HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Chuyên san KHXH&NV số 5/2019
Nội dung:

Trương Công Anh

Đến tháng 9/2019 sẽ kỉ niệm tròn 50 năm, toàn Đảng và toàn dân ta thực hiện Di chúc lịch sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng là dịp tròn 50 năm chúng ta thực hiện năm lời thề trong giờ phút vĩnh biệt Người.

Đây là dịp để mỗi Đảng viên, mỗi tổ chức của Đảng, mỗi cấp ủy Đảng từ cơ sở đến Trung ương, tự xem xét lại rằng: Chúng ta đã thực hiện được những gì, đến đâu những lời căn dặn cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bác Hồ kính yêu căn dặn những gì, điều này chắc ai cũng nhớ. Mà, nếu có ai, lúc nào đó không nhớ điều này hay điều khác thì đọc lại Di chúc lịch sử của Người sẽ nhớ ngay thôi.

Tuy vậy, để hiểu đến nơi đến chốn vì sao Bác Hồ lại căn dặn mấy điều như thế, chắc là không thể đơn giản nếu như không thấy, không rõ được những gì ẩn chứa bên trong những điều, những câu, những chữ mà Người đã viết từ bản thảo đầu tiên tháng 5/1965 đến bản bổ sung, sửa chữa cuối cùng tháng 5/1969.

Đặt vấn đề như vậy, là bởi trong thực tế bất cứ điều gì, thuộc bất cứ phạm vi nào, lĩnh vực nào,... nếu hiểu đến nơi đến chốn, hiểu thấu đáo thì ta sẽ thực hiện có hiệu quả cao hơn, nhiều hơn, ít thiếu sót hơn. Còn nếu hiểu không thấu đáo thì kết quả sẽ ngược lại.

Do đó, thường nghĩ cùng với việc tự xem xét lại những gì đã thực hiện, hoặc cũng rất cần được xem xét lại xem liệu mỗi đảng viên và toàn Đảng đã thấu hiểu đến mức cần thiết những điều Bác Hồ căn dặn lại. Cả hai cái "sự" xem xét này quan hệ mật thiết với nhau: nhận biết chỉ đạo hành động (thực hiện). Kết quả hành động là thước đo độ nhận biết.

6 năm sau ngày Người "đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê Nin",... Đảng và dân tộc ta thực hiện trọn vẹn điều Người khẳng định trong Di chúc.

"Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta đã phải trải qua gian khổ, hi sinh nhiều hơn nữa xong nhất định thắng lợi hoàn toàn. Đó là một điều chắc chắn" (Di chúc).

Từ sự khẳng định ấy và từ thực tế lịch sử 6 năm sau ấy chúng ta có thể hiểu rằng: Những điều Người căn dặn lại là những điều được Đảng và Nhà nước ta thực hiện sau ngày miền Nam được giải phóng, đất nước độc lập thống nhất, tức là công việc: "... Xây dựng hơn mười ngày nay" (Di chúc).

Tất cả mọi điều Bác Hồ căn dặn trong Di chúc đều cần được nhận thức thật thấu đáo, với phạm vi bài viết này chỉ xin đề cập đến điều căn dặn: "Trước hết nói về Đảng". Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, cách mạng trước hết phải có Đảng cách mạng, Đảng có vững cách mạng mới thành công. Để cứu lấy giống nòi phải làm cách mạng. Làm cách mạng trước hết phải có Đảng cách mạng. Đó là tư tưởng gốc mà Người đã viết trong tác phẩm "Đường kách mệnh", xuất bản năm 1927. Gần 40 năm sau (1965), Chủ tịch Hồ Chí Minh lại tiếp tục viết hai chữ "trước hết". Đây hoàn toàn không là sự trùng hợp tình cờ.

Có Đảng cách mạng vững mới có Cách mạng tháng 8/1945, có nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, mới đánh thắng hai đế quốc to, để có nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập với quốc hiệu mới: nước CHXHCN Việt Nam. Đó là những chiến công vĩ đại có ý nghĩa lịch sử của dân tộc - mang tầm vóc thời đại. Song, dù vĩ đại đến đâu thì đó cũng chỉ là thắng lợi đầu tiên. Giành được và bảo vệ được chính quyền để bước vào cuộc chiến đấu khổng lồ "chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi" (Bản thảo Di chúc viết thêm tháng 5/1968). Chiến đấu để giành và giữ chính quyền đã khó, xây dựng chế độ mới, xã hội mới còn khó hơn nhiều. Do vậy, để cách mạng tiếp tục giành thêm những thắng lợi mới "Việc cần làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng..." (Bản thảo Di chúc viết thêm tháng 5/1968).

Trước hết nói về Đảng là vì vậy.

"Về Đảng" Chủ tịch Hồ Chí Minh nói những gì? Dặn những gì? Đọc bản thảo Di chúc chính thức được công bố năm 1969 hơn tất cả mọi người đều rõ. Cũng xin lưu ý rằng: vào các năm 1968, 1969 "khi xem lại thư này" (tức là xem lại bản viết năm 1965, phần "Trước hết nói về Đảng hoàn toàn không có bất cứ một câu, chữ, ý tứ nào Bác Hồ chữa hoặc thêm bớt. Lưu ý như vậy để nhận thức một cách sâu sắc rằng Bác Hồ đã suy ngẫm thấu đáo trên mọi phương diện về Đảng kể từ ngày thành lập cho đến sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta đã hoàn toàn thắng lợi" (Bản thảo Di chúc viết thêm tháng 5/1968). Từ đó, mỗi ý, mỗi câu, mỗi chữ Người đã viết cần được hiểu thấu đáo để thực hiện có kết quả.

Sau đây xin đơn cử một số ý, câu, chữ cần lưu tâm "Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi... Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau" (Di chúc). Bác Hồ dặn lại thế là thế nào?

Chúng ta đều biết tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng ta. Vì sao Bác lại dặn thực hiện dân chủ rộng rãi mà không nói đến hai chữ tập trung? Chúng ta cần và phải hiểu điều này thế nào đây?

Chúng ta cũng đều ghi nhớ biết bao tấm gương của những người cộng sản trong ngục tù thực dân, đế quốc trên mọi chiến trường đánh Pháp, đánh Mỹ đã sống, chiến đấu với tình đồng chí cao đẹp như thế nào. Giữa những người cộng sản tình đồng chí thương yêu lẫn nhau thiêng liêng biết nhường nào. Thế mà Bác Hồ vẫn dặn lại: "Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau" là vì sao?

Để hiểu thấu hai điều ở trên, hẳn chúng ta phải suy ngẫm sâu sắc điều Bác Hồ nói tiếp ngay sau đó: "Đảng ta là một Đảng cầm quyền". Bác Hồ đã nhiều lần nói ta đã có chính quyền, ta đã cầm quyền. Nhưng nói (viết) Đảng ta là một Đảng cầm quyền thì đây là lần đầu tiên, lần duy nhất.

Đảng ta đã có chính quyền từ tháng 9/1945. Nhưng cho đến trước ngày toàn thắng (30/4/1975), nghĩa có chính quyền chưa trọn vẹn. Bởi hai lẽ: Chính quyền mới phải tiếp tục chiến đấu để bảo vệ chính mình trước hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Trên toàn lãnh thổ Việt Nam vẫn còn những vùng lãnh thổ thuộc quyền kiểm soát của chính quyền bù nhìn. Chỉ đến sau 30/4/1975, Đảng ta mới là Đảng cầm quyền trọn vẹn: cầm quyền trên toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; cầm quyền để xây dựng và bảo vệ chế độ mới, xã hội mới.

Phải đến lúc viết Di chúc với điều khẳng định chắc chắn, cuộc chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta... nhất định thắng lợi hoàn toàn thì Chủ tịch Hồ Chí Minh mới viết để dặn lại Đảng ta rằng: "Đảng ta là một Đảng cầm quyền".

Là Đảng cầm quyền "thực hành dân chủ rộng rãi" mới ngăn ngừa được các căn bệnh quyền lực vốn có từ các xã hội trước đó. Là "Đảng cầm quyền" thì tình đồng chí thương yêu lẫn nhau vốn là phẩm chất cao đẹp của người cộng sản trước đây dễ bị méo mó. Hai tiếng đồng chí rất thiêng liêng trước đây nay dễ bị mai một đi.

Thực tế của những biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ đảng viên, cán bộ, kể cả cán bộ cao cấp của Đảng ta thời gian qua, những khuyết điểm có mức nghiêm trọng của công tác cán bộ của Đảng ta,... Buộc chúng ta phải nghiêm túc xem xét lại rằng chúng ta đã hiểu đến nơi đến chốn mọi điều chỉ ở mấy chữ "Đảng ta là một Đảng cầm quyền" mà Bác Hồ đã dặn lại.

Giữa Đảng Cộng sản khi chưa có chính quyền với Đảng Cộng sản khi đã có chính quyền (cầm quyền) có hoàn toàn giống như nhau không? Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền là "cầm" cái gì? Những gì? Và "cầm" cái đó, những cái đó như thế nào? Đảng Cộng sản Việt Nam giỏi lãnh đạo nên đã giành được chính quyền, đã đánh thắng hai đế quốc to để giữ chính quyền, nhưng liệu Đảng đã biết cầm quyền? Cũng là xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, về tổ chức nhưng khi đã là Đảng cầm quyền thì trên cả ba phương diện ấy có gì mới, có gì khác? Và, thêm nữa cần có thêm phương diện nào nữa không hay chỉ cần 3 phương diện ấy? Vẫn lấy nguyên tắc tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, nhưng nguyên tắc ấy có cần được hiểu, được cụ thể hóa cho phù hợp với địa vị Đảng cầm quyền? "... Và một điều rất hệ trọng là liệu chúng ta đã hiểu thấu đáo những điều mà Lê Nin đã cảnh báo đối với Đảng và những người Cộng sản Nga sau Cách mạng tháng 10 Nga thắng lợi?". Liệu chúng ta có nhớ để thực hiện những điều Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở đảng viên, cán bộ của Đảng ta, những điều Người đòi hỏi với Đảng ta ngay sau ngày 2/9/1945 cho đến sát tận ngày Bác đi xa?

Cuối cùng là một câu hỏi mang tính tổng quát rằng: Liệu nhiệm vụ then chốt, xây dựng, chỉnh đốn Đảng của Đảng ta với tư cách là Đảng cầm quyền đã có nền tảng lý luận khoa học và cách mạng?

Từ những gì Đảng ta mà trực tiếp là Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ban Bí thư, Bộ Chính trị đã làm, đã chỉ đạo,... từ Đại hội Toàn quốc lần thứ 4 đến nay, và từ các văn kiện chính thức của Đảng như: Điều lệ Đảng, Nghị quyết các kỳ đại hội, các nghị quyết, chỉ thị, nghị định,... của Trung ương các khóa cho ta một sự nhìn nhận rằng: Những câu hỏi nói trên chưa có sự trả lời thỏa đáng và cần thiết.

Tại Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ 6, với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật,... Đảng ta đã tự thừa nhận rằng: Sự lạc hậu về mặt lý luận: lý luận về cách mạng xã hội, về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, lý luận về kinh tế,... là một trong những căn nguyên dẫn đến những sai lầm, khuyết điểm của Đảng để đất nước từ đỉnh cao của chiến thắng rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội.

Cũng với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật... hẳn Đảng ta đã đến lúc phải thừa nhận rằng: chúng ta đang lạc hậu về lý luận để xây dựng Đảng cầm quyền.

Lịch sử cách mạng Việt Nam khẳng định Đảng ta là một Đảng lãnh đạo giỏi, một Đảng lãnh đạo đầy đủ uy tín. Mong rằng Đảng ta sẽ là một Đảng cầm quyền giỏi, cầm quyền có uy tín trước đất nước và dân tộc.

 

Trần Minh Siêu

Nguyễn Sinh Sắc, Hoàng Thị Loan có ba người con là Nguyễn Thị Thanh (Bạch Liên nữ sĩ), Nguyễn Sinh Khiêm, Nguyễn Sinh Cung lớn lên biết tiếp thu sâu sắc sự giáo dục của gia đình nên đều thành những người yêu nước nồng nàn, hăng hái hoạt động để cứu nước, cứu dân, có đầy đủ nhân cách Nghệ An, riêng Nguyễn Sinh Cung đạt cấp độ cao hơn "Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất".

Trong ca khúc "Ai vô xứ Nghệ" nhạc của Phạm Tuyên, lời thơ Cù Huy Cận, được ca sĩ Anh Thơ thể hiện, thường phát trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam, phần cuối ca khúc có lời như sau:

"Ôi tâm hồn xứ Nghệ

Trong hồn Việt Nam ta

Có từ thuở ông cha,

Rất xưa và rất trẻ,

Giống như Bác Hồ ta

Một con người xứ Nghệ

Giống như Bác Hồ ta,

Một con người xứ Nghệ".

Như vậy, Bác Hồ là hình mẫu trọn vẹn nhân cách con người xứ Nghệ. Nói theo duyên cách địa lý năm 1831 dưới triều vua Minh Mạng chia xứ Nghệ thành hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, thì gọi là nhân cách người Nghệ An.

Thuở thiếu thời, khi còn sống ở làng Hoàng Trù, xã Chung Cự (nay là xã Kim Liên), Nguyễn Sinh Cung thường theo ông bà ngoại và cha mẹ, có khi theo bạn bè cùng trang lứa đến chơi các gia đình láng giềng, được tiếp xúc với tầng lớp nhân dân, trong đó có những người tri thức nông thôn là các nhà Nho đậu đạt, nhưng không muốn làm quan, hoặc nỗ lực dùi mài kinh sử, chờ ngày để đấu trí thi tài ở trường thi. Tiêu biểu cho tầng lớp trí thức nông thôn ở làng Hoàng Trù thời đó có nhà Nho Vương Thúc Độ và Cử nhân Hoàng Phan Quỳnh.

Có một hôm Nguyễn Sinh Cung đến chơi nhà Vương Thúc Độ thấy trên xà nhà có viết câu chữ Hán: "Thao tâm cần khổ, hảo ái nhân quần". Với trí tò mò của đứa trẻ ham hiểu biết, Nguyễn Sinh Cung hỏi Vương Thúc Độ câu chữ Hán viết trên xà nhà có ý nghĩa gì? Vương Thúc Độ vui vẻ giải thích ngắn gọn: "thao tâm" là kiên trì về tâm trí, "cần khổ" là siêng năng, chịu khổ trong cuộc sống, "hảo ái nhân quần" là có lòng tốt thương yêu nhân dân. Ở đời, con người có làm được như thế mới mong lập được sự nghiệp lớn.

Vương Thúc Độ ghi câu này lên xà nhà là để nhắc mình hàng ngày phải kiên trì phấn đấu trong học tập, nhẫn nại trong cuộc sống để gặt hái được kết quả tốt đẹp hơn.

Như thế, hàng chữ Hán ghi trên xà nhà rất súc tích, được chủ nhà giải thích dễ hiểu, đã gợi ý nhẹ nhàng cho Nguyễn Sinh Cung sớm có ý thức biết kiên trì trong học tập, chịu khổ nhẫn nại, siêng năng trong cuộc sống về sau sẽ trở thành người hữu ích cho xã hội.

Khi được gia đình gửi đến học với Cử nhân Hoàng Phan Quỳnh, Nguyễn Sinh Cung thấy trên bức tường phía cuối lớp học có hàng chữ: "Tiên học lễ, hậu học văn", Nguyễn Sinh Cung mạnh dạn hỏi thầy:

- Dạ thưa thầy, "lễ" quan trọng như thế nào mà phải học trước "văn"?

Thầy vui vẻ trả lời: Học "văn" là để bồi bổ kiến thức nhưng để kiềm chế được dục vọng tầm thường của bản thân mình thì phải học "lễ". Ai muốn nên thân người thì phải có "lễ" để rèn luyện bản thân, kiềm chế được dục vọng tầm thường, để vươn lên trong cuộc sống. Nếu ai đó có được chút nhân đức là do họ có "lễ nghĩa" vậy. Nghe thầy giải thích ngắn gọn, súc tích như vậy, Nguyễn Sinh Cung bắt đầu ý thức được học trò đến thị giáo thầy, trước tiên là phải "lễ" tức là học cách làm người.

Những giáo lý lễ nghĩa đó kết hợp với thân giáo hằng ngày của người cha là Nguyễn Sinh Sắc, đặc biệt là người mẹ Hoàng Thị Loan đã thấm dần vào ký ức tuổi xanh của Nguyễn Sinh Cung, rồi được hoàn thiện dần theo sự tăng trưởng của tuổi đời đã thiết thực làm cho nhân cách người Nghệ An trong Nguyễn Sinh Cung từng bước được nâng cao.

Sau khi đậu Phó bảng (1901), Nguyễn Sinh Sắc cùng các con chuyển về quê nội làng Sen sinh sống. Sau đó, Nguyễn Sinh Sắc được triều đình Huế vời ra làm quan, nhưng bản tính ông không muốn ra làm quan, nên đã cáo quan ở nhà, sống thanh bần và thân thiện với bà con họ hàng, làng xóm. Do có lòng thương dân và sống hòa hợp với nhân dân nên được mọi người ngưỡng mộ, tôn kính gọi là quan Phó bảng.

Để răn dạy con cháu sống theo nếp thanh bạch, hiếu dân của mình, Nguyễn Sinh Sắc đã viết lên xà nhà câu: "Vật dĩ quan gia, vi ngô phong dạng" (nghĩa là "đừng lấy phong cách nhà quan, làm phong cách nhà mình"). Giáo lý gia phong đó của người cha kính yêu đã thấm đẫm vào đầu óc non trẻ của Nguyễn Sinh Cung, trở thành nếp sống thường ngày, đồng hành suốt các nẻo đường cứu nước, cứu dân, được nâng lên mẫu mực, trở thành đạo đức Hồ Chí Minh.

Nhà của Nguyễn Sinh Sắc ở làng Sen lúc này trở thành nơi hội tụ của những người có tâm hồn văn hóa và tư tưởng yêu nước trong vùng như: Phan Bội Châu, Vương Thúc Quý, Trần Văn Lương, Nguyễn Quý Song, Đặng Nguyên Cẩn,...

Một đêm, Phan Bội Châu đến chơi nhà Nguyễn Sinh Sắc, hai người ngồi giữa sân uống rượu, ngâm thơ, đàm luận thời cuộc, có Nguyễn Sinh Cung đứng bên cạnh giúp cha tiếp khách. Nhân thấy trăng lên sáng đẹp, Phan Bội Châu liền ra cho Nguyễn Sinh Sắc một vế đối: "Nguyệt thương bạch" (nghĩa là "Mặt trăng lên sáng đẹp").

Nguyễn Sinh Cung lễ phép ứng khẩu đối lại: "Nhật xuất hồng" (nghĩa là "Mặt trời mọc đỏ rực"). Phan Bội Châu nghe xong tấm tắc khen ngợi và nói rằng: "Nếu cháu biết rèn luyện bản thân, thì sau này sẽ làm nên đại sự cho đất nước". Từ đó, Phan Bội Châu đã chú ý bồi dưỡng lòng yêu nước và những hiểu biết cần thiết khác cho Nguyễn Sinh Cung, nhất là khi Nguyễn Sinh Cung cảm thụ được hai câu thơ của Tùy Viên mà Phan Bội Châu thường ngâm:

Túc dạ bất vong duy trúc bạch,

Lập thân tối hạ thị văn chương.

Dịch nghĩa:

Khuya sớm những mong ghi sử sách

Lập thân hèn nhát ấy văn chương(1).

Từ quan hệ thân thiết chặt chẽ giữa Nguyễn Sinh Sắc và Phan Bội Châu nên tư tưởng yêu nước và nhân cách cao thượng của ông đã ảnh hưởng sâu sắc tới Nguyễn Sinh Cung. Về sau, trên con đường hoạt động cứu nước, Người đã có lần tỏ lòng ngưỡng mộ, biết ơn Phan Bội Châu là: "Bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập, được hai mươi triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng"(2).

Thuở ấy, trước nhà Phó bảng có lò rèn Cố Điền. Cố Điền là người thợ rèn cần mẫn, thật thà, được nhân dân trong vùng yêu mến.

Được ông Nguyễn Sinh Sắc cho phép, Nguyễn Sinh Cung những lúc rảnh rỗi thường ra lò rèn giúp Cố Điền thụt bễ để rèn các dụng cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp mà nhân dân trong vùng đang có nhu cầu sử dụng, Nguyễn Sinh Cung rất quý trọng Cố Điền và Cố Điền cũng rất mực yêu mến Nguyễn Sinh Cung.

Trong bối cảnh xã hội Việt Nam lúc này, nhất là ở vùng Nam Đàn xứ Nghệ An, ở đâu nhân dân cũng đang bàn tán sôi nổi về nhục mất nước, về sự bóc lột tàn ác và đàn áp dã man của bọn phong kiến Nam triều, của thực dân Pháp xâm lược, cũng bàn về phong trào đấu tranh để giải phóng đất nước của nhân dân ta, sôi nổi nhất, nóng bỏng nhất là các phong trào cứu nước đang diễn ra trên quê hương xứ Nghệ, tiêu biểu có cuộc khởi nghĩa chống Pháp của Phan Đình Phùng ở Hương Khê, Hà Tĩnh, của Nguyễn Xuân Ôn, Lê Doãn Nhã ở Diễn Châu, Yên Thành, đặc biệt là những câu chuyện mang tính giai thoại về Giải San (Phan Bội Châu) đang ấp ủ, hứa hẹn một vị thánh Nam Đàn xuất hiện để đáp ứng trông đợi, kỳ vọng của nhân dân.

Lò rèn Cố Điền là một câu lạc bộ dân gian, đậm đà tính dân chủ, không sợ sự ràng buộc của bọn thống trị đương thời, cho nên mọi người được nói chuyện thoải mái, tự do. Tất cả những câu chuyện đưa ra bàn luận tại lò rèn Cố Điền đều là những vấn đề nóng bỏng đang diễn ra trong làng, xã. Khi bàn luận có biểu dương cái tốt, cái đẹp, cái mới mẻ tiến bộ, có phê phán cái xấu, cái ác, cái lạc hậu lỗi thời,...

Lò rèn Cố Điền là một môi trường sinh hoạt dân gian lành mạnh giúp cho Nguyễn Sinh Cung bắt đầu làm quen với lao động chân tay, làm thủ công nghiệp thô sơ. Thông qua sinh hoạt lao động mà Nguyễn Sinh Cung càng hiểu sâu sắc hơn nội dung những câu chuyện nhân dân đang đàm luận, về cội nguồn văn hóa quê hương xứ sở. Từ đó làm nẩy sinh trong con người non trẻ của Nguyễn Sinh Cung tình cảm quý trọng, yêu thương nhân dân, đặc biệt là nhân dân lao động. Cũng từ đây, chí căm thù bọn phong kiến Nam triều và thực dân Pháp xâm lược nảy nở và ngày càng sâu nặng trong con người Nguyễn Sinh Cung.

Sau hơn 50 năm, ngày 16/6/1957, lúc đó Nguyễn Sinh Cung đã trở thành Chủ tịch Hồ Chí Minh vô vàn kính yêu trở về thăm quê hương lần đầu, khi đi từ ngôi nhà mình ở làng Sen ra cổng, Người bồi hồi xúc động chỉ tay về phía trước hỏi bà con đi bên cạnh: "Trong này có lò rèn Cố Điền, mấy lâu nay còn tiếp tục rèn nữa không?".

Nguyễn Sinh Sắc và Hoàng Thị Loan rất quan tâm đến việc học hành của con cái. Khi về sống ở làng Sen, Nguyễn Sinh Sắc cho Nguyễn Sinh Cung tới học với Cử nhân Vương Thúc Quý là bạn chí thân của mình.

Vương Thúc Quý là con trai của Tú tài Vương Thúc Mậu, thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở núi Chung năm 1885. Trong một cuộc chiến đấu ác liệt với thực dân Pháp diễn ra trên đất làng Sen, Vương Thúc Mậu đã anh dũng hi sinh.

Sau khi đậu cử nhân năm 1891, vì nặng nợ nước, thù nhà Vương Thúc Quý không đi thi Hội và cũng không chịu ra làm quan, mà ở nhà mở lớp dạy học và tham gia hoạt động cứu nước.

Vương Thúc Quý dạy học trò không nặng về tầm chương trích cú một cách giáo điều, mà dùng sách vở của thánh hiền để giảng dạy cho học trò hiểu về đạo lý làm người, phải biết yêu thương nhân dân, không ham tiền tài danh vọng, biết hy sinh để cứu nước, để làm nghĩa vụ cao cả của người dân.

Nguyễn Sinh Cung là người học trò được Vương Thúc Quý chọn để bồi dưỡng thêm lòng yêu nước và nhân cách người Nghệ An.

Ít lâu sau, Vương Thúc Quý lên đường qua Nhật theo tiếng gọi Đông du của Phan Bội Châu, nhưng trên đường sang Nhật Bản, vừa tới Nam Định thì bị ốm nặng, phải quay trở lại quê nhà. Ngày 19/7/1907, thầy qua đời. Trước khi mất, Vương Thúc Quý cố ngồi dậy, bảo người ngồi bên cạnh đưa giấy bút viết tám chữ "Phục thù vi báo, thử sinh đồ hư" (nghĩa là "thù cha chưa trả được, đời này thật uổng) rồi trút hơi thở cuối cùng.

Niềm ưu tư thù nhà, nợ nước của Vương Thúc Quý đã truyền cảm hứng mãnh liệt sang Nguyễn Sinh Cung, làm cho tư tưởng yêu nước và nhân cách người Nghệ phát triển cao hơn.

Trong cả hai lần về thăm quê hương Kim Liên (1957 và 1961) Chủ tịch Hồ Chí Minh đều tôn kính nhắc tới Cử nhân Vương Thúc Quý, Người ân cần nói: "Thầy Cử Vương là thầy học của Bác thời niên thiếu".

Ở làng Sen, tuy có được cuộc sống an bần trong tình thương yêu quý trọng của bà con họ hàng, làng xóm, nhưng sự ưu tư đối với dân, với nước đang thôi thúc Nguyễn Sinh Sắc làm thế nào để cứu dân, cứu nước thắng lợi. Vì thế, Nguyễn Sinh Sắc cùng con trai là Nguyễn Sinh Cung quyết định thực hiện một lộ trình để đàm đạo với các sỹ phu yêu nước ở Nghệ Tĩnh.

Mở đầu lộ trình, năm 1903 Nguyễn Sinh Sắc đưa Nguyễn Sinh Cung lên xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương nhân dịp nhân dân ở đây thỉnh cầu ông lên dạy cho con em họ học tập. Làng Võ Liệt và làng Nguyệt Bổng thuộc huyện Thanh Chương tọa lạc bên bờ sông Lam, đối diện nhau qua bến Đồ Rộ, đều là mảnh đất có bề dày truyền thống văn hóa và yêu nước. Đây là quê hương của Phan Đà, một tướng trẻ, tài ba của Lê Lợi trong phong trào đánh đuổi quân xâm lược nhà Minh và nhiều anh hùng nghĩa khí khác.

Hoạt động ở đây một năm, Nguyễn Sinh Sắc đưa Nguyễn Sinh Cung về làng Trung Cần trên hữu ngạn sông Lam thuộc huyện Nam Đàn là quê hương của Thám hoa Nguyễn Đức Giao và nhiều tri thức Hán học nổi tiếng khác. Có khi lên thăm di tích lịch sử Lục Liên Thành, do nghĩa quân Lê Lợi xây dựng trên ngọn Hoàng Tâm, thuộc dãy Thiên Nhẫn; lên đỉnh Bùi Phong viếng miếu La sơn Phu tử Nguyễn Thiếp, một quân sư lừng danh thời Tây Sơn. Sau đó chuyển sang làng Du Đồng, thuộc vùng Hạ Bồng, huyện Đức Thọ, vốn nằm trong vùng căn cứ địa của cuộc khởi nghĩa Hương Khê; ông đến tận làng Công Thái, quê hương của Đình nguyên Phan Đình Phùng, thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa chống Pháp thời Văn Thân. Sau đó cha con Nguyễn Sinh Sắc ra tận huyện Diễn Châu đàm đạo với Võ Tất Đắc, một tri huyện ở Thanh Hóa đã cáo quan về làng Vạn Phần; thăm ông Võ Khang Tế ở làng Hậu Luật (nay là xã Diễn Bình), từng làm Tương tán quân vũ trong cuộc khởi nghĩa chống Pháp của cụ Nghè Nguyễn Xuân Ôn; lên xã Tràng Sơn, huyện Yên Thành, quê hương của Phó bảng Lê Doãn Nhạ, một lãnh tụ chống Pháp; ra làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, một làng văn vật, khoa bảng nổi tiếng cả nước, có nhiều chí sĩ yêu nước; có lúc ra đến huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, quê hương của lãnh tụ chống Pháp Nguyễn Quang Bích,...

Những địa phương cha con Nguyễn Sinh Sắc đến đều có phong trào đấu tranh chống Pháp sôi nổi và anh dũng, những người ông kết giao, đàm đạo thời cuộc đều là những người có lòng yêu nước, có chí cứu nước.

Trong lúc đàm đạo thời cuộc với các nhà Nho yêu nước, Nguyễn Sinh Sắc thường phê phán lối học của các cụ đương thời là "chi diệp, chi văn" (nghĩa là lối văn trên cành, trên lá) là không thiết thực, không phù hợp với thực trạng đang diễn ra trong xã hội. Đặc biệt, Nguyễn Sinh Sắc cùng các sỹ phu yêu nước đang lao tâm, khổ tứ để mong giải đáp câu hỏi lớn: Tại sao cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng, Nguyễn Xuân Ôn, Lê Doãn Nhạ,... trên quê hương Nghệ An, kể cả các cuộc khởi nghĩa ở đất Bắc như Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Quang Bích, Hoàng Hoa Thám,... rất sôi động và oanh liệt, nhưng kết cục đều không thắng lợi được. Nỗi ưu tư vận mệnh đất nước càng dày vò, nung nấu tâm can các cụ.

Nội dung các cuộc đàm luận này đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình phát triển yêu nước của Nguyễn Sinh Cung, góp phần quan trọng để Người chọn lựa con đường sẽ đi sau này.

Nhắc đến thực trạng sôi động và tình thế gay cấn này, về sau khi trả lời phỏng vấn Nhà báo Mỹ Anna Lui Xtơrong, Người đã nói rằng: "Nhân dân Việt Nam, trong đó có ông cụ thân sinh ra tôi lúc này thường hỏi nhau rằng: Ai sẽ là người giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp. Người này nói là Nhật, người khác nói là Anh, có người khác nữa nói là Mỹ. Tôi thì thấy phải đi ra nước ngoài để xem cho rõ"(3).

Tư duy độc đáo của Nguyễn Sinh Cung lúc này là muốn ra nước ngoài để học tập, để giúp đồng bào. Có thể nói ở Việt Nam, trước Nguyễn Sinh Cung chưa có ai có tư duy này. Nhưng đi sang phương Đông hay phương Tây thì lúc này chưa thấy Nguyễn Sinh Cung nói cụ thể.

Năm 1905, Trường Tiểu học Pháp - Việt Vinh được mở. Theo ý kiến của cụ Nghè Nguyễn Quý Song, muốn hiểu Pháp thì phải học chữ Pháp, muốn đánh thắng Pháp thì phải học văn minh Pháp. Nguyễn Sinh Sắc quyết định cho Nguyễn Sinh Cung vào học Trường Tiểu học Pháp - Việt Vinh, cách quê nhà Kim Liên 15km, ở các lớp học Pháp - Việt, phía trên bảng đen có 3 chữ Pháp "Liberté, Égalite,    Fraternité" (nghĩa là Tự do - Bình đẳng - Bác ái). Lý tưởng được trưng lên ở vị trí trang trọng trong lớp học thì cao đẹp như vậy, nhưng thái độ các thầy giáo người Pháp đối với học sinh và nhất là thực tế xã hội đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ ở khắp mọi nơi, Nguyễn Sinh Cung thấy hoàn toàn trái ngược hẳn.

Trình độ nhận thức các vấn đề xã hội đang diễn ra của Nguyễn Sinh Cung lúc này bắt đầu có quan điểm cụ thể, toàn diện, lịch sử. Do đó, Nguyễn Sinh Cung đã nảy ra ý muốn táo bạo đến tận nơi phát sinh ra ba chữ: "Tự do - Bình đẳng - Bác ái" để tìm ra bản chất vốn có của nó.

Về sau, trên con đường hoạt động cứu nước, khi trả lời phỏng vấn của Nhà báo Xô viết Oxíp Mandexn Tam, Người nói: "Khi tôi độ 13 tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe 3 chữ: Tự do - Bình đẳng - Bác ái,... và tự thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn sau những từ ấy"(4).

Như vậy, hoài bão của Nguyễn Sinh Cung muốn sang tận nước Pháp, đất nước đã khởi xướng ra ba chữ: "Tự do - Bình đẳng - Bác ái" để xem xét, để học tập đã chớm nở từ trong gia đình của Nguyễn Sinh Sắc trên quê hương Nghệ An.

Đầu năm Ất Tỵ (1905), Phan Bội Châu xuất dương sang Nhật Bản, phát động phong trào Đông du sôi nổi khắp cả nước. Thượng tuần tháng 7 năm ấy, Phan Bội Châu bí mật về nước, rồi về quê hương Nghệ An họp các đảng viên chủ chốt trong chiếc thuyền đậu trên sông Lam, bàn kế hoạch tuyển lựa học sinh xuất dương. Phan Bội Châu thấy Nguyễn Sinh Cung là một thiếu niên thông minh, có chí khí, cụ dự định đưa sang Nhật Bản. Theo Trần Dân Tiên kể lại trong tác phẩm "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch" thì "Cụ Phan Bội Châu muốn Anh đưa một số thanh niên sang Nhật. Nhưng Anh không đi"(5).

Từ chối đường Đông du của Phan Bội Châu, Nguyễn Sinh Cung ở lại với cha trên quê hương Nghệ An tiếp tục học tập và bắt đầu có những hoạt động cứu nước. Về sau, khi có dịp thuận tiện, Người đã vui vẻ kể lại những việc làm cứu nước trong thời gian này như sau:

Ngày 27/10/1946, Nguyễn Thị Thanh (Bạch Liên) ra Hà Nội gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cùng đi có hai người cháu là Nguyễn Sinh Thọ (Nguyễn Tự Cường) và Nguyễn Văn Danh (Hồ Quang Chính), trong lúc nói chuyện Chủ tịch Hồ Chí Minh hỏi Nguyễn Văn Danh: "Quê cháu ở làng nào?". Nguyễn Văn Danh trả lời: "Thưa ông, quê cháu ở làng Thọ Toán, cuối huyện Nam Đàn, gần sông Lam. Gần cầu sắt Yên Xuân". Đến đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Ờ, ờ, ông nhớ ra rồi, vùng đó có bãi giữa khá to của sông Lam, có lần ông đã đi đò dọc qua đó để đưa thư cho các cụ hoạt động chống đế quốc Pháp"(6).

Trong tác phẩm "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch" Trần Dân Tiên cũng viết: "Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là người thiếu niên 15 tuổi. Người thiếu niên đã sớm hiểu biết và rất đau xót trước cảnh thống khổ của đồng bào. Lúc bấy giờ, Anh đã có chí đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào. Anh đã tham gia công tác bí mật, nhận công việc liên lạc"(7).

Như vậy, trong quá trình hình thành nhân cách Nghệ An trong con người Nguyễn Sinh Cung, tư tưởng yêu nước đã phát triển mạnh, đã có những hoạt động cứu nước cụ thể khi đang sống với cha là Nguyễn Sinh Sắc trong gia đình mình ở làng Sen, trên quê hương mến yêu Nghệ An.

Tiếp đó, hoài bão lớn lao và táo bạo đi sang tận nước Pháp ở trời Âu để học tập, để xem xét, chọn lọc hướng đi mới, rồi trở về nước lãnh đạo nhân dân Việt Nam đấu tranh giành lại độc lập cho tổ quốc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân cũng nảy nở trong gia đình cụ Nguyễn Sinh Sắc, trên quê hương Nghệ An.

Đúng là từ chất lượng của sự giáo dục, đạo đức, lối sống trong gia đình Nguyễn Sinh Sắc, Hoàng Thị Loan là lò đúc tạo dựng được nhân cách Nghệ An trong người Nguyễn Sinh Cung, một cách trọn vẹn, hoàn mỹ.

 

Chú thích

1. Phan Bội Châu niên biểu, Nxb. Văn Sử Địa, Hà Nội, 1957, tr.30.

2. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 2 (1/1925 - 2/1930), Nxb. Sự thật, Hà Nội 1998, tr.18.

3. Báo Nhân dân số ra ngày 18/5/1965, trong bài "Ba lần nói chuyện với Chủ tịch Hồ Chí Minh" của Nhà báo Mỹ Anna Lui Xtơrong.

4. Trong bài "Đến thăm một chiến sỹ Cộng sản Quốc tế - Nguyễn Ái Quốc" của Oxíp Manđenx Tam, đăng trên Tạp chí "Tia lửa nhỏ", số 39, ngày 23/12/1923.

5. Trần dân Tiên, "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch", Nxb Văn học, Hà Nội, 1969, tr.10-11.

6. Bác Hồ gặp chị và anh ruột của Hồ Quang Chính, Nxb. Nghệ An, 1997, tr.17.

7. Trần Dân Tiên, "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch", Nxb. Văn học, Hà Nội, 1969, tr.10.

 

 




NHUẬN BÚT


Tác giả: article?img id=1448897
Tiêu đề: Chuyên san KHXH&NV số 5/2019
Ngày xuất bản: ngày 24 tháng 05 năm 2019
Nội dung:

Trương Công Anh

Đến tháng 9/2019 sẽ kỉ niệm tròn 50 năm, toàn Đảng và toàn dân ta thực hiện Di chúc lịch sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng là dịp tròn 50 năm chúng ta thực hiện năm lời thề trong giờ phút vĩnh biệt Người.

Đây là dịp để mỗi Đảng viên, mỗi tổ chức của Đảng, mỗi cấp ủy Đảng từ cơ sở đến Trung ương, tự xem xét lại rằng: Chúng ta đã thực hiện được những gì, đến đâu những lời căn dặn cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bác Hồ kính yêu căn dặn những gì, điều này chắc ai cũng nhớ. Mà, nếu có ai, lúc nào đó không nhớ điều này hay điều khác thì đọc lại Di chúc lịch sử của Người sẽ nhớ ngay thôi.

Tuy vậy, để hiểu đến nơi đến chốn vì sao Bác Hồ lại căn dặn mấy điều như thế, chắc là không thể đơn giản nếu như không thấy, không rõ được những gì ẩn chứa bên trong những điều, những câu, những chữ mà Người đã viết từ bản thảo đầu tiên tháng 5/1965 đến bản bổ sung, sửa chữa cuối cùng tháng 5/1969.

Đặt vấn đề như vậy, là bởi trong thực tế bất cứ điều gì, thuộc bất cứ phạm vi nào, lĩnh vực nào,... nếu hiểu đến nơi đến chốn, hiểu thấu đáo thì ta sẽ thực hiện có hiệu quả cao hơn, nhiều hơn, ít thiếu sót hơn. Còn nếu hiểu không thấu đáo thì kết quả sẽ ngược lại.

Do đó, thường nghĩ cùng với việc tự xem xét lại những gì đã thực hiện, hoặc cũng rất cần được xem xét lại xem liệu mỗi đảng viên và toàn Đảng đã thấu hiểu đến mức cần thiết những điều Bác Hồ căn dặn lại. Cả hai cái "sự" xem xét này quan hệ mật thiết với nhau: nhận biết chỉ đạo hành động (thực hiện). Kết quả hành động là thước đo độ nhận biết.

6 năm sau ngày Người "đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê Nin",... Đảng và dân tộc ta thực hiện trọn vẹn điều Người khẳng định trong Di chúc.

"Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta đã phải trải qua gian khổ, hi sinh nhiều hơn nữa xong nhất định thắng lợi hoàn toàn. Đó là một điều chắc chắn" (Di chúc).

Từ sự khẳng định ấy và từ thực tế lịch sử 6 năm sau ấy chúng ta có thể hiểu rằng: Những điều Người căn dặn lại là những điều được Đảng và Nhà nước ta thực hiện sau ngày miền Nam được giải phóng, đất nước độc lập thống nhất, tức là công việc: "... Xây dựng hơn mười ngày nay" (Di chúc).

Tất cả mọi điều Bác Hồ căn dặn trong Di chúc đều cần được nhận thức thật thấu đáo, với phạm vi bài viết này chỉ xin đề cập đến điều căn dặn: "Trước hết nói về Đảng". Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, cách mạng trước hết phải có Đảng cách mạng, Đảng có vững cách mạng mới thành công. Để cứu lấy giống nòi phải làm cách mạng. Làm cách mạng trước hết phải có Đảng cách mạng. Đó là tư tưởng gốc mà Người đã viết trong tác phẩm "Đường kách mệnh", xuất bản năm 1927. Gần 40 năm sau (1965), Chủ tịch Hồ Chí Minh lại tiếp tục viết hai chữ "trước hết". Đây hoàn toàn không là sự trùng hợp tình cờ.

Có Đảng cách mạng vững mới có Cách mạng tháng 8/1945, có nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, mới đánh thắng hai đế quốc to, để có nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập với quốc hiệu mới: nước CHXHCN Việt Nam. Đó là những chiến công vĩ đại có ý nghĩa lịch sử của dân tộc - mang tầm vóc thời đại. Song, dù vĩ đại đến đâu thì đó cũng chỉ là thắng lợi đầu tiên. Giành được và bảo vệ được chính quyền để bước vào cuộc chiến đấu khổng lồ "chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi" (Bản thảo Di chúc viết thêm tháng 5/1968). Chiến đấu để giành và giữ chính quyền đã khó, xây dựng chế độ mới, xã hội mới còn khó hơn nhiều. Do vậy, để cách mạng tiếp tục giành thêm những thắng lợi mới "Việc cần làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng..." (Bản thảo Di chúc viết thêm tháng 5/1968).

Trước hết nói về Đảng là vì vậy.

"Về Đảng" Chủ tịch Hồ Chí Minh nói những gì? Dặn những gì? Đọc bản thảo Di chúc chính thức được công bố năm 1969 hơn tất cả mọi người đều rõ. Cũng xin lưu ý rằng: vào các năm 1968, 1969 "khi xem lại thư này" (tức là xem lại bản viết năm 1965, phần "Trước hết nói về Đảng hoàn toàn không có bất cứ một câu, chữ, ý tứ nào Bác Hồ chữa hoặc thêm bớt. Lưu ý như vậy để nhận thức một cách sâu sắc rằng Bác Hồ đã suy ngẫm thấu đáo trên mọi phương diện về Đảng kể từ ngày thành lập cho đến sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta đã hoàn toàn thắng lợi" (Bản thảo Di chúc viết thêm tháng 5/1968). Từ đó, mỗi ý, mỗi câu, mỗi chữ Người đã viết cần được hiểu thấu đáo để thực hiện có kết quả.

Sau đây xin đơn cử một số ý, câu, chữ cần lưu tâm "Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi... Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau" (Di chúc). Bác Hồ dặn lại thế là thế nào?

Chúng ta đều biết tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng ta. Vì sao Bác lại dặn thực hiện dân chủ rộng rãi mà không nói đến hai chữ tập trung? Chúng ta cần và phải hiểu điều này thế nào đây?

Chúng ta cũng đều ghi nhớ biết bao tấm gương của những người cộng sản trong ngục tù thực dân, đế quốc trên mọi chiến trường đánh Pháp, đánh Mỹ đã sống, chiến đấu với tình đồng chí cao đẹp như thế nào. Giữa những người cộng sản tình đồng chí thương yêu lẫn nhau thiêng liêng biết nhường nào. Thế mà Bác Hồ vẫn dặn lại: "Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau" là vì sao?

Để hiểu thấu hai điều ở trên, hẳn chúng ta phải suy ngẫm sâu sắc điều Bác Hồ nói tiếp ngay sau đó: "Đảng ta là một Đảng cầm quyền". Bác Hồ đã nhiều lần nói ta đã có chính quyền, ta đã cầm quyền. Nhưng nói (viết) Đảng ta là một Đảng cầm quyền thì đây là lần đầu tiên, lần duy nhất.

Đảng ta đã có chính quyền từ tháng 9/1945. Nhưng cho đến trước ngày toàn thắng (30/4/1975), nghĩa có chính quyền chưa trọn vẹn. Bởi hai lẽ: Chính quyền mới phải tiếp tục chiến đấu để bảo vệ chính mình trước hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Trên toàn lãnh thổ Việt Nam vẫn còn những vùng lãnh thổ thuộc quyền kiểm soát của chính quyền bù nhìn. Chỉ đến sau 30/4/1975, Đảng ta mới là Đảng cầm quyền trọn vẹn: cầm quyền trên toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; cầm quyền để xây dựng và bảo vệ chế độ mới, xã hội mới.

Phải đến lúc viết Di chúc với điều khẳng định chắc chắn, cuộc chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta... nhất định thắng lợi hoàn toàn thì Chủ tịch Hồ Chí Minh mới viết để dặn lại Đảng ta rằng: "Đảng ta là một Đảng cầm quyền".

Là Đảng cầm quyền "thực hành dân chủ rộng rãi" mới ngăn ngừa được các căn bệnh quyền lực vốn có từ các xã hội trước đó. Là "Đảng cầm quyền" thì tình đồng chí thương yêu lẫn nhau vốn là phẩm chất cao đẹp của người cộng sản trước đây dễ bị méo mó. Hai tiếng đồng chí rất thiêng liêng trước đây nay dễ bị mai một đi.

Thực tế của những biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ đảng viên, cán bộ, kể cả cán bộ cao cấp của Đảng ta thời gian qua, những khuyết điểm có mức nghiêm trọng của công tác cán bộ của Đảng ta,... Buộc chúng ta phải nghiêm túc xem xét lại rằng chúng ta đã hiểu đến nơi đến chốn mọi điều chỉ ở mấy chữ "Đảng ta là một Đảng cầm quyền" mà Bác Hồ đã dặn lại.

Giữa Đảng Cộng sản khi chưa có chính quyền với Đảng Cộng sản khi đã có chính quyền (cầm quyền) có hoàn toàn giống như nhau không? Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền là "cầm" cái gì? Những gì? Và "cầm" cái đó, những cái đó như thế nào? Đảng Cộng sản Việt Nam giỏi lãnh đạo nên đã giành được chính quyền, đã đánh thắng hai đế quốc to để giữ chính quyền, nhưng liệu Đảng đã biết cầm quyền? Cũng là xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, về tổ chức nhưng khi đã là Đảng cầm quyền thì trên cả ba phương diện ấy có gì mới, có gì khác? Và, thêm nữa cần có thêm phương diện nào nữa không hay chỉ cần 3 phương diện ấy? Vẫn lấy nguyên tắc tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, nhưng nguyên tắc ấy có cần được hiểu, được cụ thể hóa cho phù hợp với địa vị Đảng cầm quyền? "... Và một điều rất hệ trọng là liệu chúng ta đã hiểu thấu đáo những điều mà Lê Nin đã cảnh báo đối với Đảng và những người Cộng sản Nga sau Cách mạng tháng 10 Nga thắng lợi?". Liệu chúng ta có nhớ để thực hiện những điều Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở đảng viên, cán bộ của Đảng ta, những điều Người đòi hỏi với Đảng ta ngay sau ngày 2/9/1945 cho đến sát tận ngày Bác đi xa?

Cuối cùng là một câu hỏi mang tính tổng quát rằng: Liệu nhiệm vụ then chốt, xây dựng, chỉnh đốn Đảng của Đảng ta với tư cách là Đảng cầm quyền đã có nền tảng lý luận khoa học và cách mạng?

Từ những gì Đảng ta mà trực tiếp là Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ban Bí thư, Bộ Chính trị đã làm, đã chỉ đạo,... từ Đại hội Toàn quốc lần thứ 4 đến nay, và từ các văn kiện chính thức của Đảng như: Điều lệ Đảng, Nghị quyết các kỳ đại hội, các nghị quyết, chỉ thị, nghị định,... của Trung ương các khóa cho ta một sự nhìn nhận rằng: Những câu hỏi nói trên chưa có sự trả lời thỏa đáng và cần thiết.

Tại Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ 6, với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật,... Đảng ta đã tự thừa nhận rằng: Sự lạc hậu về mặt lý luận: lý luận về cách mạng xã hội, về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, lý luận về kinh tế,... là một trong những căn nguyên dẫn đến những sai lầm, khuyết điểm của Đảng để đất nước từ đỉnh cao của chiến thắng rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội.

Cũng với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật... hẳn Đảng ta đã đến lúc phải thừa nhận rằng: chúng ta đang lạc hậu về lý luận để xây dựng Đảng cầm quyền.

Lịch sử cách mạng Việt Nam khẳng định Đảng ta là một Đảng lãnh đạo giỏi, một Đảng lãnh đạo đầy đủ uy tín. Mong rằng Đảng ta sẽ là một Đảng cầm quyền giỏi, cầm quyền có uy tín trước đất nước và dân tộc.

 

Trần Minh Siêu

Nguyễn Sinh Sắc, Hoàng Thị Loan có ba người con là Nguyễn Thị Thanh (Bạch Liên nữ sĩ), Nguyễn Sinh Khiêm, Nguyễn Sinh Cung lớn lên biết tiếp thu sâu sắc sự giáo dục của gia đình nên đều thành những người yêu nước nồng nàn, hăng hái hoạt động để cứu nước, cứu dân, có đầy đủ nhân cách Nghệ An, riêng Nguyễn Sinh Cung đạt cấp độ cao hơn "Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất".

Trong ca khúc "Ai vô xứ Nghệ" nhạc của Phạm Tuyên, lời thơ Cù Huy Cận, được ca sĩ Anh Thơ thể hiện, thường phát trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam, phần cuối ca khúc có lời như sau:

"Ôi tâm hồn xứ Nghệ

Trong hồn Việt Nam ta

Có từ thuở ông cha,

Rất xưa và rất trẻ,

Giống như Bác Hồ ta

Một con người xứ Nghệ

Giống như Bác Hồ ta,

Một con người xứ Nghệ".

Như vậy, Bác Hồ là hình mẫu trọn vẹn nhân cách con người xứ Nghệ. Nói theo duyên cách địa lý năm 1831 dưới triều vua Minh Mạng chia xứ Nghệ thành hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, thì gọi là nhân cách người Nghệ An.

Thuở thiếu thời, khi còn sống ở làng Hoàng Trù, xã Chung Cự (nay là xã Kim Liên), Nguyễn Sinh Cung thường theo ông bà ngoại và cha mẹ, có khi theo bạn bè cùng trang lứa đến chơi các gia đình láng giềng, được tiếp xúc với tầng lớp nhân dân, trong đó có những người tri thức nông thôn là các nhà Nho đậu đạt, nhưng không muốn làm quan, hoặc nỗ lực dùi mài kinh sử, chờ ngày để đấu trí thi tài ở trường thi. Tiêu biểu cho tầng lớp trí thức nông thôn ở làng Hoàng Trù thời đó có nhà Nho Vương Thúc Độ và Cử nhân Hoàng Phan Quỳnh.

Có một hôm Nguyễn Sinh Cung đến chơi nhà Vương Thúc Độ thấy trên xà nhà có viết câu chữ Hán: "Thao tâm cần khổ, hảo ái nhân quần". Với trí tò mò của đứa trẻ ham hiểu biết, Nguyễn Sinh Cung hỏi Vương Thúc Độ câu chữ Hán viết trên xà nhà có ý nghĩa gì? Vương Thúc Độ vui vẻ giải thích ngắn gọn: "thao tâm" là kiên trì về tâm trí, "cần khổ" là siêng năng, chịu khổ trong cuộc sống, "hảo ái nhân quần" là có lòng tốt thương yêu nhân dân. Ở đời, con người có làm được như thế mới mong lập được sự nghiệp lớn.

Vương Thúc Độ ghi câu này lên xà nhà là để nhắc mình hàng ngày phải kiên trì phấn đấu trong học tập, nhẫn nại trong cuộc sống để gặt hái được kết quả tốt đẹp hơn.

Như thế, hàng chữ Hán ghi trên xà nhà rất súc tích, được chủ nhà giải thích dễ hiểu, đã gợi ý nhẹ nhàng cho Nguyễn Sinh Cung sớm có ý thức biết kiên trì trong học tập, chịu khổ nhẫn nại, siêng năng trong cuộc sống về sau sẽ trở thành người hữu ích cho xã hội.

Khi được gia đình gửi đến học với Cử nhân Hoàng Phan Quỳnh, Nguyễn Sinh Cung thấy trên bức tường phía cuối lớp học có hàng chữ: "Tiên học lễ, hậu học văn", Nguyễn Sinh Cung mạnh dạn hỏi thầy:

- Dạ thưa thầy, "lễ" quan trọng như thế nào mà phải học trước "văn"?

Thầy vui vẻ trả lời: Học "văn" là để bồi bổ kiến thức nhưng để kiềm chế được dục vọng tầm thường của bản thân mình thì phải học "lễ". Ai muốn nên thân người thì phải có "lễ" để rèn luyện bản thân, kiềm chế được dục vọng tầm thường, để vươn lên trong cuộc sống. Nếu ai đó có được chút nhân đức là do họ có "lễ nghĩa" vậy. Nghe thầy giải thích ngắn gọn, súc tích như vậy, Nguyễn Sinh Cung bắt đầu ý thức được học trò đến thị giáo thầy, trước tiên là phải "lễ" tức là học cách làm người.

Những giáo lý lễ nghĩa đó kết hợp với thân giáo hằng ngày của người cha là Nguyễn Sinh Sắc, đặc biệt là người mẹ Hoàng Thị Loan đã thấm dần vào ký ức tuổi xanh của Nguyễn Sinh Cung, rồi được hoàn thiện dần theo sự tăng trưởng của tuổi đời đã thiết thực làm cho nhân cách người Nghệ An trong Nguyễn Sinh Cung từng bước được nâng cao.

Sau khi đậu Phó bảng (1901), Nguyễn Sinh Sắc cùng các con chuyển về quê nội làng Sen sinh sống. Sau đó, Nguyễn Sinh Sắc được triều đình Huế vời ra làm quan, nhưng bản tính ông không muốn ra làm quan, nên đã cáo quan ở nhà, sống thanh bần và thân thiện với bà con họ hàng, làng xóm. Do có lòng thương dân và sống hòa hợp với nhân dân nên được mọi người ngưỡng mộ, tôn kính gọi là quan Phó bảng.

Để răn dạy con cháu sống theo nếp thanh bạch, hiếu dân của mình, Nguyễn Sinh Sắc đã viết lên xà nhà câu: "Vật dĩ quan gia, vi ngô phong dạng" (nghĩa là "đừng lấy phong cách nhà quan, làm phong cách nhà mình"). Giáo lý gia phong đó của người cha kính yêu đã thấm đẫm vào đầu óc non trẻ của Nguyễn Sinh Cung, trở thành nếp sống thường ngày, đồng hành suốt các nẻo đường cứu nước, cứu dân, được nâng lên mẫu mực, trở thành đạo đức Hồ Chí Minh.

Nhà của Nguyễn Sinh Sắc ở làng Sen lúc này trở thành nơi hội tụ của những người có tâm hồn văn hóa và tư tưởng yêu nước trong vùng như: Phan Bội Châu, Vương Thúc Quý, Trần Văn Lương, Nguyễn Quý Song, Đặng Nguyên Cẩn,...

Một đêm, Phan Bội Châu đến chơi nhà Nguyễn Sinh Sắc, hai người ngồi giữa sân uống rượu, ngâm thơ, đàm luận thời cuộc, có Nguyễn Sinh Cung đứng bên cạnh giúp cha tiếp khách. Nhân thấy trăng lên sáng đẹp, Phan Bội Châu liền ra cho Nguyễn Sinh Sắc một vế đối: "Nguyệt thương bạch" (nghĩa là "Mặt trăng lên sáng đẹp").

Nguyễn Sinh Cung lễ phép ứng khẩu đối lại: "Nhật xuất hồng" (nghĩa là "Mặt trời mọc đỏ rực"). Phan Bội Châu nghe xong tấm tắc khen ngợi và nói rằng: "Nếu cháu biết rèn luyện bản thân, thì sau này sẽ làm nên đại sự cho đất nước". Từ đó, Phan Bội Châu đã chú ý bồi dưỡng lòng yêu nước và những hiểu biết cần thiết khác cho Nguyễn Sinh Cung, nhất là khi Nguyễn Sinh Cung cảm thụ được hai câu thơ của Tùy Viên mà Phan Bội Châu thường ngâm:

Túc dạ bất vong duy trúc bạch,

Lập thân tối hạ thị văn chương.

Dịch nghĩa:

Khuya sớm những mong ghi sử sách

Lập thân hèn nhát ấy văn chương(1).

Từ quan hệ thân thiết chặt chẽ giữa Nguyễn Sinh Sắc và Phan Bội Châu nên tư tưởng yêu nước và nhân cách cao thượng của ông đã ảnh hưởng sâu sắc tới Nguyễn Sinh Cung. Về sau, trên con đường hoạt động cứu nước, Người đã có lần tỏ lòng ngưỡng mộ, biết ơn Phan Bội Châu là: "Bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập, được hai mươi triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng"(2).

Thuở ấy, trước nhà Phó bảng có lò rèn Cố Điền. Cố Điền là người thợ rèn cần mẫn, thật thà, được nhân dân trong vùng yêu mến.

Được ông Nguyễn Sinh Sắc cho phép, Nguyễn Sinh Cung những lúc rảnh rỗi thường ra lò rèn giúp Cố Điền thụt bễ để rèn các dụng cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp mà nhân dân trong vùng đang có nhu cầu sử dụng, Nguyễn Sinh Cung rất quý trọng Cố Điền và Cố Điền cũng rất mực yêu mến Nguyễn Sinh Cung.

Trong bối cảnh xã hội Việt Nam lúc này, nhất là ở vùng Nam Đàn xứ Nghệ An, ở đâu nhân dân cũng đang bàn tán sôi nổi về nhục mất nước, về sự bóc lột tàn ác và đàn áp dã man của bọn phong kiến Nam triều, của thực dân Pháp xâm lược, cũng bàn về phong trào đấu tranh để giải phóng đất nước của nhân dân ta, sôi nổi nhất, nóng bỏng nhất là các phong trào cứu nước đang diễn ra trên quê hương xứ Nghệ, tiêu biểu có cuộc khởi nghĩa chống Pháp của Phan Đình Phùng ở Hương Khê, Hà Tĩnh, của Nguyễn Xuân Ôn, Lê Doãn Nhã ở Diễn Châu, Yên Thành, đặc biệt là những câu chuyện mang tính giai thoại về Giải San (Phan Bội Châu) đang ấp ủ, hứa hẹn một vị thánh Nam Đàn xuất hiện để đáp ứng trông đợi, kỳ vọng của nhân dân.

Lò rèn Cố Điền là một câu lạc bộ dân gian, đậm đà tính dân chủ, không sợ sự ràng buộc của bọn thống trị đương thời, cho nên mọi người được nói chuyện thoải mái, tự do. Tất cả những câu chuyện đưa ra bàn luận tại lò rèn Cố Điền đều là những vấn đề nóng bỏng đang diễn ra trong làng, xã. Khi bàn luận có biểu dương cái tốt, cái đẹp, cái mới mẻ tiến bộ, có phê phán cái xấu, cái ác, cái lạc hậu lỗi thời,...

Lò rèn Cố Điền là một môi trường sinh hoạt dân gian lành mạnh giúp cho Nguyễn Sinh Cung bắt đầu làm quen với lao động chân tay, làm thủ công nghiệp thô sơ. Thông qua sinh hoạt lao động mà Nguyễn Sinh Cung càng hiểu sâu sắc hơn nội dung những câu chuyện nhân dân đang đàm luận, về cội nguồn văn hóa quê hương xứ sở. Từ đó làm nẩy sinh trong con người non trẻ của Nguyễn Sinh Cung tình cảm quý trọng, yêu thương nhân dân, đặc biệt là nhân dân lao động. Cũng từ đây, chí căm thù bọn phong kiến Nam triều và thực dân Pháp xâm lược nảy nở và ngày càng sâu nặng trong con người Nguyễn Sinh Cung.

Sau hơn 50 năm, ngày 16/6/1957, lúc đó Nguyễn Sinh Cung đã trở thành Chủ tịch Hồ Chí Minh vô vàn kính yêu trở về thăm quê hương lần đầu, khi đi từ ngôi nhà mình ở làng Sen ra cổng, Người bồi hồi xúc động chỉ tay về phía trước hỏi bà con đi bên cạnh: "Trong này có lò rèn Cố Điền, mấy lâu nay còn tiếp tục rèn nữa không?".

Nguyễn Sinh Sắc và Hoàng Thị Loan rất quan tâm đến việc học hành của con cái. Khi về sống ở làng Sen, Nguyễn Sinh Sắc cho Nguyễn Sinh Cung tới học với Cử nhân Vương Thúc Quý là bạn chí thân của mình.

Vương Thúc Quý là con trai của Tú tài Vương Thúc Mậu, thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở núi Chung năm 1885. Trong một cuộc chiến đấu ác liệt với thực dân Pháp diễn ra trên đất làng Sen, Vương Thúc Mậu đã anh dũng hi sinh.

Sau khi đậu cử nhân năm 1891, vì nặng nợ nước, thù nhà Vương Thúc Quý không đi thi Hội và cũng không chịu ra làm quan, mà ở nhà mở lớp dạy học và tham gia hoạt động cứu nước.

Vương Thúc Quý dạy học trò không nặng về tầm chương trích cú một cách giáo điều, mà dùng sách vở của thánh hiền để giảng dạy cho học trò hiểu về đạo lý làm người, phải biết yêu thương nhân dân, không ham tiền tài danh vọng, biết hy sinh để cứu nước, để làm nghĩa vụ cao cả của người dân.

Nguyễn Sinh Cung là người học trò được Vương Thúc Quý chọn để bồi dưỡng thêm lòng yêu nước và nhân cách người Nghệ An.

Ít lâu sau, Vương Thúc Quý lên đường qua Nhật theo tiếng gọi Đông du của Phan Bội Châu, nhưng trên đường sang Nhật Bản, vừa tới Nam Định thì bị ốm nặng, phải quay trở lại quê nhà. Ngày 19/7/1907, thầy qua đời. Trước khi mất, Vương Thúc Quý cố ngồi dậy, bảo người ngồi bên cạnh đưa giấy bút viết tám chữ "Phục thù vi báo, thử sinh đồ hư" (nghĩa là "thù cha chưa trả được, đời này thật uổng) rồi trút hơi thở cuối cùng.

Niềm ưu tư thù nhà, nợ nước của Vương Thúc Quý đã truyền cảm hứng mãnh liệt sang Nguyễn Sinh Cung, làm cho tư tưởng yêu nước và nhân cách người Nghệ phát triển cao hơn.

Trong cả hai lần về thăm quê hương Kim Liên (1957 và 1961) Chủ tịch Hồ Chí Minh đều tôn kính nhắc tới Cử nhân Vương Thúc Quý, Người ân cần nói: "Thầy Cử Vương là thầy học của Bác thời niên thiếu".

Ở làng Sen, tuy có được cuộc sống an bần trong tình thương yêu quý trọng của bà con họ hàng, làng xóm, nhưng sự ưu tư đối với dân, với nước đang thôi thúc Nguyễn Sinh Sắc làm thế nào để cứu dân, cứu nước thắng lợi. Vì thế, Nguyễn Sinh Sắc cùng con trai là Nguyễn Sinh Cung quyết định thực hiện một lộ trình để đàm đạo với các sỹ phu yêu nước ở Nghệ Tĩnh.

Mở đầu lộ trình, năm 1903 Nguyễn Sinh Sắc đưa Nguyễn Sinh Cung lên xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương nhân dịp nhân dân ở đây thỉnh cầu ông lên dạy cho con em họ học tập. Làng Võ Liệt và làng Nguyệt Bổng thuộc huyện Thanh Chương tọa lạc bên bờ sông Lam, đối diện nhau qua bến Đồ Rộ, đều là mảnh đất có bề dày truyền thống văn hóa và yêu nước. Đây là quê hương của Phan Đà, một tướng trẻ, tài ba của Lê Lợi trong phong trào đánh đuổi quân xâm lược nhà Minh và nhiều anh hùng nghĩa khí khác.

Hoạt động ở đây một năm, Nguyễn Sinh Sắc đưa Nguyễn Sinh Cung về làng Trung Cần trên hữu ngạn sông Lam thuộc huyện Nam Đàn là quê hương của Thám hoa Nguyễn Đức Giao và nhiều tri thức Hán học nổi tiếng khác. Có khi lên thăm di tích lịch sử Lục Liên Thành, do nghĩa quân Lê Lợi xây dựng trên ngọn Hoàng Tâm, thuộc dãy Thiên Nhẫn; lên đỉnh Bùi Phong viếng miếu La sơn Phu tử Nguyễn Thiếp, một quân sư lừng danh thời Tây Sơn. Sau đó chuyển sang làng Du Đồng, thuộc vùng Hạ Bồng, huyện Đức Thọ, vốn nằm trong vùng căn cứ địa của cuộc khởi nghĩa Hương Khê; ông đến tận làng Công Thái, quê hương của Đình nguyên Phan Đình Phùng, thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa chống Pháp thời Văn Thân. Sau đó cha con Nguyễn Sinh Sắc ra tận huyện Diễn Châu đàm đạo với Võ Tất Đắc, một tri huyện ở Thanh Hóa đã cáo quan về làng Vạn Phần; thăm ông Võ Khang Tế ở làng Hậu Luật (nay là xã Diễn Bình), từng làm Tương tán quân vũ trong cuộc khởi nghĩa chống Pháp của cụ Nghè Nguyễn Xuân Ôn; lên xã Tràng Sơn, huyện Yên Thành, quê hương của Phó bảng Lê Doãn Nhạ, một lãnh tụ chống Pháp; ra làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, một làng văn vật, khoa bảng nổi tiếng cả nước, có nhiều chí sĩ yêu nước; có lúc ra đến huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, quê hương của lãnh tụ chống Pháp Nguyễn Quang Bích,...

Những địa phương cha con Nguyễn Sinh Sắc đến đều có phong trào đấu tranh chống Pháp sôi nổi và anh dũng, những người ông kết giao, đàm đạo thời cuộc đều là những người có lòng yêu nước, có chí cứu nước.

Trong lúc đàm đạo thời cuộc với các nhà Nho yêu nước, Nguyễn Sinh Sắc thường phê phán lối học của các cụ đương thời là "chi diệp, chi văn" (nghĩa là lối văn trên cành, trên lá) là không thiết thực, không phù hợp với thực trạng đang diễn ra trong xã hội. Đặc biệt, Nguyễn Sinh Sắc cùng các sỹ phu yêu nước đang lao tâm, khổ tứ để mong giải đáp câu hỏi lớn: Tại sao cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng, Nguyễn Xuân Ôn, Lê Doãn Nhạ,... trên quê hương Nghệ An, kể cả các cuộc khởi nghĩa ở đất Bắc như Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Quang Bích, Hoàng Hoa Thám,... rất sôi động và oanh liệt, nhưng kết cục đều không thắng lợi được. Nỗi ưu tư vận mệnh đất nước càng dày vò, nung nấu tâm can các cụ.

Nội dung các cuộc đàm luận này đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình phát triển yêu nước của Nguyễn Sinh Cung, góp phần quan trọng để Người chọn lựa con đường sẽ đi sau này.

Nhắc đến thực trạng sôi động và tình thế gay cấn này, về sau khi trả lời phỏng vấn Nhà báo Mỹ Anna Lui Xtơrong, Người đã nói rằng: "Nhân dân Việt Nam, trong đó có ông cụ thân sinh ra tôi lúc này thường hỏi nhau rằng: Ai sẽ là người giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp. Người này nói là Nhật, người khác nói là Anh, có người khác nữa nói là Mỹ. Tôi thì thấy phải đi ra nước ngoài để xem cho rõ"(3).

Tư duy độc đáo của Nguyễn Sinh Cung lúc này là muốn ra nước ngoài để học tập, để giúp đồng bào. Có thể nói ở Việt Nam, trước Nguyễn Sinh Cung chưa có ai có tư duy này. Nhưng đi sang phương Đông hay phương Tây thì lúc này chưa thấy Nguyễn Sinh Cung nói cụ thể.

Năm 1905, Trường Tiểu học Pháp - Việt Vinh được mở. Theo ý kiến của cụ Nghè Nguyễn Quý Song, muốn hiểu Pháp thì phải học chữ Pháp, muốn đánh thắng Pháp thì phải học văn minh Pháp. Nguyễn Sinh Sắc quyết định cho Nguyễn Sinh Cung vào học Trường Tiểu học Pháp - Việt Vinh, cách quê nhà Kim Liên 15km, ở các lớp học Pháp - Việt, phía trên bảng đen có 3 chữ Pháp "Liberté, Égalite,    Fraternité" (nghĩa là Tự do - Bình đẳng - Bác ái). Lý tưởng được trưng lên ở vị trí trang trọng trong lớp học thì cao đẹp như vậy, nhưng thái độ các thầy giáo người Pháp đối với học sinh và nhất là thực tế xã hội đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ ở khắp mọi nơi, Nguyễn Sinh Cung thấy hoàn toàn trái ngược hẳn.

Trình độ nhận thức các vấn đề xã hội đang diễn ra của Nguyễn Sinh Cung lúc này bắt đầu có quan điểm cụ thể, toàn diện, lịch sử. Do đó, Nguyễn Sinh Cung đã nảy ra ý muốn táo bạo đến tận nơi phát sinh ra ba chữ: "Tự do - Bình đẳng - Bác ái" để tìm ra bản chất vốn có của nó.

Về sau, trên con đường hoạt động cứu nước, khi trả lời phỏng vấn của Nhà báo Xô viết Oxíp Mandexn Tam, Người nói: "Khi tôi độ 13 tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe 3 chữ: Tự do - Bình đẳng - Bác ái,... và tự thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn sau những từ ấy"(4).

Như vậy, hoài bão của Nguyễn Sinh Cung muốn sang tận nước Pháp, đất nước đã khởi xướng ra ba chữ: "Tự do - Bình đẳng - Bác ái" để xem xét, để học tập đã chớm nở từ trong gia đình của Nguyễn Sinh Sắc trên quê hương Nghệ An.

Đầu năm Ất Tỵ (1905), Phan Bội Châu xuất dương sang Nhật Bản, phát động phong trào Đông du sôi nổi khắp cả nước. Thượng tuần tháng 7 năm ấy, Phan Bội Châu bí mật về nước, rồi về quê hương Nghệ An họp các đảng viên chủ chốt trong chiếc thuyền đậu trên sông Lam, bàn kế hoạch tuyển lựa học sinh xuất dương. Phan Bội Châu thấy Nguyễn Sinh Cung là một thiếu niên thông minh, có chí khí, cụ dự định đưa sang Nhật Bản. Theo Trần Dân Tiên kể lại trong tác phẩm "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch" thì "Cụ Phan Bội Châu muốn Anh đưa một số thanh niên sang Nhật. Nhưng Anh không đi"(5).

Từ chối đường Đông du của Phan Bội Châu, Nguyễn Sinh Cung ở lại với cha trên quê hương Nghệ An tiếp tục học tập và bắt đầu có những hoạt động cứu nước. Về sau, khi có dịp thuận tiện, Người đã vui vẻ kể lại những việc làm cứu nước trong thời gian này như sau:

Ngày 27/10/1946, Nguyễn Thị Thanh (Bạch Liên) ra Hà Nội gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cùng đi có hai người cháu là Nguyễn Sinh Thọ (Nguyễn Tự Cường) và Nguyễn Văn Danh (Hồ Quang Chính), trong lúc nói chuyện Chủ tịch Hồ Chí Minh hỏi Nguyễn Văn Danh: "Quê cháu ở làng nào?". Nguyễn Văn Danh trả lời: "Thưa ông, quê cháu ở làng Thọ Toán, cuối huyện Nam Đàn, gần sông Lam. Gần cầu sắt Yên Xuân". Đến đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Ờ, ờ, ông nhớ ra rồi, vùng đó có bãi giữa khá to của sông Lam, có lần ông đã đi đò dọc qua đó để đưa thư cho các cụ hoạt động chống đế quốc Pháp"(6).

Trong tác phẩm "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch" Trần Dân Tiên cũng viết: "Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là người thiếu niên 15 tuổi. Người thiếu niên đã sớm hiểu biết và rất đau xót trước cảnh thống khổ của đồng bào. Lúc bấy giờ, Anh đã có chí đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào. Anh đã tham gia công tác bí mật, nhận công việc liên lạc"(7).

Như vậy, trong quá trình hình thành nhân cách Nghệ An trong con người Nguyễn Sinh Cung, tư tưởng yêu nước đã phát triển mạnh, đã có những hoạt động cứu nước cụ thể khi đang sống với cha là Nguyễn Sinh Sắc trong gia đình mình ở làng Sen, trên quê hương mến yêu Nghệ An.

Tiếp đó, hoài bão lớn lao và táo bạo đi sang tận nước Pháp ở trời Âu để học tập, để xem xét, chọn lọc hướng đi mới, rồi trở về nước lãnh đạo nhân dân Việt Nam đấu tranh giành lại độc lập cho tổ quốc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân cũng nảy nở trong gia đình cụ Nguyễn Sinh Sắc, trên quê hương Nghệ An.

Đúng là từ chất lượng của sự giáo dục, đạo đức, lối sống trong gia đình Nguyễn Sinh Sắc, Hoàng Thị Loan là lò đúc tạo dựng được nhân cách Nghệ An trong người Nguyễn Sinh Cung, một cách trọn vẹn, hoàn mỹ.

 

Chú thích

1. Phan Bội Châu niên biểu, Nxb. Văn Sử Địa, Hà Nội, 1957, tr.30.

2. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 2 (1/1925 - 2/1930), Nxb. Sự thật, Hà Nội 1998, tr.18.

3. Báo Nhân dân số ra ngày 18/5/1965, trong bài "Ba lần nói chuyện với Chủ tịch Hồ Chí Minh" của Nhà báo Mỹ Anna Lui Xtơrong.

4. Trong bài "Đến thăm một chiến sỹ Cộng sản Quốc tế - Nguyễn Ái Quốc" của Oxíp Manđenx Tam, đăng trên Tạp chí "Tia lửa nhỏ", số 39, ngày 23/12/1923.

5. Trần dân Tiên, "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch", Nxb Văn học, Hà Nội, 1969, tr.10-11.

6. Bác Hồ gặp chị và anh ruột của Hồ Quang Chính, Nxb. Nghệ An, 1997, tr.17.

7. Trần Dân Tiên, "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch", Nxb. Văn học, Hà Nội, 1969, tr.10.

 

 




Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây