và Thông tư số 01/2020/TT-BKHCN .
Thông tư 14/2022/TT-BKHCN để quy định về việc này sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 12/12/2022.
Minh Anh



Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây