HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Các hoạt động nghiên cứu và ứng dụng KH&CN giúp Quế Phong phát triển KT-XH
Nội dung:
Quế Phong là huyện vùng cao, biên giới nằm về phía Tây Bắc tỉnh Nghệ An, là một trong 62 huyện nghèo nhất cả nước. Những năm qua, được sự quan tâm của UBND tỉnh, Sở KH&CN, lãnh đạo của Huyện uỷ, UBND huyện cùng sự quan tâm của các phòng ban, ngành liên quan, đã tạo điều kiện thuận lợi cho huyện trong công tác quản lý và hoạt động KH&CN. Huyện tập trung chỉ đạo thực hiện Chương trình hành động số 10-CTHĐ/HU của Huyện ủy thực hiện Nghị Quyết 06-NQ/TU ngày 14/12/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An;
Các đề án của UBND huyện ban hành tiếp tục được thực hiện thuận lợi, như: Đề án KH&CN phục vụ phát triển KT-XH huyện Quế Phong, giai đoạn 2016 - 2020; Đề án về sản xuất một số nông sản hàng hóa trên địa bàn huyện Quế Phong giai đoạn 2016 - 2020 và Đề án về phát triển cây dược liệu... trong đó tập trung phát triển các sản phẩm đặc trưng của huyện có thế mạnh thành hàng hóa. Trong giai đoạn 2016-2020, các hoạt động về nghiên cứu, ứng dụng KH&CN trên địa bàn huyện được triển khai với nhiều cấp độ về quy mô gồm mô hình, dự án, đề án trên nhiều lĩnh vực khác nhau như nông nghiệp; công nghiệp; bảo tồn; nghiên cứu phát triển quỹ gen; du lịch, văn hóa... với tổng kinh phí thực hiện là 30.923,554 triệu đồng, vốn đối ứng của các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện mô hình, dự án là 8.146,5 triệu đồng. Về lĩnh vực nông nghiệp, đã có 08 mô hình, 05 dự án đã triển khai trên địa bàn huyện với số kinh phí thực hiện là 21.435,33 triệu đồng; trong đó, kinh phí được bố trí từ ngân sách là 14.224,83 triệu đồng; kinh phí đối ứng của tổ chức, cá nhân tham gia mô hình, dự án là 7.210,5 triệu đồng. Về sở hữu trí tuệ, triển khai 02 dự án với số kinh phí thực hiện là 3.203,224 triệu đồng; trong đó vốn ngân sách nhà nước là 2.267,224 triệu đồng; vốn đối ứng của doanh nghiệp là 936 triệu đồng. Về lĩnh vực nghiên cứu khoa học, triển khai  18 mô hình, đề tài, dự án do Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt chủ trì thực hiện với kinh phí được bố trí từ ngân sách tỉnh là 5.640 triệu đồng.
Trong lĩnh vực công nghiệp, triển khai 03 mô hình, kinh phí hỗ trợ 645 triệu đồng, 01 dự án về phát triển bảo tồn, văn hóa có nguồn vốn từ ngân sách KH&CN đã được triển khai trên địa bàn huyện là dự án du lịch cộng đồng miền Tây Nghệ An. Lĩnh vực nghiên cứu, sáng tạo KHKT trong lĩnh vực giáo dục đã có 6 sáng tạo về KHKT trong lĩnh vực giáo dục của giáo viên, học sinh trên địa bàn huyện đạt giải cấp tỉnh.
Một số sản phẩm hàng hóa có chất lượng tốt, khối lượng lớn và thương hiệu mạnh từ KH&CN đã được triển khai và đạt kết quả tốt trên địa bàn huyện trong thời gian qua như trà hoa vàng, gạo Japonica, chanh leo, rượu mútừn, cá thương phẩm nuôi lồng trên các lòng hồ thủy điện, thủy lợi và một số sản phẩm về dược liệu, cây, con bản địa có giá trị kinh tế như trà hoa vàng Quế Phong, lúa Japonica J02, Chanh leo Quế Phong, sản phẩm rượu Mútừn, Sản phẩm cá được nuôi bằng lồng trên các lòng hồ thủy điện, thủy lợi, nuôi trai lấy ngọc trên lòng hồ Hủa Na và các sản phẩm từ dược liệu, cây, con đặc sản trên địa bàn huyện là một số sản phẩm về dược liệu như Đẳng sâm, quế Quỳ, mắc khén, dưa rẫy, vịt bầu Quang - Cắm, lợn đen bản địa (lợn nít) đã và đang dành được nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. Đã có sự tác động của KH&CN đối với sản phẩm này, cây đẳng sâm đã được tỉnh cấp kinh phí để thực hiện 02 mô hình; cây quế Quỳ đang được nghiên cứu, thử nghiệm bởi Dự án:“Nghiên cứu chọn giống Quế có năng suất vỏ, hàm lượng và chất lượng tinh dầu cao phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu cho vùng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ” do Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt chủ trì thực hiện. Hiện nay dự án đang trong giai đoạn chăm sóc, theo dõi sinh trưởng cây Quế (cây Quế đã trồng được 02 năm); cây mắc khén đang được tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện Dự án: Ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình nhân giống và trồng cây Mắc Khén (Zanthoxylum rhetsa (Roxb) DC) trên địa bàn huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An.

Chanh leo - Một trong những loại cây chủ lực trên địa bàn huyện
Về tình hình và ứng dụng công nghệ cao tại địa phương: Đã được một số doanh nghiệp đầu tư, xây dựng các cơ sở nghiên cứu, sản xuất áp dụng các tiến bộ về KH&CN như: Công ty TNHH Lâm sản Khánh Tâm chế biến lùng với các sản phẩm đã sản xuất và đưa ra thị trường: que xiên nướng, than không khói… công suất 14.300 tấn sản phẩm/năm; trang thiết bị máy móc được đầu tư hiện đại (chủ yếu nhập khẩu từ Nhật Bản); tổng vốn đầu tư 300 tỷ VNĐ. Công ty cổ phần công nghệ xanh Kim Sơn chế biến sản phẩm trà hoa vàng bằng công nghệ sấy lạnh, công suất 50 kg/giờ. Sản phẩm được đánh giá là đạt chất lượng tốt, được thị trường đón nhận. Sản phẩm gạo Japonica của Công ty TNHH MTV Lê Thắng với công nghệ chế biến tiên tiến, công suất 200 tấn sản phẩm/năm đã giải quyết được đầu ra cho vùng trồng lúa Japonica của người dân. Viện giống cây trồng công nghệ cao tại xã Tri Lễ do Công ty cổ phần Nafoods đầu tư xây dựng với quy mô 06ha. Với trang thiết bị, công nghệ hiện đại, đội ngũ kỹ sư, công nhân được đào tạo bài bản, có tay nghề cao đã tạo ra được nhiều loại giống cây trồng chất lượng. Hiện nay các giống chanh leo: Đài Nông 1, Hương Thơm, Quế Phong 1 do Viện sản xuất đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận; hàng năm cung cấp khoảng 2 triệu cây giống cho các vùng trồng chanh leo trên cả nước.

Chuỗi giá trị sản xuất lúa Japonica J02 mang lại hiệu quả cao
Công tác nghiên cứu chương trình về điều tra đánh giá, bảo tồn và khai thác quỹ gen trên địa bàn chủ yếu do Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt phối hợp với các viện, trường thực hiện bằng nguồn kinh phí nhà nước bố trí nhằm đánh giá sự đa dạng sinh học đa phần các đề tài được thực hiện đều có kết quả phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, phục vụ trong công tác bảo tồn, khai thác quỹ gen đối với khu vực giữ trự sinh quyển miền Tây Nghệ An.
Hoạt động KH&CN trên địa bàn huyện đã từng bước tác động trong nhiều lĩnh vực từ nghiên cứu đến ứng dụng trong cuộc sống. Hoạt động KH&CN trên địa bàn huyện giai đoạn 2016-2020 có nhiều chuyển biến tích cực, đạt được một số kết quả. Công tác quản lý nhà nước về KH&CN trên địa bàn huyện đã được thực hiện thường xuyên, liên tục với các nội dung cụ thể về tuyên truyền, ban hành các văn bản phục vụ quản lý nhà nước về KH&CN; cụ thể hóa các Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận của Trung ương, cấp tỉnh bằng các chương trình hành động, kế hoạch cụ thể. Ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất, đời sống thường xuyên được các cấp ủy, chính quyền quan tâm thực hiện với 11 mô hình, 05 dự án có nguồn vốn KH&CN được đầu tư, triển khai trên địa bàn; 22 mô hình, dự án có tính chất ứng dụng KH&CN. Hoạt động thông tin và truyền thông về KH&CN cũng thường xuyên được quan tâm để đưa thông tin về KH&CN trên địa bàn huyện Quế Phong đến với các tổ chức, cá nhân quan tâm. Hoạt động về Sở hữu trí tuệ đã có những thành quả nhất định với 03 sản phẩm đã và đang được xem xét cấp văn bằng bảo hộ cho sản phẩm, gồm Chanh leo, trà hoa vàng, gạo.
Công tác ứng dụng tiến bộ KH&CN cũng được các doanh nghiệp trên địa bàn đầu tư, áp dụng trong nghiên cứu, sản xuất như: chế biến lùng, trà hoa vàng, gạo Japonica, nghiên cứu tạo giống cây chanh leo, bảo quản và chế biến chanh leo quả...
Nhìn chung, các mô hình, dự án ứng dụng tiến bộ KH&CN được triển khai trên địa bàn huyện đã giúp người dân chuyển đổi nhận thức, coi tiến bộ KH&CN là nguồn lực thiết thực giúp nông dân xoá đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới gắn với cơ chế thị trường. Nhiều mô hình, dự án nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ KH&CN phục vụ sản xuất và đời sống được đưa vào ứng dụng có hiệu quả như: Các nghiên cứu về đa dạng sinh học; khu hệ chim, thú, bò sát, lưỡng cư tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt; Ứng dụng nuôi cá lồng bằng lồng nhựa HDPE trên các lòng hồ thủy điện; trồng và sản xuất rau trở thành hàng hóa do Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện hướng dẫn về kỹ thuật. Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, lựa chọn các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp điều kiện tự nhiên, địa chất từng vùng, quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi đã đem lại năng suất và đạt hiệu quả về KT-XH, tăng thu nhập và đảm bảo cho đời sống người dân.
Lê Phương

 



NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Các hoạt động nghiên cứu và ứng dụng KH&CN giúp Quế Phong phát triển KT-XH
Ngày xuất bản: Thứ sáu - 03/09/2021 06:34
Nội dung:
Quế Phong là huyện vùng cao, biên giới nằm về phía Tây Bắc tỉnh Nghệ An, là một trong 62 huyện nghèo nhất cả nước. Những năm qua, được sự quan tâm của UBND tỉnh, Sở KH&CN, lãnh đạo của Huyện uỷ, UBND huyện cùng sự quan tâm của các phòng ban, ngành liên quan, đã tạo điều kiện thuận lợi cho huyện trong công tác quản lý và hoạt động KH&CN. Huyện tập trung chỉ đạo thực hiện Chương trình hành động số 10-CTHĐ/HU của Huyện ủy thực hiện Nghị Quyết 06-NQ/TU ngày 14/12/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An;
Các đề án của UBND huyện ban hành tiếp tục được thực hiện thuận lợi, như: Đề án KH&CN phục vụ phát triển KT-XH huyện Quế Phong, giai đoạn 2016 - 2020; Đề án về sản xuất một số nông sản hàng hóa trên địa bàn huyện Quế Phong giai đoạn 2016 - 2020 và Đề án về phát triển cây dược liệu... trong đó tập trung phát triển các sản phẩm đặc trưng của huyện có thế mạnh thành hàng hóa. Trong giai đoạn 2016-2020, các hoạt động về nghiên cứu, ứng dụng KH&CN trên địa bàn huyện được triển khai với nhiều cấp độ về quy mô gồm mô hình, dự án, đề án trên nhiều lĩnh vực khác nhau như nông nghiệp; công nghiệp; bảo tồn; nghiên cứu phát triển quỹ gen; du lịch, văn hóa... với tổng kinh phí thực hiện là 30.923,554 triệu đồng, vốn đối ứng của các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện mô hình, dự án là 8.146,5 triệu đồng. Về lĩnh vực nông nghiệp, đã có 08 mô hình, 05 dự án đã triển khai trên địa bàn huyện với số kinh phí thực hiện là 21.435,33 triệu đồng; trong đó, kinh phí được bố trí từ ngân sách là 14.224,83 triệu đồng; kinh phí đối ứng của tổ chức, cá nhân tham gia mô hình, dự án là 7.210,5 triệu đồng. Về sở hữu trí tuệ, triển khai 02 dự án với số kinh phí thực hiện là 3.203,224 triệu đồng; trong đó vốn ngân sách nhà nước là 2.267,224 triệu đồng; vốn đối ứng của doanh nghiệp là 936 triệu đồng. Về lĩnh vực nghiên cứu khoa học, triển khai  18 mô hình, đề tài, dự án do Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt chủ trì thực hiện với kinh phí được bố trí từ ngân sách tỉnh là 5.640 triệu đồng.
Trong lĩnh vực công nghiệp, triển khai 03 mô hình, kinh phí hỗ trợ 645 triệu đồng, 01 dự án về phát triển bảo tồn, văn hóa có nguồn vốn từ ngân sách KH&CN đã được triển khai trên địa bàn huyện là dự án du lịch cộng đồng miền Tây Nghệ An. Lĩnh vực nghiên cứu, sáng tạo KHKT trong lĩnh vực giáo dục đã có 6 sáng tạo về KHKT trong lĩnh vực giáo dục của giáo viên, học sinh trên địa bàn huyện đạt giải cấp tỉnh.
Một số sản phẩm hàng hóa có chất lượng tốt, khối lượng lớn và thương hiệu mạnh từ KH&CN đã được triển khai và đạt kết quả tốt trên địa bàn huyện trong thời gian qua như trà hoa vàng, gạo Japonica, chanh leo, rượu mútừn, cá thương phẩm nuôi lồng trên các lòng hồ thủy điện, thủy lợi và một số sản phẩm về dược liệu, cây, con bản địa có giá trị kinh tế như trà hoa vàng Quế Phong, lúa Japonica J02, Chanh leo Quế Phong, sản phẩm rượu Mútừn, Sản phẩm cá được nuôi bằng lồng trên các lòng hồ thủy điện, thủy lợi, nuôi trai lấy ngọc trên lòng hồ Hủa Na và các sản phẩm từ dược liệu, cây, con đặc sản trên địa bàn huyện là một số sản phẩm về dược liệu như Đẳng sâm, quế Quỳ, mắc khén, dưa rẫy, vịt bầu Quang - Cắm, lợn đen bản địa (lợn nít) đã và đang dành được nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. Đã có sự tác động của KH&CN đối với sản phẩm này, cây đẳng sâm đã được tỉnh cấp kinh phí để thực hiện 02 mô hình; cây quế Quỳ đang được nghiên cứu, thử nghiệm bởi Dự án:“Nghiên cứu chọn giống Quế có năng suất vỏ, hàm lượng và chất lượng tinh dầu cao phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu cho vùng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ” do Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt chủ trì thực hiện. Hiện nay dự án đang trong giai đoạn chăm sóc, theo dõi sinh trưởng cây Quế (cây Quế đã trồng được 02 năm); cây mắc khén đang được tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện Dự án: Ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình nhân giống và trồng cây Mắc Khén (Zanthoxylum rhetsa (Roxb) DC) trên địa bàn huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An.

Chanh leo - Một trong những loại cây chủ lực trên địa bàn huyện
Về tình hình và ứng dụng công nghệ cao tại địa phương: Đã được một số doanh nghiệp đầu tư, xây dựng các cơ sở nghiên cứu, sản xuất áp dụng các tiến bộ về KH&CN như: Công ty TNHH Lâm sản Khánh Tâm chế biến lùng với các sản phẩm đã sản xuất và đưa ra thị trường: que xiên nướng, than không khói… công suất 14.300 tấn sản phẩm/năm; trang thiết bị máy móc được đầu tư hiện đại (chủ yếu nhập khẩu từ Nhật Bản); tổng vốn đầu tư 300 tỷ VNĐ. Công ty cổ phần công nghệ xanh Kim Sơn chế biến sản phẩm trà hoa vàng bằng công nghệ sấy lạnh, công suất 50 kg/giờ. Sản phẩm được đánh giá là đạt chất lượng tốt, được thị trường đón nhận. Sản phẩm gạo Japonica của Công ty TNHH MTV Lê Thắng với công nghệ chế biến tiên tiến, công suất 200 tấn sản phẩm/năm đã giải quyết được đầu ra cho vùng trồng lúa Japonica của người dân. Viện giống cây trồng công nghệ cao tại xã Tri Lễ do Công ty cổ phần Nafoods đầu tư xây dựng với quy mô 06ha. Với trang thiết bị, công nghệ hiện đại, đội ngũ kỹ sư, công nhân được đào tạo bài bản, có tay nghề cao đã tạo ra được nhiều loại giống cây trồng chất lượng. Hiện nay các giống chanh leo: Đài Nông 1, Hương Thơm, Quế Phong 1 do Viện sản xuất đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận; hàng năm cung cấp khoảng 2 triệu cây giống cho các vùng trồng chanh leo trên cả nước.

Chuỗi giá trị sản xuất lúa Japonica J02 mang lại hiệu quả cao
Công tác nghiên cứu chương trình về điều tra đánh giá, bảo tồn và khai thác quỹ gen trên địa bàn chủ yếu do Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt phối hợp với các viện, trường thực hiện bằng nguồn kinh phí nhà nước bố trí nhằm đánh giá sự đa dạng sinh học đa phần các đề tài được thực hiện đều có kết quả phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, phục vụ trong công tác bảo tồn, khai thác quỹ gen đối với khu vực giữ trự sinh quyển miền Tây Nghệ An.
Hoạt động KH&CN trên địa bàn huyện đã từng bước tác động trong nhiều lĩnh vực từ nghiên cứu đến ứng dụng trong cuộc sống. Hoạt động KH&CN trên địa bàn huyện giai đoạn 2016-2020 có nhiều chuyển biến tích cực, đạt được một số kết quả. Công tác quản lý nhà nước về KH&CN trên địa bàn huyện đã được thực hiện thường xuyên, liên tục với các nội dung cụ thể về tuyên truyền, ban hành các văn bản phục vụ quản lý nhà nước về KH&CN; cụ thể hóa các Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận của Trung ương, cấp tỉnh bằng các chương trình hành động, kế hoạch cụ thể. Ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất, đời sống thường xuyên được các cấp ủy, chính quyền quan tâm thực hiện với 11 mô hình, 05 dự án có nguồn vốn KH&CN được đầu tư, triển khai trên địa bàn; 22 mô hình, dự án có tính chất ứng dụng KH&CN. Hoạt động thông tin và truyền thông về KH&CN cũng thường xuyên được quan tâm để đưa thông tin về KH&CN trên địa bàn huyện Quế Phong đến với các tổ chức, cá nhân quan tâm. Hoạt động về Sở hữu trí tuệ đã có những thành quả nhất định với 03 sản phẩm đã và đang được xem xét cấp văn bằng bảo hộ cho sản phẩm, gồm Chanh leo, trà hoa vàng, gạo.
Công tác ứng dụng tiến bộ KH&CN cũng được các doanh nghiệp trên địa bàn đầu tư, áp dụng trong nghiên cứu, sản xuất như: chế biến lùng, trà hoa vàng, gạo Japonica, nghiên cứu tạo giống cây chanh leo, bảo quản và chế biến chanh leo quả...
Nhìn chung, các mô hình, dự án ứng dụng tiến bộ KH&CN được triển khai trên địa bàn huyện đã giúp người dân chuyển đổi nhận thức, coi tiến bộ KH&CN là nguồn lực thiết thực giúp nông dân xoá đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới gắn với cơ chế thị trường. Nhiều mô hình, dự án nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ KH&CN phục vụ sản xuất và đời sống được đưa vào ứng dụng có hiệu quả như: Các nghiên cứu về đa dạng sinh học; khu hệ chim, thú, bò sát, lưỡng cư tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt; Ứng dụng nuôi cá lồng bằng lồng nhựa HDPE trên các lòng hồ thủy điện; trồng và sản xuất rau trở thành hàng hóa do Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện hướng dẫn về kỹ thuật. Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, lựa chọn các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp điều kiện tự nhiên, địa chất từng vùng, quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi đã đem lại năng suất và đạt hiệu quả về KT-XH, tăng thu nhập và đảm bảo cho đời sống người dân.
Lê Phương

 



Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây