HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Chuyên san KHXH&NV số 6/2019
Nội dung:

Đoàn Mạnh Tiến

          Chủ tịch Hồ Chí Minh không những là vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại mà còn là một nhà báo lớn. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Người thường nhắc nhở các nhà báo khi chuẩn bị viết bài báo, trước hết phải chú ý đến người đọc. "Trước khi cầm bút, các nhà báo phải tự đặt ra câu hỏi: "Mình viết cho ai đọc?". Câu trả lời rõ ràng là: Mình viết cho quần chúng nhân dân, cho người lao động đọc, phải viết cho họ như viết cho người bạn tâm tình, người đồng chí thân thiết với tất cả thái độ tôn trọng và lòng yêu mến chân thành" (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 3, trang 258). Như vậy, Người đã xác định rõ ràng: quần chúng nhân dân, người lao động là đối tượng mà các nhà báo phải hướng tới. Bởi vậy, Người đã nhiều lần căn dặn rằng, khi cầm bút viết, mỗi nhà báo cần phải chú ý những điều sau đây:

Một là, "phải viết cho sát đối tượng. Muốn vậy, phải viết theo cách nói của quần chúng nhân dân, phải sử dụng những từ ngữ mà họ hay dùng, những cách nói quen thuộc trong đời sống hàng ngày của họ" (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 2, trang 231). Về mặt này, Bác Hồ là tấm gương mẫu mực. Người viết thư cho tầng lớp nào thì Người dùng cách nói phù hợp với tầng lớp đó, làm cho họ thấy gần gũi, dễ hiểu, phù hợp với mình. Ví dụ khi viết thư gửi đồng bào đạo Phật, Người đã dùng những chữ họ vốn hay dùng, làm cho họ trở về với những điều họ đã biết, lấy những điều đã biết để hiểu cái mới mà Người muốn nói: "Đời sống của nhân dân ta dần dần được cải thiện, cũng như tôn chỉ mục đích của đạo Phật nhằm xây dựng cuộc đời thuần mỹ, chí thiện, bình đẳng, yên vui và no ấm... Cuối cùng tôi xin chúc các vị luôn mạnh khỏe, tinh tiến tu hành, phục vụ chúng sinh, phụng sự Tổ quốc, bảo vệ hòa bình". Hoặc khi viết cho nông dân về việc phải tẩy sạch nạn tham ô, lãng phí thì Bác lại nói theo cách nói của nông dân: "Ta muốn lúa tốt thì phải nhổ cỏ cho sạch, nếu không thì dù cày bừa có kỹ, bón phân nhiều lúa vẫn xấu và lúa bị cỏ át đi. Muốn thành công trong việc tăng gia sản xuất và tiết kiệm cũng phải nhổ cỏ cho sạch, nghĩa là phải tẩy sạch nạn tham ô, lãng phí, quan liêu" (Báo Nhân dân, 18/6/1961).

Hai là, phải viết giản dị, dễ hiểu. Bác từng căn dặn: "Nhớ là phải viết ngắn gọn, rõ ràng, nói những điều thiết thực, đi thẳng vào nội dung mình định nói, không kề cà, dài dòng" (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, trang 185). Ví dụ như khi nói về các khái niệm "dân chủ", "chuyên chính", những khái niệm rất trừu tượng, khó hiểu nhưng Bác lại dùng những chữ gần gũi, quen thuộc với quần chúng nhân dân nên họ thấy cụ thể và dễ hiểu: "Như cái hòm đựng của cải thì phải có khóa. Nhà thì phải có cửa. Khóa và cửa cốt đề phòng kẻ gian ăn trộm. Dân chủ là của cải quý báu nhất của nhân dân, chuyên chính là cái khóa, cái cửa để đề phòng kẻ phá hoại, nếu hòm không có khóa, nhà không có cửa thì sẽ mất cắp hết. Cho nên có cửa thì phải có khóa, có nhà thì phải có cửa. Thế thì dân chủ cũng cần phải có chuyên chính để giữ gìn lấy dân chủ" (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, trang 205). Khi quần chúng đọc những câu trên thì họ thấy cái cửa, cái hòm, cái khóa rất cụ thể, quen thuộc với họ, cho nên họ thấy các khái niệm "dân chủ", "chuyên chính" được Người giải thích rất rõ, cho nên đọc thấy dễ hiểu.

Ba là, bài báo phải có tính chiến đấu, phải đấu tranh không khoan nhượng chống kẻ thù giai cấp, chống tiêu cực, tham nhũng,... Theo Bác, "mỗi nhà báo phải luôn luôn tự xác định báo chí là một mặt trận, mỗi người là một chiến sĩ trên mặt trận ấy, phải tham gia vào cuộc đấu tranh tư tưởng, phê bình những cái sai, những thói hư tật xấu trong xã hội, xây dựng cuộc sống mới, con người mới, dám bảo vệ cái đúng, không uốn cong ngòi bút của mình" (Bài nói chuyện tại Đại hội Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ ba - 1962). Về mặt này, Bác đã nêu gương sáng. Các bài của Bác như "Bản án chế độ thực dân Pháp", "Tội ác của giặc Mỹ trời không dung, đất không tha", "Chống tham ô, lãng phí, quan liêu", v.v... đã góp phần quan trọng vạch mặt kẻ thù, xây dựng xã hội mới.

Bốn là, phải viết cho hấp dẫn, sinh động, lôi cuốn người đọc. Muốn vậy, phải chịu khó tìm tòi những từ ngữ, hình ảnh, cách nói hay để thu hút người đọc. Như Bác từng viết: "Chủ nghĩa đế quốc như con đỉa hai vòi", "Đi theo chủ nghĩa cá nhân thì cuộc đời mình sẽ xuống dốc, mà xuống dốc thì dễ hơn lên dốc""Có đức mà không có tài thì chỉ giống như ông bụt ngồi trên chùa, không giúp được ai", "Với niềm phấn khởi như mùa xuân, nhiệt tình như ánh nắng, chúng ta hãy bước vào công việc", v.v...

Năm là, các nhà báo phải thường xuyên rèn luyện toàn diện để đáp ứng nhu cầu của thời đại và của xã hội và của người đọc. "Trước hết, để làm tròn nhiệm vụ của mình, các nhà báo phải tự mình tu dưỡng đạo đức cách mạng trong đó có đạo đức nhà báo, thường xuyên học tập chính trị để nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, đi sâu vào thực tế, đi sâu vào quần chúng lao động bởi vì báo chí là để phục vụ quần chúng nhân dân. Không những phải trau dồi bản lĩnh chính trị vững vàng mà còn phải tích cực học tập nghiệp vụ, văn hóa, khoa học kỹ thuật" (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, trang 215). Trong điều kiện hiện nay, những lời Bác dạy trên đây càng có ý nghĩa thời sự, tình hình chính trị, tư tưởng bên cạnh những thuận lợi, vẫn có những diễn biến phức tạp, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, v.v... đòi hỏi mỗi nhà báo phải luôn luôn tự rèn luyện mình, phải khiêm tốn học hỏi.

Sáu là, khi viết báo phải cẩn trọng, kiên trì, công phu, "khi viết xong rồi, mỗi nhà báo phải đọc đi đọc lại nhiều lần, tự xem xét có sai gì về ý, về câu, về chữ không. Nếu có sai thì phải sửa ngay. Bởi vì khi đang viết thì bài là của mình, đến khi đăng bài rồi thì cả xã hội đọc nên phải rất cẩn thận, phải dò từng ý, từng câu" (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 2, trang 35).

Trên đây, chúng tôi chỉ mới tóm tắt một số vấn đề chính mà Bác căn dặn các nhà báo. Có thể nói đây là một trong những di sản quý giá đối với những người cầm bút hôm nay. Chúng ta hãy cùng nhau suy ngẫm, thực hành, góp phần thắng lợi vào phong trào học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.



 

Hồ Bất Khuất

Trong những năm gần đây, việc trao đổi về mối quan hệ giữa báo chí và mạng xã hội đã trở nên thường xuyên và khá nóng bỏng. Vấn đề nằm ở chỗ có khá nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí là đối lập nhau trong việc đánh giá vai trò của mạng xã hội đối với hệ thống truyền thông nói chung, báo chí nói riêng.

Sức mạnh của mạng xã hội là không phải bàn cãi!

Mạng xã hội (MXH) là một cụm từ đã trở nên quá quen thuộc đối với chúng ta. Hiện nay, hầu hết những người biết đọc, biết viết đều sử dụng MXH. MXH xuất phát từ một cụm từ tiếng Anh: Social Networking Service (dịch đầy đủ ra tiếng Việt là Dịch vụ mạng xã hội) - Là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet với nhiều mục đích khác nhau, không bị hạn chế về không gian và thời gian. Những người tham gia MXH còn được gọi là cư dân mạng.

MXH có những tính năng như chat, e-mail, voice chat, chia sẻ file, blog... MXH liên kết cư dân mạng với nhau và trở thành một phần tất yếu của cuộc sống hàng ngày của hàng tỷ người trên khắp thế giới. Hiện nay thế giới có hàng trăm dịch vụ mạng xã hội khác nhau, phổ biến như MySpace, Facebook, Google+, Zalo, Twitter, Instagram… Đặc điểm cơ bản của MXH bao gồm 2 đặc điểm cơ bản: 1. Có sự tham gia trực tuyến của các cá nhân; 2. Có các trang web mở, người tham gia tự xây dựng nội dung, các thành viên biết được các thông tin mà họ đưa lên. Như vậy, trên nền    Internet, MXH cho phép người dùng giao lưu và chia sẻ thông tin gần như không có giới hạn. Những thông tin này nhằm phục vụ những yêu cầu của cộng đồng; nâng cao vai trò của mỗi người trong việc tạo lập quan hệ và tự tổ chức xoay quanh những mối quan tâm chung trong những cộng đồng, thúc đẩy sự liên kết các tổ chức xã hội. Trong thời đại 4.0, MXH tạo ra siêu liên kết, siêu tương tác, siêu chia sẻ… Đây chính là sức mạnh vô cùng to lớn của MXH.

Đến thời điểm này, tất cả những người làm việc trong lĩnh vực truyền thông, dù muốn hay không đều phải công nhận vai trò quan trọng của MXH. Riêng các tòa soạn báo đều lặng lẽ thừa nhận sức mạnh to lớn của MXH và lên kế hoạch đối phó. Nhiều tòa soạn khôn ngoan đưa ra kế hoạch khai thác MXH trong chiến lược phát triển của mình. Rõ ràng, MXH đã trở thành một yếu tố không thể thiếu trong quy trình sản xuất các tác phẩm của các cơ quan báo chí, cũng như của từng cá nhân các nhà báo. Hầu hết các cơ quan báo chí đều quan tâm đến những gì mà MXH tạo ra, bởi chúng không chỉ giúp các tòa soạn tiếp cận nhiều bạn đọc hơn, mà còn được hỗ trợ bởi sự tham gia của cộng đồng.

Với sự hoạt động mạnh mẽ của MXH, một số khái niệm cơ bản trong lĩnh vực thông tin như "Truyền thông", "Báo chí", "Tuyên truyền" được hiểu dưới ánh sáng mới, nghĩa là chúng có thể thêm bớt nội hàm. "Truyền thông" được hiểu là sự hoạt động của hệ thống cung cấp, chia sẻ thông tin một cách khách quan. "Báo chí" là phần cốt lõi, là bộ phận tinh nhuệ nhất, chuyên nghiệp nhất của truyền thông; đang chịu áp lực lớn từ MXH. "Tuyên truyền" là hoạt động cung cấp, chia sẻ thông tin có định hướng, có mục đích rõ ràng, mang đậm tính chủ quan. Trong hoạt động của MXH, khái niệm "Tuyên truyền" hình như không được hoan nghênh, chào đón lắm. Điều này khiến các nhà báo - những người hoạt động truyền thông chuyên nghiệp - phải xem lại cách lấy tin, thẩm định tin, cung cấp tin của mình.

MXH đã khẳng định sức mạnh to lớn của nó trong hoạt động truyền thông khiến một số nhà nghiên cứu nhận định: MXH không chỉ chèn ép và "nuốt chửng" báo chí, mà nó còn "nuốt chửng" mọi thứ; nó "nuốt chửng" các chiến dịch vận động chính trị, tranh cử, bầu cử; nó "nuốt chửng" các hệ thống ngân hàng, ngành giải trí, bán lẻ; thậm chí, nó "nuốt chửng" cả nhưng hoạt động nhân đạo, nhân văn… Ở đây, chúng ta đặc biệt chú ý tới nhận định MXH đang chèn ép và có thể "nuốt chửng" báo chí.

Báo chí và MXH song hành và hợp lực

Ở Việt Nam, một số nhà lãnh đạo, chuyên gia trong lĩnh vực tuyên giáo, thông tin, tuyên truyền có ý cho rằng, MXH đang cạnh tranh với báo chí và đang có cơ hội vượt trội. Nếu các tòa soạn, các nhà báo không cảnh giác, MXH sẽ thắng trong cuộc cạnh tranh này. Đây là ý kiến đang lưu truyền trong một bộ phận không nhỏ thuộc những người làm công tác trong lĩnh vực chính trị - tư tưởng.

Ý kiến này dựa trên một thực tế là ở Việt Nam có trên 60 triệu người tham gia MXH, họ có mặt ở khắp mọi nơi nên thông tin và ý kiến của họ áp đảo khoảng 40.000 nhà báo chuyên nghiệp (mới khoảng 20.000 nhà báo được cấp Thẻ Nhà báo) làm việc trong gần 900 cơ quan báo chí. Hơn nữa, ý kiến của dân cư mạng thường tỏ ra hấp dẫn hơn vì họ nói và viết rất mạnh dạn.

Theo tôi, hiện tượng là như vậy nhưng bản chất vấn đề khác. Trên thực tế, MXH không cạnh tranh với báo chí vì đại bộ phận dân cư mạng không có ý định mưu sinh bằng việc cung cấp thông tin mang tính thời sự, chính trị (việc bán hàng online hay tạo ra các kênh giải trí là những câu chuyện khác). Hơn nữa, thông tin của MXH tuy nhanh, nhiều nhưng kém chất lượng, kém về độ tin cậy. Ý kiến trên MXH mang đậm tâm lý đám đông, lời lẽ lại gay gắt, thậm chí thô tục nên ít có sức thuyết phục. Do vậy, thông tin và ý kiến trên MXH chủ yếu chỉ có ý nghĩa tham khảo, chúng không thể trở thành cơ sở nhận thức của độc giả, thính giả, khán giả. Các cơ quan báo chí có thể hưởng lợi từ MXH nếu như các tòa soạn biết khai thác những điểm mạnh, điểm yếu của MXH.

Hoạt động của báo chí cần phải chuyên nghiệp hơn

Trên thực tế, MXH đang mang lại nhiều lợi ích cho các tòa soạn. MXH tạo ra các cuộc trao đổi, đối thoại đa chiều giữa tòa soạn, các nhà báo và độc giả. Hầu hết tòa soạn đều có Fangage để kết nối bạn đọc. Nhiều người chơi facebook thường giới thiệu những bài viết hay trên báo chí cho bạn bè bằng cách dẫn các đường link những bài báo đó. Đã xẩy ra nhiều trường hợp, khi các bình luận của dân cư mạng đã giúp các nhà báo tìm ra những góc nhìn mới, cách tiếp cận mới cho các bài viết của họ.

Một số chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông trên thế giới cho rằng, do sự phát triển như vũ bão của MXH, các nhà báo giờ đây không cần phải là người săn tin, phát hiện ra thông tin nữa, mà họ nên đảm trách sứ mạng thẩm định thông tin và giải thích thông tin đó. Tác giả Margaret Simons đã đưa ra nhận định trên tờ The Guardian (Anh quốc): "Các nhà báo đã trở thành những người tiếp nhận thông tin chứ không phải những người tạo ra thông tin". Đúng là đã xuất hiện một xu thế làm báo kiểu mới, theo đó các nhà báo sử dụng MXH để thu thập thông tin, thẩm định thông tin và sau đó cung cấp thông tin trong các bài viết của mình. Đã có hiện tượng một số "tin nóng" xuất hiện trên MXH trước khi được đăng tải trên các phiên bản điện tử của các cơ quan báo chí. Từ đây dẫn tới việc một số tòa soạn thành lập riêng nhóm "Biên tập viên MXH" có kỹ năng chuyên biệt để xử lý, khai thác thông tin trên MXH cho các trang báo của mình.

Ở Việt Nam cũng đã manh nha có những hoạt động này. Đã xuất hiện những nhà báo trong một tháng có tới 160 tin, bài được tòa soạn sử dụng. Những nhà báo này là "siêu nhân" đi nhiều, biết nhiều, viết khỏe thế sao? Không hề, họ hầu như không đi đâu, chỉ lên mạng, "lướt nét" và tìm những thông tin đáng giá. Họ không ngờ nghệch bê ngay và bê nguyên những thông tin này vào bài viết của mình, mà họ gọi điện cho các chuyên gia nhằm thẩm định độ tin cậy của thông tin rồi mới sử dụng.

Như vậy, rõ ràng MXH đã giúp cho việc chuyển tải tin tức kịp thời và rộng rãi hơn. Nhiều thông tin trên MXH được các cơ quan báo chí sử dụng. Báo chí có giấy phép đang nỗ lực làm tất cả những gì có thể trong khả năng của mình để cung cấp thông tin cho đọc giả nhanh hơn, nhiều hơn. Kết quả là thông tin trên MXH được "chính thức hóa" nên có "đời sống đàng hoàng" và phát huy tác dụng. Tuy nhiên, điều này cũng tạo ra nguy cơ là thông tin giả, thông tin kém chất lượng được đưa đến bạn đọc. Điều này là điều mà các nhà báo không mong muốn, nó tạo nên mối hoài nghi đối với sự thật.

Nhưng đã có không ít trường hợp thông tin trên báo chí có giấy phép không hề được kiểm chứng, không đảm bảo tính công bằng, tính cân bằng - những giá trị cốt lõi của báo chí. Một số chuyên gia đã bày tỏ mối quan ngại sâu sắc là MXH, một mặt giúp nâng hiệu suất làm việc của các nhà báo, giúp các tòa soạn có nhiều thông tin hơn, nhưng mặt khác, MXH cũng đang làm xói mòn những giá trị báo chí truyền thống, khiến báo chỉ trở nên ít tin cậy và dung tục hơn. Hiện nay, bạn đọc đang tiếp nhận tin tức pha trộn với tin đồn; những câu chuyện chân thật, cảm động kèm theo những câu chuyện giật gân, những nội dung được tài trợ (trả tiền)… Những điều này diễn ra vì tác động của MXH.

Trên thực tế, hoạt động của MXH tại Việt Nam có vẻ "nóng" hơn nhiều nước trên thế giới. Nguyên nhân nằm ở chỗ nhiều loại thông tin ở Việt Nam được cho là "nhạy cảm" nên báo chí có giấy phép (báo chí chính thống) không, hoặc là chậm công bố. Đây chính là cơ hội cho dân cư mạng thỏa sức lôi kéo sự chú ý của xã hội bằng những thông tin "nửa kín, nửa hở" (chủ yếu dựa vào nguồn tin giấu mặt, tin đồn). Ác một nỗi, nhiều thông tin trong số này sau đó được báo chí có giấy phép công bố, coi như khẳng định tin trên MXH là đúng sự thật. Điều này khiến cho MXH càng ngày càng trở nên có uy tín, thu hút nhiều người hơn.

Do đó, việc cần phải làm ngay là những người có trách nhiệm phát ngôn ở các cơ quan quan trọng của Đảng, Nhà nước cần cung cấp thông tin cho báo chí có giấy phép; cho phép họ công bố những thông tin sự thật (dù đây là những thông tin được xem là nhạy cảm). Điều này khiến MXH không còn cơ hội để tung tin "nửa kín, nửa hở" với những lời bình luận vô ý thức, thậm chí là cố tình nói xấu, bôi nhọ cá nhân hay tập thể nào đó. Để làm được điều này, cần có sự tư vấn của các chuyên gia và bản lĩnh của cán bộ phụ trách.

Các nhà báo chuyên nghiệp, ngoài kỹ năng nghề nghiệp là viết bài, chụp ảnh, ghi hình, cần phải có kỹ năng điều tra để thẩm định thông tin. Đây là yêu cầu cấp thiết đối với các nhà báo trong thời đại MXH đang phát triển mạnh mẽ, chiếm lĩnh nhiều vị trí quan trọng trong hệ thống truyền thông. Ngoài ra, những kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực công nghệ thông tin như lập trình, đồ họa cũng cần thiết đối với các nhà báo vì các cơ quan báo chí đang tổ chức hoạt động của tòa soạn theo phương châm "4 trong 1", nghĩa là một tòa soạn có thể sản xuất tác phẩm báo chí có cả 4 loại hình là báo in, phát thanh, truyền hình và báo điện tử.

Hiện nay, hơn bao giờ hết, nhà báo phải nâng cao đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động nghiệp vụ của mình. Tôn trọng sự thật là yêu cầu cơ bản đối với tin, bài của nhà báo. Nhà báo cũng phải luôn luôn tuân thủ nguyên tắc không hư cấu. Tiếp theo, nhà báo phải tự đề cao trách nhiệm cá nhân của mình. Những cái "TÔI" quan trọng trong tác phẩm báo chí như "cái tôi nhân chứng", "cái tôi thẩm định", "cái tôi chính kiến"… và đặc biệt, "cái tôi chính diện" phải được vận dụng triệt để, nghĩa là người xưng "Tôi" trong các tác phẩm báo chí phải luôn luôn bảo vệ cái thiện, chống lại cái ác.

Khi các nhà báo chuyên nghiệp có được những kỹ năng và những phẩm chất như vậy, họ sẽ tự tin tác nghiệp, hoạt động hiệu quả giữa thời nở rộ của




NHUẬN BÚT


Tác giả: article?img id=1491431
Tiêu đề: Chuyên san KHXH&NV số 6/2019
Ngày xuất bản: ngày 27 tháng 06 năm 2019
Nội dung:

Đoàn Mạnh Tiến

          Chủ tịch Hồ Chí Minh không những là vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại mà còn là một nhà báo lớn. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Người thường nhắc nhở các nhà báo khi chuẩn bị viết bài báo, trước hết phải chú ý đến người đọc. "Trước khi cầm bút, các nhà báo phải tự đặt ra câu hỏi: "Mình viết cho ai đọc?". Câu trả lời rõ ràng là: Mình viết cho quần chúng nhân dân, cho người lao động đọc, phải viết cho họ như viết cho người bạn tâm tình, người đồng chí thân thiết với tất cả thái độ tôn trọng và lòng yêu mến chân thành" (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 3, trang 258). Như vậy, Người đã xác định rõ ràng: quần chúng nhân dân, người lao động là đối tượng mà các nhà báo phải hướng tới. Bởi vậy, Người đã nhiều lần căn dặn rằng, khi cầm bút viết, mỗi nhà báo cần phải chú ý những điều sau đây:

Một là, "phải viết cho sát đối tượng. Muốn vậy, phải viết theo cách nói của quần chúng nhân dân, phải sử dụng những từ ngữ mà họ hay dùng, những cách nói quen thuộc trong đời sống hàng ngày của họ" (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 2, trang 231). Về mặt này, Bác Hồ là tấm gương mẫu mực. Người viết thư cho tầng lớp nào thì Người dùng cách nói phù hợp với tầng lớp đó, làm cho họ thấy gần gũi, dễ hiểu, phù hợp với mình. Ví dụ khi viết thư gửi đồng bào đạo Phật, Người đã dùng những chữ họ vốn hay dùng, làm cho họ trở về với những điều họ đã biết, lấy những điều đã biết để hiểu cái mới mà Người muốn nói: "Đời sống của nhân dân ta dần dần được cải thiện, cũng như tôn chỉ mục đích của đạo Phật nhằm xây dựng cuộc đời thuần mỹ, chí thiện, bình đẳng, yên vui và no ấm... Cuối cùng tôi xin chúc các vị luôn mạnh khỏe, tinh tiến tu hành, phục vụ chúng sinh, phụng sự Tổ quốc, bảo vệ hòa bình". Hoặc khi viết cho nông dân về việc phải tẩy sạch nạn tham ô, lãng phí thì Bác lại nói theo cách nói của nông dân: "Ta muốn lúa tốt thì phải nhổ cỏ cho sạch, nếu không thì dù cày bừa có kỹ, bón phân nhiều lúa vẫn xấu và lúa bị cỏ át đi. Muốn thành công trong việc tăng gia sản xuất và tiết kiệm cũng phải nhổ cỏ cho sạch, nghĩa là phải tẩy sạch nạn tham ô, lãng phí, quan liêu" (Báo Nhân dân, 18/6/1961).

Hai là, phải viết giản dị, dễ hiểu. Bác từng căn dặn: "Nhớ là phải viết ngắn gọn, rõ ràng, nói những điều thiết thực, đi thẳng vào nội dung mình định nói, không kề cà, dài dòng" (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, trang 185). Ví dụ như khi nói về các khái niệm "dân chủ", "chuyên chính", những khái niệm rất trừu tượng, khó hiểu nhưng Bác lại dùng những chữ gần gũi, quen thuộc với quần chúng nhân dân nên họ thấy cụ thể và dễ hiểu: "Như cái hòm đựng của cải thì phải có khóa. Nhà thì phải có cửa. Khóa và cửa cốt đề phòng kẻ gian ăn trộm. Dân chủ là của cải quý báu nhất của nhân dân, chuyên chính là cái khóa, cái cửa để đề phòng kẻ phá hoại, nếu hòm không có khóa, nhà không có cửa thì sẽ mất cắp hết. Cho nên có cửa thì phải có khóa, có nhà thì phải có cửa. Thế thì dân chủ cũng cần phải có chuyên chính để giữ gìn lấy dân chủ" (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, trang 205). Khi quần chúng đọc những câu trên thì họ thấy cái cửa, cái hòm, cái khóa rất cụ thể, quen thuộc với họ, cho nên họ thấy các khái niệm "dân chủ", "chuyên chính" được Người giải thích rất rõ, cho nên đọc thấy dễ hiểu.

Ba là, bài báo phải có tính chiến đấu, phải đấu tranh không khoan nhượng chống kẻ thù giai cấp, chống tiêu cực, tham nhũng,... Theo Bác, "mỗi nhà báo phải luôn luôn tự xác định báo chí là một mặt trận, mỗi người là một chiến sĩ trên mặt trận ấy, phải tham gia vào cuộc đấu tranh tư tưởng, phê bình những cái sai, những thói hư tật xấu trong xã hội, xây dựng cuộc sống mới, con người mới, dám bảo vệ cái đúng, không uốn cong ngòi bút của mình" (Bài nói chuyện tại Đại hội Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ ba - 1962). Về mặt này, Bác đã nêu gương sáng. Các bài của Bác như "Bản án chế độ thực dân Pháp", "Tội ác của giặc Mỹ trời không dung, đất không tha", "Chống tham ô, lãng phí, quan liêu", v.v... đã góp phần quan trọng vạch mặt kẻ thù, xây dựng xã hội mới.

Bốn là, phải viết cho hấp dẫn, sinh động, lôi cuốn người đọc. Muốn vậy, phải chịu khó tìm tòi những từ ngữ, hình ảnh, cách nói hay để thu hút người đọc. Như Bác từng viết: "Chủ nghĩa đế quốc như con đỉa hai vòi", "Đi theo chủ nghĩa cá nhân thì cuộc đời mình sẽ xuống dốc, mà xuống dốc thì dễ hơn lên dốc""Có đức mà không có tài thì chỉ giống như ông bụt ngồi trên chùa, không giúp được ai", "Với niềm phấn khởi như mùa xuân, nhiệt tình như ánh nắng, chúng ta hãy bước vào công việc", v.v...

Năm là, các nhà báo phải thường xuyên rèn luyện toàn diện để đáp ứng nhu cầu của thời đại và của xã hội và của người đọc. "Trước hết, để làm tròn nhiệm vụ của mình, các nhà báo phải tự mình tu dưỡng đạo đức cách mạng trong đó có đạo đức nhà báo, thường xuyên học tập chính trị để nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, đi sâu vào thực tế, đi sâu vào quần chúng lao động bởi vì báo chí là để phục vụ quần chúng nhân dân. Không những phải trau dồi bản lĩnh chính trị vững vàng mà còn phải tích cực học tập nghiệp vụ, văn hóa, khoa học kỹ thuật" (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, trang 215). Trong điều kiện hiện nay, những lời Bác dạy trên đây càng có ý nghĩa thời sự, tình hình chính trị, tư tưởng bên cạnh những thuận lợi, vẫn có những diễn biến phức tạp, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, v.v... đòi hỏi mỗi nhà báo phải luôn luôn tự rèn luyện mình, phải khiêm tốn học hỏi.

Sáu là, khi viết báo phải cẩn trọng, kiên trì, công phu, "khi viết xong rồi, mỗi nhà báo phải đọc đi đọc lại nhiều lần, tự xem xét có sai gì về ý, về câu, về chữ không. Nếu có sai thì phải sửa ngay. Bởi vì khi đang viết thì bài là của mình, đến khi đăng bài rồi thì cả xã hội đọc nên phải rất cẩn thận, phải dò từng ý, từng câu" (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 2, trang 35).

Trên đây, chúng tôi chỉ mới tóm tắt một số vấn đề chính mà Bác căn dặn các nhà báo. Có thể nói đây là một trong những di sản quý giá đối với những người cầm bút hôm nay. Chúng ta hãy cùng nhau suy ngẫm, thực hành, góp phần thắng lợi vào phong trào học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.



 

Hồ Bất Khuất

Trong những năm gần đây, việc trao đổi về mối quan hệ giữa báo chí và mạng xã hội đã trở nên thường xuyên và khá nóng bỏng. Vấn đề nằm ở chỗ có khá nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí là đối lập nhau trong việc đánh giá vai trò của mạng xã hội đối với hệ thống truyền thông nói chung, báo chí nói riêng.

Sức mạnh của mạng xã hội là không phải bàn cãi!

Mạng xã hội (MXH) là một cụm từ đã trở nên quá quen thuộc đối với chúng ta. Hiện nay, hầu hết những người biết đọc, biết viết đều sử dụng MXH. MXH xuất phát từ một cụm từ tiếng Anh: Social Networking Service (dịch đầy đủ ra tiếng Việt là Dịch vụ mạng xã hội) - Là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet với nhiều mục đích khác nhau, không bị hạn chế về không gian và thời gian. Những người tham gia MXH còn được gọi là cư dân mạng.

MXH có những tính năng như chat, e-mail, voice chat, chia sẻ file, blog... MXH liên kết cư dân mạng với nhau và trở thành một phần tất yếu của cuộc sống hàng ngày của hàng tỷ người trên khắp thế giới. Hiện nay thế giới có hàng trăm dịch vụ mạng xã hội khác nhau, phổ biến như MySpace, Facebook, Google+, Zalo, Twitter, Instagram… Đặc điểm cơ bản của MXH bao gồm 2 đặc điểm cơ bản: 1. Có sự tham gia trực tuyến của các cá nhân; 2. Có các trang web mở, người tham gia tự xây dựng nội dung, các thành viên biết được các thông tin mà họ đưa lên. Như vậy, trên nền    Internet, MXH cho phép người dùng giao lưu và chia sẻ thông tin gần như không có giới hạn. Những thông tin này nhằm phục vụ những yêu cầu của cộng đồng; nâng cao vai trò của mỗi người trong việc tạo lập quan hệ và tự tổ chức xoay quanh những mối quan tâm chung trong những cộng đồng, thúc đẩy sự liên kết các tổ chức xã hội. Trong thời đại 4.0, MXH tạo ra siêu liên kết, siêu tương tác, siêu chia sẻ… Đây chính là sức mạnh vô cùng to lớn của MXH.

Đến thời điểm này, tất cả những người làm việc trong lĩnh vực truyền thông, dù muốn hay không đều phải công nhận vai trò quan trọng của MXH. Riêng các tòa soạn báo đều lặng lẽ thừa nhận sức mạnh to lớn của MXH và lên kế hoạch đối phó. Nhiều tòa soạn khôn ngoan đưa ra kế hoạch khai thác MXH trong chiến lược phát triển của mình. Rõ ràng, MXH đã trở thành một yếu tố không thể thiếu trong quy trình sản xuất các tác phẩm của các cơ quan báo chí, cũng như của từng cá nhân các nhà báo. Hầu hết các cơ quan báo chí đều quan tâm đến những gì mà MXH tạo ra, bởi chúng không chỉ giúp các tòa soạn tiếp cận nhiều bạn đọc hơn, mà còn được hỗ trợ bởi sự tham gia của cộng đồng.

Với sự hoạt động mạnh mẽ của MXH, một số khái niệm cơ bản trong lĩnh vực thông tin như "Truyền thông", "Báo chí", "Tuyên truyền" được hiểu dưới ánh sáng mới, nghĩa là chúng có thể thêm bớt nội hàm. "Truyền thông" được hiểu là sự hoạt động của hệ thống cung cấp, chia sẻ thông tin một cách khách quan. "Báo chí" là phần cốt lõi, là bộ phận tinh nhuệ nhất, chuyên nghiệp nhất của truyền thông; đang chịu áp lực lớn từ MXH. "Tuyên truyền" là hoạt động cung cấp, chia sẻ thông tin có định hướng, có mục đích rõ ràng, mang đậm tính chủ quan. Trong hoạt động của MXH, khái niệm "Tuyên truyền" hình như không được hoan nghênh, chào đón lắm. Điều này khiến các nhà báo - những người hoạt động truyền thông chuyên nghiệp - phải xem lại cách lấy tin, thẩm định tin, cung cấp tin của mình.

MXH đã khẳng định sức mạnh to lớn của nó trong hoạt động truyền thông khiến một số nhà nghiên cứu nhận định: MXH không chỉ chèn ép và "nuốt chửng" báo chí, mà nó còn "nuốt chửng" mọi thứ; nó "nuốt chửng" các chiến dịch vận động chính trị, tranh cử, bầu cử; nó "nuốt chửng" các hệ thống ngân hàng, ngành giải trí, bán lẻ; thậm chí, nó "nuốt chửng" cả nhưng hoạt động nhân đạo, nhân văn… Ở đây, chúng ta đặc biệt chú ý tới nhận định MXH đang chèn ép và có thể "nuốt chửng" báo chí.

Báo chí và MXH song hành và hợp lực

Ở Việt Nam, một số nhà lãnh đạo, chuyên gia trong lĩnh vực tuyên giáo, thông tin, tuyên truyền có ý cho rằng, MXH đang cạnh tranh với báo chí và đang có cơ hội vượt trội. Nếu các tòa soạn, các nhà báo không cảnh giác, MXH sẽ thắng trong cuộc cạnh tranh này. Đây là ý kiến đang lưu truyền trong một bộ phận không nhỏ thuộc những người làm công tác trong lĩnh vực chính trị - tư tưởng.

Ý kiến này dựa trên một thực tế là ở Việt Nam có trên 60 triệu người tham gia MXH, họ có mặt ở khắp mọi nơi nên thông tin và ý kiến của họ áp đảo khoảng 40.000 nhà báo chuyên nghiệp (mới khoảng 20.000 nhà báo được cấp Thẻ Nhà báo) làm việc trong gần 900 cơ quan báo chí. Hơn nữa, ý kiến của dân cư mạng thường tỏ ra hấp dẫn hơn vì họ nói và viết rất mạnh dạn.

Theo tôi, hiện tượng là như vậy nhưng bản chất vấn đề khác. Trên thực tế, MXH không cạnh tranh với báo chí vì đại bộ phận dân cư mạng không có ý định mưu sinh bằng việc cung cấp thông tin mang tính thời sự, chính trị (việc bán hàng online hay tạo ra các kênh giải trí là những câu chuyện khác). Hơn nữa, thông tin của MXH tuy nhanh, nhiều nhưng kém chất lượng, kém về độ tin cậy. Ý kiến trên MXH mang đậm tâm lý đám đông, lời lẽ lại gay gắt, thậm chí thô tục nên ít có sức thuyết phục. Do vậy, thông tin và ý kiến trên MXH chủ yếu chỉ có ý nghĩa tham khảo, chúng không thể trở thành cơ sở nhận thức của độc giả, thính giả, khán giả. Các cơ quan báo chí có thể hưởng lợi từ MXH nếu như các tòa soạn biết khai thác những điểm mạnh, điểm yếu của MXH.

Hoạt động của báo chí cần phải chuyên nghiệp hơn

Trên thực tế, MXH đang mang lại nhiều lợi ích cho các tòa soạn. MXH tạo ra các cuộc trao đổi, đối thoại đa chiều giữa tòa soạn, các nhà báo và độc giả. Hầu hết tòa soạn đều có Fangage để kết nối bạn đọc. Nhiều người chơi facebook thường giới thiệu những bài viết hay trên báo chí cho bạn bè bằng cách dẫn các đường link những bài báo đó. Đã xẩy ra nhiều trường hợp, khi các bình luận của dân cư mạng đã giúp các nhà báo tìm ra những góc nhìn mới, cách tiếp cận mới cho các bài viết của họ.

Một số chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông trên thế giới cho rằng, do sự phát triển như vũ bão của MXH, các nhà báo giờ đây không cần phải là người săn tin, phát hiện ra thông tin nữa, mà họ nên đảm trách sứ mạng thẩm định thông tin và giải thích thông tin đó. Tác giả Margaret Simons đã đưa ra nhận định trên tờ The Guardian (Anh quốc): "Các nhà báo đã trở thành những người tiếp nhận thông tin chứ không phải những người tạo ra thông tin". Đúng là đã xuất hiện một xu thế làm báo kiểu mới, theo đó các nhà báo sử dụng MXH để thu thập thông tin, thẩm định thông tin và sau đó cung cấp thông tin trong các bài viết của mình. Đã có hiện tượng một số "tin nóng" xuất hiện trên MXH trước khi được đăng tải trên các phiên bản điện tử của các cơ quan báo chí. Từ đây dẫn tới việc một số tòa soạn thành lập riêng nhóm "Biên tập viên MXH" có kỹ năng chuyên biệt để xử lý, khai thác thông tin trên MXH cho các trang báo của mình.

Ở Việt Nam cũng đã manh nha có những hoạt động này. Đã xuất hiện những nhà báo trong một tháng có tới 160 tin, bài được tòa soạn sử dụng. Những nhà báo này là "siêu nhân" đi nhiều, biết nhiều, viết khỏe thế sao? Không hề, họ hầu như không đi đâu, chỉ lên mạng, "lướt nét" và tìm những thông tin đáng giá. Họ không ngờ nghệch bê ngay và bê nguyên những thông tin này vào bài viết của mình, mà họ gọi điện cho các chuyên gia nhằm thẩm định độ tin cậy của thông tin rồi mới sử dụng.

Như vậy, rõ ràng MXH đã giúp cho việc chuyển tải tin tức kịp thời và rộng rãi hơn. Nhiều thông tin trên MXH được các cơ quan báo chí sử dụng. Báo chí có giấy phép đang nỗ lực làm tất cả những gì có thể trong khả năng của mình để cung cấp thông tin cho đọc giả nhanh hơn, nhiều hơn. Kết quả là thông tin trên MXH được "chính thức hóa" nên có "đời sống đàng hoàng" và phát huy tác dụng. Tuy nhiên, điều này cũng tạo ra nguy cơ là thông tin giả, thông tin kém chất lượng được đưa đến bạn đọc. Điều này là điều mà các nhà báo không mong muốn, nó tạo nên mối hoài nghi đối với sự thật.

Nhưng đã có không ít trường hợp thông tin trên báo chí có giấy phép không hề được kiểm chứng, không đảm bảo tính công bằng, tính cân bằng - những giá trị cốt lõi của báo chí. Một số chuyên gia đã bày tỏ mối quan ngại sâu sắc là MXH, một mặt giúp nâng hiệu suất làm việc của các nhà báo, giúp các tòa soạn có nhiều thông tin hơn, nhưng mặt khác, MXH cũng đang làm xói mòn những giá trị báo chí truyền thống, khiến báo chỉ trở nên ít tin cậy và dung tục hơn. Hiện nay, bạn đọc đang tiếp nhận tin tức pha trộn với tin đồn; những câu chuyện chân thật, cảm động kèm theo những câu chuyện giật gân, những nội dung được tài trợ (trả tiền)… Những điều này diễn ra vì tác động của MXH.

Trên thực tế, hoạt động của MXH tại Việt Nam có vẻ "nóng" hơn nhiều nước trên thế giới. Nguyên nhân nằm ở chỗ nhiều loại thông tin ở Việt Nam được cho là "nhạy cảm" nên báo chí có giấy phép (báo chí chính thống) không, hoặc là chậm công bố. Đây chính là cơ hội cho dân cư mạng thỏa sức lôi kéo sự chú ý của xã hội bằng những thông tin "nửa kín, nửa hở" (chủ yếu dựa vào nguồn tin giấu mặt, tin đồn). Ác một nỗi, nhiều thông tin trong số này sau đó được báo chí có giấy phép công bố, coi như khẳng định tin trên MXH là đúng sự thật. Điều này khiến cho MXH càng ngày càng trở nên có uy tín, thu hút nhiều người hơn.

Do đó, việc cần phải làm ngay là những người có trách nhiệm phát ngôn ở các cơ quan quan trọng của Đảng, Nhà nước cần cung cấp thông tin cho báo chí có giấy phép; cho phép họ công bố những thông tin sự thật (dù đây là những thông tin được xem là nhạy cảm). Điều này khiến MXH không còn cơ hội để tung tin "nửa kín, nửa hở" với những lời bình luận vô ý thức, thậm chí là cố tình nói xấu, bôi nhọ cá nhân hay tập thể nào đó. Để làm được điều này, cần có sự tư vấn của các chuyên gia và bản lĩnh của cán bộ phụ trách.

Các nhà báo chuyên nghiệp, ngoài kỹ năng nghề nghiệp là viết bài, chụp ảnh, ghi hình, cần phải có kỹ năng điều tra để thẩm định thông tin. Đây là yêu cầu cấp thiết đối với các nhà báo trong thời đại MXH đang phát triển mạnh mẽ, chiếm lĩnh nhiều vị trí quan trọng trong hệ thống truyền thông. Ngoài ra, những kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực công nghệ thông tin như lập trình, đồ họa cũng cần thiết đối với các nhà báo vì các cơ quan báo chí đang tổ chức hoạt động của tòa soạn theo phương châm "4 trong 1", nghĩa là một tòa soạn có thể sản xuất tác phẩm báo chí có cả 4 loại hình là báo in, phát thanh, truyền hình và báo điện tử.

Hiện nay, hơn bao giờ hết, nhà báo phải nâng cao đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động nghiệp vụ của mình. Tôn trọng sự thật là yêu cầu cơ bản đối với tin, bài của nhà báo. Nhà báo cũng phải luôn luôn tuân thủ nguyên tắc không hư cấu. Tiếp theo, nhà báo phải tự đề cao trách nhiệm cá nhân của mình. Những cái "TÔI" quan trọng trong tác phẩm báo chí như "cái tôi nhân chứng", "cái tôi thẩm định", "cái tôi chính kiến"… và đặc biệt, "cái tôi chính diện" phải được vận dụng triệt để, nghĩa là người xưng "Tôi" trong các tác phẩm báo chí phải luôn luôn bảo vệ cái thiện, chống lại cái ác.

Khi các nhà báo chuyên nghiệp có được những kỹ năng và những phẩm chất như vậy, họ sẽ tự tin tác nghiệp, hoạt động hiệu quả giữa thời nở rộ của




Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây