HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Nhiều nhiệm vụ nghiên cứu khoa học xã hội vượt mục tiêu
Nội dung:

Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia KX.01 đã hoàn thành 52 nhiệm vụ trong đó đào tạo nhân lực tiến sĩ, thạc sĩ và công bố quốc tế... vượt mục tiêu.

Thông tin được công bố tại buổi tổng kết chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia "Nghiên cứu những vấn đề trọng yếu về khoa học xã hội và nhân văn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội" (KX-01) chiều 19/10.

Theo PGS. TS Trần Đỗ Đạt, Phó Giám đốc phụ trách Văn phòng các chương trình trọng điểm cấp Nhà nước, chương trình KX.01 đã triển khai 52 nhiệm vụ, với sự tham gia 33 tổ chức và gần 1.000 nhà khoa học, cán bộ nghiên cứu trên cả nước. Trong số này có 15 nhiệm vụ đạt kết quả xuất sắc, nhiều kết quả nghiên cứu được chắt lọc, tổng hợp chuyển tới tổ xây dựng văn kiện Đại hội Đảng, Chính phủ, Quốc hội. Nhiều kết quả được ứng dụng trong hoạch định, thực thi chính sách.

Chương trình KX.01 được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt thực hiện từ năm 2016 đến 2020, tập trung nghiên cứu các lĩnh vực kinh tế, xã hội và văn hóa, con người...

Nội dung chương trình tập trung đánh giá toàn diện về kết quả, hạn chế, nguyên nhân của quá trình đổi mới kinh tế, xã hội, văn hóa trong 30 năm qua, đặc biệt trong 10 năm gần đây. Các nghiên cứu cũng nhận diện các rào cản về thể chế, chính sách, quản lý từ đó đề xuất các phương thức vượt qua để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Chương trình cũng nghiên cứu đề xuất các thiết chế, mô hình chính sách gắn khoa học- công nghệ gắn với sản xuất kinh doanh. Nhiều đề tài tập trung nghiên cứu ảnh hưởng các biến động trong khu vực và quốc tế đối với phát triển của Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng đánh giá cao chương trình với nhiều kết quả nghiên cứu được sử dụng trong xây dựng và hoàn thiện văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Thông qua các nhiệm vụ đã có 100 tiến sĩ, 150 thạc sĩ được đào tạo, góp phần xây dựng nhân lực trình độ cao cho lĩnh vực.

Trong giai đoạn tới chương trình được tái cấu trúc, Thứ trưởng Tùng mong muốn có tiêu chí đánh giá tác động hiệu quả kinh tế, xã hội từ kết quả các nghiên cứu mang lại. Ông cho rằng, cần xây dựng bộ tiêu chí đánh giá dựa trên cơ sở khoa học và lượng hóa được hiệu quả.

 
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng phát biểu tại hội nghị.

Thứ trưởng Trần Văn Tùng phát biểu tại hội nghị. Ảnh: V. Nguyên

GS. TS Trần Thọ Đạt, Chủ nhiệm Chương trình cho biết, chương trình KX.01 đã bám sát 4 nội dung nghiên cứu, cung cấp luận cứ khoa học về vấn đề trọng yếu thuộc lĩnh vực hoa học xã hội nhân văn, đề xuất chính sách và giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức, quản lý, đồng thời xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác hoạch định, thực thi chính sách vì mục tiêu phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam. Toàn bộ kết quả nghiên cứu trong Chương trình đã và đang được chuyển giao cho các ban, bộ, ngành Trung ương phục vụ công tác quản lý, hoạch định chính sách. Một số kết quả được chuyển giao cho doanh nghiệp và địa phương ứng dụng vào thực tế.

100% đề tài thuộc chương trình tạo ra các sản phẩm khoa học đặc thù, trong đó có bản đồ, các mô hình chuỗi sản phẩm du lịch nông nghiệp vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, làm tài liệu cho các cơ quan quản lý du lịch trên địa bàn.

Viện đổi mới Sáng tạo được hình thành từ đề tài KX.01.17, đặt tại Trường Đại học Kinh tế TP HCM đã triển khai các hoạt động thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong giới trẻ trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, IoT, thương mại điện tử, giáo dục STEM, sản xuất thương mại, Fintech, quảng cáo trực tuyến, du lịch...

 
GS. TS. Trần Thọ Đạt.

GS. TS Trần Thọ Đạt báo cáo kết quả chương trình. Ảnh: HH

Ông Lê Quang Thành, Vụ trưởng Vụ xã hội Nhân văn và Tự nhiên (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết, giai đoạn 2021-2025 chương trình được tái cấu trúc theo các lĩnh vực chuyên sâu giải quyết vấn đề trong 10 năm (chuyển đổi mô hình kinh tế, nghiên cứu hoàn thiện thể chế, nhận diện phát huy giá trị nguồn lực nhân văn, nghiên cứu vấn đề quốc tế). Một số định hướng nghiên cứu tích hợp các chương trình do bộ, ngành quản lý, các chương trình nghiên cứu theo vùng vào chương trình lớn về khoa học xã hội - nhân văn.

Chương trình cũng tập trung nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phục vụ hoạch định và thực thi các chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, con người đồng thời cung cấp những mô hình ứng dụng cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp dưới tác động của cách mạng công nghiệp 4.0.

Như Quỳnh




NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Nhiều nhiệm vụ nghiên cứu khoa học xã hội vượt mục tiêu
Ngày xuất bản: Thứ hai - 25/10/2021 22:34
Nội dung:

Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia KX.01 đã hoàn thành 52 nhiệm vụ trong đó đào tạo nhân lực tiến sĩ, thạc sĩ và công bố quốc tế... vượt mục tiêu.

Thông tin được công bố tại buổi tổng kết chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia "Nghiên cứu những vấn đề trọng yếu về khoa học xã hội và nhân văn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội" (KX-01) chiều 19/10.

Theo PGS. TS Trần Đỗ Đạt, Phó Giám đốc phụ trách Văn phòng các chương trình trọng điểm cấp Nhà nước, chương trình KX.01 đã triển khai 52 nhiệm vụ, với sự tham gia 33 tổ chức và gần 1.000 nhà khoa học, cán bộ nghiên cứu trên cả nước. Trong số này có 15 nhiệm vụ đạt kết quả xuất sắc, nhiều kết quả nghiên cứu được chắt lọc, tổng hợp chuyển tới tổ xây dựng văn kiện Đại hội Đảng, Chính phủ, Quốc hội. Nhiều kết quả được ứng dụng trong hoạch định, thực thi chính sách.

Chương trình KX.01 được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt thực hiện từ năm 2016 đến 2020, tập trung nghiên cứu các lĩnh vực kinh tế, xã hội và văn hóa, con người...

Nội dung chương trình tập trung đánh giá toàn diện về kết quả, hạn chế, nguyên nhân của quá trình đổi mới kinh tế, xã hội, văn hóa trong 30 năm qua, đặc biệt trong 10 năm gần đây. Các nghiên cứu cũng nhận diện các rào cản về thể chế, chính sách, quản lý từ đó đề xuất các phương thức vượt qua để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Chương trình cũng nghiên cứu đề xuất các thiết chế, mô hình chính sách gắn khoa học- công nghệ gắn với sản xuất kinh doanh. Nhiều đề tài tập trung nghiên cứu ảnh hưởng các biến động trong khu vực và quốc tế đối với phát triển của Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng đánh giá cao chương trình với nhiều kết quả nghiên cứu được sử dụng trong xây dựng và hoàn thiện văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Thông qua các nhiệm vụ đã có 100 tiến sĩ, 150 thạc sĩ được đào tạo, góp phần xây dựng nhân lực trình độ cao cho lĩnh vực.

Trong giai đoạn tới chương trình được tái cấu trúc, Thứ trưởng Tùng mong muốn có tiêu chí đánh giá tác động hiệu quả kinh tế, xã hội từ kết quả các nghiên cứu mang lại. Ông cho rằng, cần xây dựng bộ tiêu chí đánh giá dựa trên cơ sở khoa học và lượng hóa được hiệu quả.

 
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng phát biểu tại hội nghị.

Thứ trưởng Trần Văn Tùng phát biểu tại hội nghị. Ảnh: V. Nguyên

GS. TS Trần Thọ Đạt, Chủ nhiệm Chương trình cho biết, chương trình KX.01 đã bám sát 4 nội dung nghiên cứu, cung cấp luận cứ khoa học về vấn đề trọng yếu thuộc lĩnh vực hoa học xã hội nhân văn, đề xuất chính sách và giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức, quản lý, đồng thời xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác hoạch định, thực thi chính sách vì mục tiêu phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam. Toàn bộ kết quả nghiên cứu trong Chương trình đã và đang được chuyển giao cho các ban, bộ, ngành Trung ương phục vụ công tác quản lý, hoạch định chính sách. Một số kết quả được chuyển giao cho doanh nghiệp và địa phương ứng dụng vào thực tế.

100% đề tài thuộc chương trình tạo ra các sản phẩm khoa học đặc thù, trong đó có bản đồ, các mô hình chuỗi sản phẩm du lịch nông nghiệp vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, làm tài liệu cho các cơ quan quản lý du lịch trên địa bàn.

Viện đổi mới Sáng tạo được hình thành từ đề tài KX.01.17, đặt tại Trường Đại học Kinh tế TP HCM đã triển khai các hoạt động thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong giới trẻ trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, IoT, thương mại điện tử, giáo dục STEM, sản xuất thương mại, Fintech, quảng cáo trực tuyến, du lịch...

 
GS. TS. Trần Thọ Đạt.

GS. TS Trần Thọ Đạt báo cáo kết quả chương trình. Ảnh: HH

Ông Lê Quang Thành, Vụ trưởng Vụ xã hội Nhân văn và Tự nhiên (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết, giai đoạn 2021-2025 chương trình được tái cấu trúc theo các lĩnh vực chuyên sâu giải quyết vấn đề trong 10 năm (chuyển đổi mô hình kinh tế, nghiên cứu hoàn thiện thể chế, nhận diện phát huy giá trị nguồn lực nhân văn, nghiên cứu vấn đề quốc tế). Một số định hướng nghiên cứu tích hợp các chương trình do bộ, ngành quản lý, các chương trình nghiên cứu theo vùng vào chương trình lớn về khoa học xã hội - nhân văn.

Chương trình cũng tập trung nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phục vụ hoạch định và thực thi các chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, con người đồng thời cung cấp những mô hình ứng dụng cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp dưới tác động của cách mạng công nghiệp 4.0.

Như Quỳnh




Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây