HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Chuyên san KHXH&NV số 9/2019
Nội dung:

Lê Văn Tùng

Hiện chúng ta có đầy đủ các bản "bút tích di chúc"(1) của Bác Hồ: Một bản viết, sau đó đánh máy ngày 15/5/1965, phía trên cùng, bên trái có ghi bốn chữ đặt trong ngoặc đơn: (tuyệt đối bí mật), phía dưới cùng bên trái ghi bằng bút tích viết tay: "Chứng kiến/ Bí thư thứ nhất/ Ban chấp hành trung ương/ Lê Duẩn"(2). Một bản viết tay không ghi ngày tháng nhưng chắc là vào đầu 1968, vì Bác có viết: "Năm nay, tôi vừa 78 tuổi"(3), phía trên cùng vẫn ghi: (tuyệt đối bí mật). Bản này Bác xem là một bức thư, và đến tháng 5/1968 Bác viết bản bổ sung: "Khi xem lại thư này, tôi thấy cần phải viết thêm mấy điểm"(4). Bản bút tích viết tay cuối cùng ghi ngày 10/5/1969 là phần đầu của bản Di chúc được công bố sau này: Từ "Cuộc chống Mỹ cứu nước…" đến "khỏi cảm thấy đột ngột"(5). Bản Di chúc được công bố chính thức với toàn dân sau khi Bác mất cũng ghi "ngày 10 tháng 5 năm 1969"(6) có đoạn in nguyên văn các bản viết của Bác nhắc ở trên, một số đoạn được tổng hợp, khái quát lại các ý cụ thể của Bác trong các bản viết ấy.

Từ ghép "di chúc" trong từ loại học nguyên là động từ ghép. Từ điển tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học - Nxb Đà Nẵng, 2004, trang 254) giải thích nghĩa 1: "Dặn lại trước khi chết những việc người sau cần làm và nên làm", và nghĩa 2 như một danh từ: "Lời hoặc bản di chúc". Nghĩa 2 này trùng hợp với cách giải của Hán Việt từ điển: "Lời chúc dặn của người chết để lại" (Đào Duy Anh - Nxb Trường Thi - Sài Gòn, 1957, trang 203). Nên kết hợp hai nghĩa lại để hiểu "Di chúc" là lời dặn lại trước khi mất của Bác những việc người sau cần làm, nên làm.

Lời dặn lại của Bác với chúng ta là những lời thiêng liêng, vừa là tình cảm tha thiết, vừa biểu hiện nỗi "lo muôn mối như lòng mẹ" với con cháu mai này trước lúc mình từ biệt. Những lời dặn lại của Bác về các việc phải làm, cần phải làm, có việc đã làm xong, đã hoàn toàn thắng lợi như "cuộc kháng chiến chống Mỹ", nhưng nhiều việc còn phải làm và làm mạnh hơn nữa.

Những lời dặn lại của Bác không chỉ bắt nguồn từ lý thuyết cách mạng, từ nhận thức lịch sử và văn hóa bằng tư duy logic suy lý. Theo chúng tôi, trước hết và quan trọng hơn là từ nhận thức và tư duy thực tiễn về lịch sử và cuộc sống của nhân dân, dân tộc để lo nghĩ cho tương lai. Nghĩa là từ nguồn gốc, nguyên nhân thực tiễn để có những lời dặn lại trong Di chúc. Người Việt ta hay dùng một từ thuần Việt để gọi ra cái nguyên nhân thực tiễn đó là nguồn cơn, nghĩa là cái lý do thực tế, hiện thực của lời dặn, lời nhận xét hay nhận định.

Trong Di chúc, Bác dặn lại nhiều điều lắm. Tôi xin nói những nghĩ suy của mình về nguồn cơn thực tiễn của một lời trong điều quan trọng nhất, điều "Trước hết nói về Đảng". Đó là lời cuối của điều "trước hết": "Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạngthật sự cần kiệm liêm chínhchí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạchphải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ của nhân dân"(7). Từ phải diễn đạt trạng huống việc muốn làm hoặc việc chưa làm xong cần tiếp tục. Ở đây, nguyên là những việc muốn làm, muốn đạt đến nhưng trong thực tiễn ta làm chưa xong, chưa "thật sự" thực hiện tốt, thậm chí tình trạng vi phạm đạo đức cách mạng, hành động đi ngược với phẩm chất cần kiệm liêm chính, chí công vô tư ở một "bộ phận không nhỏ" cán bộ đảng viên ngày càng trầm trọng và phổ biến hơn, cho nên ảnh hưởng không tốt tới sự trong sạch và làm giảm sút uy tín, vai trò của Đảng trong nhân dân. Cho đến thời ta sống đây, tình trạng đó càng được báo động. Đặc biệt là mối họa tham nhũng, lãng phí, quan liêu mà chủ trương và hành động quyết liệt của trung ương và chính phủ chống lại mối họa đó từ giữa năm 2018 đến nay được toàn dân ủng hộ.

Lời dặn lại của Bác đã dẫn ở trên vừa là mong muốn, vừa là nỗi lo nghĩ của Bác trước thực tiễn của tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tha hóa, hủ hóa, biến chất ngày càng nghiêm trọng của một số đảng viên, cán bộ. Sự thật trong thực tiễn đó là những sự thật đau lòng mà ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa ngày 3/9/1945 Bác đã cảnh báo và "Đề nghị mở một chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân", chống lại "Những thói xấu, lười biếng, gian giảo, tham ô"(8) do chế độ cũ để lại. Đến bài viết cuối cùng trên chủ đề này (trước khi viết Di chúc): "Nâng cao đạo đức cách mạng quét sạch chủ nghĩa cá nhân" (đề ngày 3/2/1969), Bác nói rõ hơn: "Do cá nhân chủ nghĩa mà… sa vào tham ô, hủ hóa, lãng phí, xa hoa, tham danh trục lợi… xem khinh quần chúng, độc đoán chuyên quyền… xa rời thực tế, mắc bệnh quan liêu, mệnh lệnh…"(9).

Từ ngày 3/9/1945 đến 3/2/1969 Bác đã có rất nhiều bài báo, thư từ, lời nói chuyện…, một mặt biểu dương những cán bộ, đảng viên, người dân thực hiện tốt đạo đức cách mạng, mặt khác rất nhiều bài viết phê phán nghiêm khắc những bệnh chứng của chủ nghĩa cá nhân đang làm hại, đang cản trở bước tiến của đất nước. Ở đây, xin dẫn trích một số bài:

Hai tuần sau lời phát biểu trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ (đã dẫn ở trên), khi công việc của đất nước ngày càng bộn bề phức tạp, Bác vẫn có: "Thư gửi các đồng chí tỉnh nhà" (Nghệ An) đề ngày 17/9/1945. Bác nêu năm vấn đề. Vấn đề thứ năm là sự phê phán của Bác đối với "những khuyết điểm to nhất" của cán bộ ở các địa phương: "Giả mạo tiếng Chính phủ, tên Việt Minh ức hiếp dân, xoáy tiền dân…". Trong cán bộ "cũng có người hủ hóa, lên mặt làm quan cách mạng… độc hành, độc đoán, dĩ công dinh tư (lấy của công làm của riêng)… dùng pháp công để báo thù tư"(10). Một tháng sau, ngày 17/10/1945 trong thư "Gửi ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng", Bác tiếp tục cảnh cáo nghiêm khắc "Những lầm lỗi rất nặng nề"(11) của cán bộ lãnh đạo các cấp. Vậy là chỉ trong vòng một tháng rưỡi sau quốc khánh đầu tiên (2/9/1945) Bác đã có ba văn bản báo động và cảnh cáo tai họa biến chất cán bộ đều liên quan trực tiếp với nạn tham ô, lãng phí, quan liêu, chứng tỏ sự thao thức lo lắng thường trực của Bác về một tình hình hiện thực trong thực tiễn chứ không chỉ là chuyện "đề phòng" ở thời tương lai.

Chín năm kháng chiến (1946-1954) gian nan khốc liệt, Bác vẫn luôn luôn lo lắng về tình trạng "chủ nghĩa cá nhân… một thứ vi trùng rất độc… sinh ra các chứng bệnh nguy hiểm". Tháng 10/1947 Bác viết: "Sửa đổi lối làm việc", chỉ ra tám chứng bệnh: "Tham lam, lười biếng, kiêu ngạo, hiếu danh, thiếu kỷ luật, hẹp hòi, óc địa phương, óc lãnh tụ"(12). Nhiều người đã biết nỗi đau của Bác trong vụ án tham nhũng của Trần Dụ Châu năm 1950. Khi cuộc kháng chiến chống ngoại xâm tiến dần đến giai đoạn cuối, nạn tham nhũng cũng ngày càng nặng "sẽ làm hại đến công việc của ta". Năm 1952, Bác viết bài trực tiếp chỉ thẳng vào bệnh chứng này: "Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu". Tại văn bản này, lần đầu tiên Bác gọi những kẻ mắc bệnh chứng đó là "giặc nội xâm", "giặc ở trong lòng"(13). Người vạch rõ để nhân dân và chiến sĩ biết: "Có nạn tham ô lãng phí là vì bệnh quan liêu"… "bệnh quan liêu đã ấp ủ, dung túng, che chở cho nạn tham ô lãng phí". Và Người đưa đến ba kết luận: "A. Tham ô lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân, bộ đội và chính phủ"; "B. Chống tham ô, lãng phí, quan liêu là cách mạng"; "C. Chống tham ô, lãng phí, quan liêu là dân chủ"(14).

Từ hòa bình 1954 đến trước khi viết Di chúc, Bác còn viết rất nhiều bài tiếp tục cảnh cáo, phê phán các hiện tượng vi phạm đạo đức cách mạng, trong đó luôn nhấn mạnh nạn tham nhũng, lãng phí, quan liêu (Nxb Sự thật, 1975 đã "sưu tầm, tuyển lựa" đến 30 bài, in thành sách: "Về đạo đức cách mạng").

Chúng tôi xin nhắc lại, những hiện tượng tha hóa Bác phê phán trong các văn bản đã kể trên là hiện thực trong thực tiễn của đất nước chứ không chỉ là những hiện tượng từ tư duy suy lý, lý thuyết. Trong chủ đề mà Bác luôn lo nghĩ và đau lòng ấy, còn có một bình diện thực tiễn - sự thật thứ hai: Có những nhà văn, nhà báo thực hiện lời dạy của Bác đã dũng cảm dấn thân bằng ngòi bút của mình vạch trần sự thật tham nhũng, lãng phí, quan liêu và nhiều chứng bệnh khác mà Bác đã cảnh cáo, lại bị chính thói "quan liêu, xem khinh quần chúng, độc đoán chuyên quyền", "dung túng, che chở cho nạn tham ô lãng phí" làm hại, bắt tội một cách oan uổng. Trước khi nói về trường hợp điển hình là nhà văn - chiến sĩ Phùng Quán, xin nhắc lại trong tâm trạng căm phẫn vụ Trần Dụ Châu (Cục trưởng Cục quân nhu trong kháng chiến chống Pháp) và đồng bọn dùng bạo lực đối với nhà thơ Đoàn Phú Tứ - nguyên Đại biểu Quốc hội khóa I - khi ông trực tiếp lên án tội tham nhũng của hắn ngay giữa đám cưới xa hoa do hắn tổ chức và bảo trợ trong lúc ngoài chiến khu bộ đội đang "võ vàng đói khát". "Đêm hôm đó, nhà thơ viết một bức thư dài gửi lên Hồ Chủ tịch" (cuối năm 1950). Và "một tuần sau, Tòa án Quân sự được thiết lập. Trần Dụ Châu lãnh án tử hình vì tội tham nhũng"(15).

Trở lại với câu chuyện của nhà thơ, nhà văn chiến sĩ Phùng Quán. Ông sinh năm 1932 và 13 tuổi đã cầm lấy khẩu súng trong đội hình Vệ quốc đoàn chiến đấu chống ngoại xâm 9 năm ròng (1946-1954). Từ Điện Biên Phủ trở về và trở thành nhà văn Việt Nam với tiểu thuyết Vượt Côn Đảo (1954) và trường ca Tiếng hát trên địa ngục Côn Đảo (1955). Ta biết đến hàng chục tác phẩm văn xuôi, hàng trăm bài thơ ông viết trong những năm tháng oan khổ dài dằng dặc với 7 năm phải ra khỏi biên chế đi lao động cải tạo (1957-1964) và 30 năm bị tước thẻ Hội viên Nhà văn Việt Nam, bị cấm xuất bản tác phẩm (1957 đến 3/2/1988). Tuổi thơ dữ dội, cuốn tiểu thuyết gần nghìn trang viết trong thời gian đó, mãi đến 1988 mới được xuất bản lần đầu (Nxb Thuận Hóa - Huế). Ông mất năm 1995 và năm 2007 được Chủ tịch nước tặng "Giải thưởng nhà nước về Văn học nghệ thuật".

Trong cuộc đời chiến sĩ của mình, chín năm cầm súng chống ngoại xâm với "Vinh dự hai lần đổ máu tươi", cứ nói theo ý của Marx là ông đã thực hiện sứ mệnh "Phê phán bằng vũ khí", thì từ hòa bình (sau 1954), với ngòi bút trong tay, thức nhận trong đầu và ngọn lửa trong tim ông sử dụng "vũ khí phê phán" để tiếp tục chiến đấu bảo vệ Cách mạng, Tổ quốc và Nhân dân theo lời dạy của lãnh tụ, bằng cách vạch trần sự thật thoái hóa, tha hóa đang chà đạp lên những gì là vinh quang, là hy vọng của nhân dân và dân tộc. Đó là sứ mệnh văn hóa của ngòi bút chân thật, của văn học nghệ thuật chân chính. Phùng Quán, trong tình huống đó đã quyết đòi thực hiện cái quyền "nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận văn hóa văn nghệ" mà Bác Hồ đã yêu cầu. Và người chiến sĩ ấy đã sử dụng "vũ khí phê phán" dũng cảm tiến công vào một loại giặc mới: giặc nội xâm. Phùng Quán là một trong những chiến sĩ văn nghệ đầu tiên đáp đúng yêu cầu cách mạng của Bác Hồ. Và chính cái "bệnh quan liêu - kẻ thù của nhân dân, bộ đội và chính phủ" đã phản công lại nhà văn, đẩy ông vào 30 năm oan khổ. Vì sao vậy? Vì chính cái đòn tiến công đích đáng của ông vào đúng kẻ thù của nhân dân mà Bác Hồ đã chỉ rõ. Đòn tiến công đó không phải bằng hành xử của tòa án, của luật pháp, của kỷ luật tổ chức… mà bằng nghệ thuật ngôn từ, bằng văn hóa của văn học.

Đó là bài thơ Chống tham ô lãng phí (1956). Tên bài thơ như có bạn nhận xét "100% khẩu hiệu", quả đúng với tính cách chiến sĩ của Phùng Quán. Nhưng bài thơ không phải là một khẩu hiệu có chức năng trực chỉ nhiệm vụ cho quần chúng. Bài thơ là một tác phẩm nghệ thuật với chức năng văn hóa đặc thù của nó, mang lại cho độc giả một khả năng tự cảm, tự thức, tự luận để không chỉ nhận diện bề mặt sự kiện mà còn mở ra một nẻo nhìn vào bản chất sự thật của mối hiểm họa từ tham nhũng, lãng phí, quan liêu. Đọc bài thơ không thể không nhận ra cách nhìn nghệ thuật của thi nhân. Hai loại sự thật của hiện thực khởi nguyên vào tác phẩm trong một quan hệ đối lập, tương phản:

Đây, loại sự thật thứ nhất:

"Tôi đã đi qua/Những xóm làng…/Tôi đã gặp:

Những bà mẹ già quấn giẻ rách…

…Kéo dây thép gai tay máu ròng ròng

Bới đồn giặc, trồng ngô tỉa lúa

Tôi đã đi qua/Những xóm làng…

…Hai mùa rồi, lúa không có một bông

Phân người toàn vỏ khoai tím đỏ…

Tôi đã gặp/Những em thơ còm cõi…

…Cơm thòm thèm độn cám và rau…".

Ông đã gặp giữa thành phố:

"Đường mùa đông nước nhọn tựa dao găm

Chị em công nhân đổ thùng/Run lẩy bẩy chui vào hầm xí tối.

Vác những thùng phân/Thuê một vạn một thùng

Mấy ai dám vác?

Các chị suốt đêm quần quật/Sáng ngày vừa đủ nuôi con…".

Đây, loại sự thật thứ hai:

Có một Lũ người tiêu máu của dân/Như tiêu giấy bạc giả…

... Đài xem lễ, họ cao hứng dựng lên/Nửa chừng bỏ dở.

Mười một triệu đồng dầm mưa dãi gió

Mồ hôi máu đỏ mốc rêu

Những con chó sói quan liêu

Nhe răng cắn rứt thịt da cách mạng!...

 … Đục cơm khoét áo chúng ta

Ăn cắp máu dân đổi chác đồng hồ…

Bạn trẻ bây giờ đọc đến loại sự thật thứ nhất dẫn ở trên có lẽ nghĩ đến một huyền thoại của thời hồng hoang sơ sử xa xôi. Nhưng đó là sự thật về những gian lao của nhân dân và chính phủ sau cách mạng và kháng chiến. Đói, cái đói tràn khắp thôn cùng xóm vắng. Bác Hồ đề nghị cán bộ mỗi tuần nhịn ăn một bữa để góp gạo giúp dân chống đói và chính Người gương mẫu thực hiện trước và thực hiện một cách bền bỉ. Phùng Quán nói đến cái đói ấy của dân, nói đến sự nỗ lực quá sức người của bà con nông dân và của chị em công nhân để chống nạn nghèo đói thì có gì tội lỗi? Bạn thấy ngày nay hàng năm ta có con số % kết quả giảm đói nghèo sẽ tiếp cận dần đến hết. Còn ngày ấy "Đất nước chúng ta không đếm hết người nghèo". Phùng Quán lên án kẻ tham ô lãng phí của dân trong tình huống dân khổ, dân nghèo và đói thì có tội gì: "Những con chó sói quan liêu… Cắn rứt thịt da cách mạng… Đục cơm khoét áo… Ăn cắp máu dân đổi chác đồng hồ".

Trong bài thơ yếu tố tự sự được sử dụng như một cách nhìn khách quan để giúp người đọc nhận được sự thật cuộc sống từ sự chân tín. Nhà thơ kể lại sự thật theo những bước đi thực tế của chính mình đến các địa bàn: Tôi đã đi qua…, Tôi đã gặp…, Tôi đã đi qua…, Tôi đã gặp…, Tôi đã đi giữa…", hãy đi cùng tôi "Về… mà xem". Các địa bàn đó đều có địa chỉ cụ thể: Kiến An, Hồng Quảng, Hà Nội, Nam Định. Mọi cảm xúc và tâm trạng đau đớn, xót xa, căm giận của thi nhân đều bắt nguồn từ những yếu tố hiện thực khách quan của cuộc sống đang diễn ra. Đó gọi là chất liệu sống của nghệ thuật. Ở đây không có chất liệu thời quá vãng, không có chất liệu tưởng tượng từ một thế giới khác. Chất liệu sống, chất liệu thực có tính tự sự ấy gây ám ảnh tâm lý, day dứt nhà thơ. Hình ảnh "máu" lặp lại sáu lần như một ký hiệu nghệ thuật của ám ảnh đau đớn, nhức nhối trong tâm trạng người thơ: "Những bà mẹ già… kéo dây thép gai tay máu ròng ròng", "Đẫm mồ hôi và máu tươi của cách mạng", "Lũ người tiêu máu của dân", "Ăn cắp máu dân đổi chác đồng hồ", "Mồ hôi máu đỏ mốc rêu", "Những mẹ già, em trai, chị gái… Còng lưng rỏ máu lấn vành đai".

Từ ám ảnh đau đớn qua tâm trạng bất an đến sự tự thức nhận sứ mệnh của thi ca và nghệ thuật. Phùng Quán không hề phủ nhận giá trị văn hóa đa diện, đa phong cách của nghệ thuật. Nhưng lúc này đây, trước sự thật này đây thì:

Một triệu bài thơ không nói hết nhọc nhằn

Của quần chúng anh hùng lao động

Đang buộc bụng, thắt lưng để sống

Để dựng xây kiến thiết nước nhà

Để yêu thương, nuôi nấng chúng ta.

Từ sự thức nhận đó dẫn đến sự lựa chọn văn hóa cho thi ca và thể hiện ý chí của người nghệ sĩ. Nhà thơ quyết quay lưng với thứ thi ca "đầy bướm, đầy hoa, xanh đỏ sáng lòa, như giấy trang kim" lòe loẹt, vàng son lộng lẫy phủ lên trên "mồ hôi và máu tươi của cách mạng!" lừa dối nhân dân, lấp vùi sự thật:

Như công nhân

Tôi quyết đúc thơ thành đạn

Bắn vào tim những kẻ làm càn

Vào lũ người tiêu máu của dân

Như tiêu giấy bạc giả.

Đấy là sứ mệnh văn hóa của nghệ thuật, của người nghệ sĩ. Nhưng Phùng Quán còn là người chiến sĩ cầm súng lúc 13 tuổi chống giặc ngoại xâm. Vậy lúc này đây, cách mạng "Cần lập những đội quân trừ diệt" giặc nội xâm, Phùng Quán lại xin có mặt "trong hàng ngũ tiên phong".

Bài thơ minh bạch, rõ ràng. Sự thật được trình bày trong một quan niệm văn hóa sâu sắc, cao cả và đầy sự hy sinh. Từ đâu, Phùng Quán có được ý chí, đức tin và tư duy nghệ thuật đầy sức mạnh cống hiến ấy? Từ giác ngộ lý tưởng cách mạng vì nhân dân chiến đấu đã đành, nhưng cũng là chung cho nhiều nhà văn chiến sĩ khác. Phùng Quán có một đặc hữu của riêng ông - ta có thể nhận thức như vậy. Đó là ông có Lời mẹ dặn như một đức tin thiêng liêng trong tâm hồn, tình cảm, lý trí đã cùng ông đi suốt cuộc đời nghệ sĩ rất đỗi gian nan nhưng cũng đầy kiên định, thủy chung với sứ mệnh văn hóa của văn học nghệ thuật.

Lời mẹ dặn là tên bài thơ ông viết và công bố năm 1957 sau Chống tham ô lãng phí một năm. Như Chống tham ô lãng phí, cảm hứng và quan niệm văn hóa của nhà thơ cũng bắt đầu từ một sự việc được ông kể lại có thời gian, có tình huống, có nhân vật. Nhưng điểm khác ở bài thơ này yếu tố tự sự là một "câu chuyện" của thời quá vãng từ hai mươi năm trước: Một người vợ mất chồng khi con trai mới hai tuổi, quyết ở vậy nuôi con "đến ngày khôn lớn". Con lớn năm tuổi mắc tội nói dối, mẹ không đánh đòn, mà chỉ nhắc lại lời di huấn của người cha: "Suốt đời phải làm một người chân thật". Sau đó là lời mẹ dạy con thế nào là "một người chân thật". Nhà thơ kể tiếp, lớn lên đã hiểu và yêu người chân thật thế nào. Tình tiết tự sự cuối cùng nhưng ông muốn chia sẻ với chúng ta đức tin văn hóa của người nghệ sĩ chân chính. Đó là:

Năm nay tôi hai lăm tuổi (1932-1957)

Đứa bé mồ côi thành nhà văn

Mặc dù: Lời mẹ dặn thuở lên năm

Vẫn nguyên vẹn màu son chói đỏ.

Nhưng nhà văn có dám "đi trên con đường chân thật" hay không? Không hề là câu chuyện đơn giản như cưỡi trâu ra đồng mỗi sáng thuở còn con trẻ. Nhà văn "đi trọn đời trên con đường chân thật" còn khó gấp muôn lần "người làm xiếc đi trên dây". Đến đây xin cùng bạn trở lại những Lời mẹ dặn. Ông đã khắc sâu trong tâm não của mình:

Con ơi! Một người chân thật

Thấy vui muốn cười cứ cười

Thấy buồn muốn khóc cứ khóc.

Yêu ai cứ bảo là yêu

Ghét ai cứ bảo là ghét

Dù ai ngon ngọt nuông chiều

Cũng không nói yêu thành ghét

Dù ai cầm dao dọa giết

Cũng không nói ghét thành yêu.

Những Lời mẹ dặn đã trở thành bản lĩnh, nhân cách văn hóa của một nhà văn được thực chứng qua quãng đời giông bão ba mươi năm, tuy Có những phút ngã lòng nhưng ông Vịn câu thơ mà đứng dậy để tiếp tục hướng ngòi bút về với Sự thật của Nhân dân và Cách mạng. Đối với ông… "làm một nhà văn chân thật/Chân thật trọn đời" vừa là lẽ sống, là khát vọng của người chiến sĩ sử dụng "vũ khí phê phán", nhưng đồng thời là hiện thực cuộc dấn thân cho văn học nghệ thuật chân chính, quyết từ chối văn nghệ công cụ, văn nghệ "chư hầu" cho bất cứ một nhóm quyền lực xu danh trục lợi nào tiếp tay, tiếp sức cho sự phản bội dân tộc, nhân dân và cách mạng. Ông là nhà nghệ sĩ chân thật, trung thành đã thực hiện lời dạy của Bác Hồ về chống tham ô, lãng phí, quan liêu một cách triệt để, chấp nhận hy sinh. Theo tư duy logic thuận, tôi nghĩ nhóm quyền lực xử lý oan uổng với ông phải là một nhóm quan liêu đã làm trái lời dạy của Bác Hồ, họ là một số trong bộ phận bị tác phẩm của Phùng Quán vạch trần sự thật, dù sự thật có bị chôn vùi tận đáy đất đen. Chứng cứ là trong sách Phùng Quán còn đây, tác giả của bài Lời mẹ dặn - tuyên ngôn của người cầm bút(16), đã cấp cho ta "chân dung" dơ dáy, điếm nhục "của một ông quan lớn" qua "bài thơ" ông viết để đả kích Lời mẹ dặn của Phùng Quán. Đó là một bài văn vần: Lời mẹ dặn - thật hay không? (ký tên Trúc Chi) mà tác giả của nó hầu như đã tự chứng tỏ không có tri thức tối thiểu về đặc trưng loại hình văn hóa của nghệ thuật ngôn từ, cho nên không có khả năng hiểu được tác phẩm nghệ thuật Lời mẹ dặn - "Một trong những bài thơ Việt hay nhất thế kỷ XX"(17). Mà cũng có thể do bản chất dối trá, cố tình xuyên tạc bài thơ Lời mẹ dặn bằng lời lẽ dung tục, tầm thường, vô văn hóa. Sự thật về bản chất của nhân vật này cuối cùng cũng bị phơi trần như một kẻ phản bội Tổ quốc và Nhân dân phải bỏ trốn khỏi đất nước đi "lánh nạn" ở nước ngoài. Đây là một trong những người chửi bới Chống tham ô lãng phí và Lời mẹ dặn một cách sai lầm, tàn nhẫn nhất. Có bạn sau này cho họ là "những người cực đoan". Tôi nghĩ chưa hẳn, mà  thể chính họ đã sa vào tha hóa, kể cả tha hóa quyền lực, có thể họ thuộc loại đối tượng bị phê phán trong tác phẩm của Phùng Quán. Giữa người nghệ sĩ chống tham nhũng theo lời dạy của lãnh tụ với kẻ tham nhũng hoặc bao che, bảo vệ tham nhũng: chọn ai để kỷ luật, để xử lý? Đó là một lựa chọn phải sử dụng chuẩn mực văn hóa để khu biệt.

Hai bài thơ Chống tham ô lãng phí và Lời mẹ dặn sau ba mươi năm không trở thành một ký hiệu nghệ thuật dĩ vãng, chưa hề là một hiện tượng văn học quá khứ. Năm 1986, Đại hội VI Đảng Cộng sản Việt Nam đã có quyết sách "nhìn thẳng vào sự thật", một trong những quyết sách của Đổi mới đã và đang mang lại sự phát triển hợp quy luật trên đường phấn đấu cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Tuy vậy, thế lực "giặc nội xâm", tham nhũng, lãng phí, quan liêu cũng ngày càng cản trở cuộc tiến bộ của đất nước. Nó không chỉ do di căn xã hội cũ mà còn do cả những bệnh căn mới phát trong nền sản xuất hàng hóa và kinh tế thị trường buổi ban đầu. Chủ trương công khai, minh bạch hóa mọi hoạt động của chính phủ, quyết tâm của lãnh đạo trung ương chống tham nhũng, lãng phí quan liêu vừa qua đã chứng tỏ nhu cầu bức thiết của nhân dân về Sự thật trên mọi hoạt động của đất nước (ngoài các bí mật quốc gia do Hiến pháp và Pháp luật quy định). Đó là một nhu cầu, một khát vọng văn hóa trong một xã hội dân chủ: Văn hóa của Sự thật.

Hành trình về phía Sự thật của tác phẩm Phùng Quán vẫn mãi là hành trình văn hóa của văn học nghệ thuật chân chính ở thời đại chúng ta. Đương nhiên, do sự phát triển tiến bộ của tư duy nghệ thuật đương đại, văn hóa của Sự thật trong văn học thời ta sống có thể được biểu hiện sâu sắc, năng động hơn với nhiều chiều kích nghệ thuật đa dạng, phong phú, tinh tế hơn. Nhưng xét từ bản lĩnh và nhân cách văn hóa của người nghệ sĩ thì tâm niệm của Phùng Quán về văn hóa của sự thật càng ngày càng được khẳng định vững vàng hơn vì "Đã đi với nhân dân/Thì thơ không thể khác" (thơ Phùng Quán). Văn nghệ xa rời nhân dân, không đi với nhân dân là văn nghệ đã tự từ bỏ vai trò chủ thể văn hóa của mình trong đặc trưng loại hình của hoạt động văn học nghệ thuật.

Từ một lời dặn lại của Bác Hồ trong Di chúc thiêng liêng, rất tự nhiên cứ liên tưởng theo logic về những bài viết, bài nói của Bác từ ngày đầu của chế độ mới đến trước khi Bác viết Di chúc báo động, cảnh cáo, phê phán chủ nghĩa cá nhân mà bệnh chứng trầm trọng là tham nhũng, lãng phí, quan liêu… "những hiểm họa đang rình phục Tổ quốc và Nhân dân tôi" (lời Phùng Quán). Từ đó nghĩ về sứ mệnh và sự dấn thân chiến đấu của người nghệ sĩ và văn học nghệ thuật chân chính trong cuộc chiến chống "giặc nội xâm" ngày nay và tự nhận thức mình có một phần trách nhiệm.

 

Chú thích

(1). Trong sách Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia. H, 2008, tr.9.

(2). Sđd, Nxb Chính trị Quốc gia. H, 2008, tr.11, 12, 13.

(3). Sđd, Nxb Chính trị Quốc gia. H, 2008, tr.14, 15.

(4). Sđd, Nxb Chính trị Quốc gia. H, 2008, tr.16, 17, 18, 19.

(5). Sđd, Nxb Chính trị Quốc gia. H, 2008, tr.20.

(6). Sđd, Nxb Chính trị Quốc gia. H, 2008, từ tr.33 đến tr.38.

(7). Sđd, Nxb Chính trị Quốc gia. H, 2008, tr.36.

(8). Hồ Chí Minh toàn tập - tập 4 - Nxb Sự thật. H, 1984, tr.7.

(9). Trong sách Về đạo đức cách mạng, Nxb Sự thật.H, 1976, tr.156.

(10). Hồ Chí Minh toàn tập - tập 4 - Nxb Sự thật. H, 1984, tr.19.

(11). Hồ Chí Minh toàn tập - tập 4 - Nxb Sự thật. H, 1984, tr.36.

(12). Hồ Chí Minh toàn tập - tập 4 - Nxb Sự thật. H, 1984, tr.470, 471.

(13), (14). Hồ Chí Minh: Bài viết năm 1952, in lại trong sách Về đạo đức cách mạng, Nxb Sự thật.H, 1976, tr.49 và 46, 47, 48.

 (15). Ba phút sự thật, Nxb Văn nghệ Tp. Hồ Chí Minh, 2007, từ tr.51 đến tr.55.

(16). Ngô Minh, trong sách, Phùng Quán còn đây (NXB Văn nghệ Tp. HCM, 2007), tr.326, 327, 328.

(17). Dẫn theo Ngô Minh Phùng Quán còn đây (sđd), tr


 

Chu Hoàng Yến

Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa của người dân Nghệ Tĩnh, trở thành nét bản sắc riêng của vùng văn hóa xứ Nghệ. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, loại hình sinh hoạt văn hóa này vẫn chứng tỏ sức sống lâu bền, tiếp tục được trao truyền và gìn giữ trong đời sống đương đại ngày nay. Với những giá trị nhân văn và nghệ thuật độc đáo dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2014. Đến nay đã được 5 năm và đang thực sự vươn mình, khẳng định sức sống, sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng. Đó là kết quả từ sự chung tay, góp sức của chính quyền, nhân dân hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh cùng cộng đồng người Nghệ xa quê.

Tuy nhiên, dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế mạnh mẽ hiện nay đang đứng trước một số thách thức, khó khăn. Đó là sự biến đổi khá cơ bản về không gian và bối cảnh sáng tạo, diễn xướng do quá trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, của các địa phương như về cảnh quan, nghề nghiệp, công cụ, phương tiện sản xuất, sinh hoạt… Sự biến đổi về nhu cầu, thị hiếu và phương tiện hưởng thụ, tiếp nhận nghệ thuật của người dân trong từng thời kì lịch sử, nhất là trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ của các công nghệ, kỹ thuật hiện đại ngày nay như cạnh tranh giữa các loại hình nghệ thuật; xuất hiện nhiều xu hướng nghệ thuật mới… Đội ngũ nghệ nhân, diễn viên chuyên nghiệp và quần chúng thưa vắng dần, khả năng lưu giữ vốn cổ, nguyên gốc và kỹ năng trao truyền, diễn xướng, trình diễn bị thách thức.

Trước những thách thức chung cho việc bảo tồn, phát huy dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, thực hiện chương trình hành động quốc gia về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh đại diện của nhân loại, 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đặc biệt quan tâm, coi trọng, nỗ lực hết sức trong 5 năm qua. Có thể kể đến 6 hoạt động chính đó là công tác sưu tầm, nghiên cứu; công tác tuyên truyền, quảng bá, xuất bản; vinh danh nghệ nhân, hỗ trợ thành lập các CLB dân ca; tổ chức các liên hoan, hội thi, hội diễn, trại sáng tác; thí điểm đưa dân ca vào trường học và dạy đàn hát dân ca trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

Trước hết là công tác nghiên cứu, sưu tầm, tư liệu hóa dân ca Ví, Giặm nhằm mục đích bảo tồn các làn điệu, bài bản dân ca Ví, Giặm cổ còn lưu giữ trong cộng đồng, Trung tâm Bảo tồn và Phát huy di sản dân ca xứ Nghệ cùng với sự tham gia của người dân đã và đang tiếp tục thực hiện việc sưu tầm, kiểm kê di sản tại các địa phương, sau đó thực hiện tư liệu hoá và lưu trữ bằng hệ thống băng ghi âm, ghi hình, ảnh tư liệu. Cùng với việc sưu tầm, tư liệu hóa, công tác nghiên cứu khoa học về dân ca Ví, Giặm cũng được quan tâm. Các bài nghiên cứu về Ví, Giặm được đăng tải thường xuyên trên các báo, tạp chí và website                    dancaxunghe.vn.

Hoạt động truyền dạy dân ca Ví, Giặm trong cộng đồng tiếp tục được thực hiện thông qua các nghệ nhân trực tiếp truyền dạy, hướng dẫn cho người học hoặc qua sinh hoạt của các CLB, các thành viên cùng trao đổi, tập luyện. Sở Văn hóa và Thể thao chỉ đạo Trung tâm Bảo tồn và Phát huy di sản dân ca xứ Nghệ đưa vào kế hoạch hàng năm tổ chức tập huấn dân ca cho đối tượng là các câu lạc bộ và tác giả, bằng nhiều hình thức và nội dung. Bên cạnh đó, Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện Chương trình đưa dân ca vào trường học, nhất là các trường phổ thông cơ sở với giáo trình cụ thể dạy hát dân ca, trong đó tập trung vào dân ca Ví, Giặm, chỉ đạo Trung tâm Bảo tồn và Phát huy di sản dân ca xứ Nghệ biên soạn các làn điệu dân ca có tính phổ biến phù hợp với đối tượng trong nhà trường, song song với việc biên soạn sách làm tài liệu giảng dạy còn tập trung tập huấn dân ca cho các giáo viên dạy âm nhạc ở 4 cụm trên địa bàn tỉnh; biên tập và xuất bản sách, cung cấp nhiều băng đĩa hát dân ca để làm tài liệu cho các trường; tổ chức phong trào "Thi tìm hiểu và hát dân ca trong trường học". Phong trào hát dân ca rộng khắp trong các tầng lớp nhân dân, hệ thống các câu lạc bộ đàn và hát dân ca trong các trường được thành lập. Đưa dân ca vào chương trình giảng dạy cho sinh viên ngành sư phạm bằng cách biên soạn tài liệu gồm các làn điệu hát dân ca; Đặc biệt UBND tỉnh chỉ đạo trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và trường Cao đẳng sư phạm Nghệ An đưa dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh vào chương trình giảng dạy cho sinh viên ngành Sư phạm Âm nhạc.

Ngành Văn hóa, Hội Văn nghệ dân gian đã phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh triển khai Chương trình dạy hát dân ca trên sóng phát thanh, truyền hình (chủ yếu là Ví, Giặm) với sự tham gia giảng dạy của nhiều nghệ sỹ, nhạc sỹ, nghệ nhân. 

Bên cạnh đó Sở Giáo dục và Đào tạo cứ 5 năm 2 lần tổ chức cuộc thi hát dân ca trong trường học, có sự tham mưu và phối hợp của Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch và Thể lệ thi dân ca trong trường học. Nội dung thi trước đây là thi hát dân ca các vùng miền nhưng bắt đầu từ năm 2014 cho đến nay nội dung thi nghiêng về dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, với tỷ lệ 70% số tiết mục dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, 30% dân ca cải biên, đặt lời mới, dân ca các vùng, các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Nghệ An cho các đối tượng là cán bộ, giáo viên, học sinh từ bậc học tiểu học, THCS, THPT, Trung tâm GDNN-GDTX, khuyến khích các đơn vị có nhiều học sinh tham gia biểu diễn.

Về công tác xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống CLB dân ca Ví, Giặm; tôn vinh và đào tạo nghệ nhân; tăng cường hoạt động của các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp: Từ sau khi dân ca Ví, Giặm được vinh danh, mạng lưới CLB ở các huyện, thành, thị không ngừng được mở rộng. Nếu năm 2015, toàn tỉnh có 92 CLB/15 huyện, thành, thị với tổng số gần 2.000 thành viên, thì đến năm 2019 đã có hơn 120 CLB/20 huyện, thành, thị với tổng số hơn 2.000 thành viên thuộc nhiều độ tuổi, ngành nghề cùng tham gia sinh hoạt trong đó có 117 câu lạc bộ có quyết định thành lập, 03 câu lạc bộ đi vào hoạt động nhưng chưa có quyết định thành lập. Ở ngoại tỉnh cũng đã có các CLB Ví, Giặm ở Hà Nội và CLB Ví, Giặm Nghệ Tĩnh phía Nam. Hoạt động của các CLB cũng nhận được sự hỗ trợ của chính quyền và cộng đồng. Từ năm 2017, hàng năm UBND tỉnh cấp 200 triệu đồng cho 40 CLB trong tỉnh. Từ năm 2015-2018, Hội đồng hương Nghệ Tĩnh cũng hỗ trợ cho 34 CLB ở 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, mỗi CLB 10 triệu đồng để mua sắm trang thiết bị, tổ chức sinh hoạt định kỳ. Các CLB thực sự đã trở thành nơi lưu giữ hồn Ví, Giặm, góp phần làm khởi sắc đời sống văn hoá văn nghệ của đông đảo quần chúng nhân dân trong tỉnh.

Việc thành lập hệ thống Câu lạc bộ hát dân ca cũng như việc đưa dân ca vào trường học, dạy hát dân ca trên đài phát thanh - truyền hình, tổ chức các hội thi, hội diễn, liên hoan dân ca đã tạo ra không gian văn hóa mới cho Ví, Giặm thực hành. Hệ thống các câu lạc bộ đã tạo nên được một mạng lưới hát dân ca rộng khắp từ tỉnh đến các cơ sở, trở thành một trong những "cái nôi" lưu giữ hồn dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ. Dưới sự chỉ đạo và hướng dẫn của Trung tâm Bảo tồn và Phát huy di sản dân ca xứ Nghệ, hầu hết các CLB sinh hoạt đều đặn, nhiệt tình, say mê, nhiều nghệ nhân đã tuổi cao sức yếu nhưng vẫn tham gia CLB, truyền dạy hát dân ca cho các thế hệ trẻ và tham gia biểu diễn phục vụ dân ca cho các hoạt động văn hoá văn nghệ trên địa bàn dân cư. Tiêu biểu như CLB Hồng Sơn (huyện Quỳnh Lưu), CLB Nghi Trung (H. Nghi Lộc), CLB Ngọc Sơn (H. Thanh Chương)...

Ví, Giặm từ miền xuôi đã lan tỏa đến cả vùng đồng bào dân tộc thiểu số qua các cuộc Liên hoan dân ca Ví, Giặm. Năm 2016, huyện Tương Dương đã ra mắt câu lạc bộ đầu tiên về Ví, Giặm tại làng Nhùng, xã Tam Quang. Ở ngoại tỉnh cũng đã có các Câu lạc bộ Ví, Giặm ở Hà Nội và Câu lạc bộ Ví, Giặm Nghệ Tĩnh phía Nam. Hoạt động của các câu lạc bộ cũng nhận được sự hỗ trợ của chính quyền và cộng đồng.

Đối với các nghệ nhân - những người "giữ hồn di sản", ngay sau khi dân ca Ví, Giặm được vinh danh, Nghệ An đã tổ chức Lễ tôn vinh những nghệ nhân, các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý, những tập thể và cá nhân có nhiều đóng góp xuất sắc trong việc bảo vệ, phát huy giá trị dân ca Ví, Giặm. Qua hai đợt xét tặng, tỉnh Nghệ An đã có 42 nghệ nhân dân ca Ví, Giặm được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu "Nghệ nhân ưu tú". Đối với lớp nghệ nhân kế cận, có khả năng biểu diễn, truyền dạy các làn điệu Ví, Giặm, tỉnh cũng hết sức tạo điều kiện để cho họ có cơ hội hoạt động, cống hiến và hàng năm đều tổ chức tập huấn kỹ năng cho các đối tượng này. Một số nghệ nhân tiêu biểu có đóng góp nhiều cho việc bảo tồn và phát huy di sản dân ca xứ Nghệ như: Nguyễn Thị Đồng; Nguyễn Trọng Đổng, Trần Thị Như, Phan Văn Tư, Nguyễn Tân Khai, v.v...

Hoạt động sân khấu hóa dân ca Ví, Giặm trên sân khấu kịch hát dân ca Nghệ Tĩnh ngày càng đào tạo nên được một đội ngũ diễn viên có tay nghề vững vàng và góp phần đưa sân khấu kịch hát dân ca đến gần hơn với quần chúng. Các vở diễn "Cô gái Sông Lam", "Sáng mãi niềm tin", "Điều còn lại", "Hoa lửa Truông Bồn", "Võ Nguyên Giáp Đại tướng của lòng dân", "Người là niềm tin tất thắng" ... của Trung tâm Bảo tồn và Phát huy di sản dân ca xứ Nghệ đã thể nghiệm thành công sân khấu hóa dân ca Nghệ Tĩnh và phục vụ nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của quần chúng nhân dân.

Các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp cũng tích cực phát huy vai trò, tiếp tục đưa di sản đến với cộng đồng. Trung tâm Bảo tồn và Phát huy di sản dân ca xứ Nghệ đã tổ chức hàng trăm buổi biểu diễn để phục vụ nhân dân trong và ngoài tỉnh; tăng cường giao lưu văn hoá với các tỉnh bạn và với các nước; xây dựng các vở diễn mới để phục vụ nhiệm vụ chính trị và phục vụ nhân dân; tổ chức trình diễn dân ca Ví, Giặm tại Khu di tích Kim Liên và thị xã Cửa Lò tạo hiệu ứng tốt trong nhân dân, du khách khi về thăm quê Bác.

Công tác tuyên truyền, quảng bá giá trị dân ca Ví, Giặm sau khi được vinh danh, có sức lan tỏa mạnh. Trên cơ sở Kế hoạch tuyên truyền, quảng bá dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh giai đoạn 2015-2020 do UBND tỉnh ban hành, hoạt động tuyên truyền, quảng bá có những điều kiện thuận lợi nhất định và là hoạt động đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận nhất trong gần 05 năm qua. Nhiều hình thức tuyên truyền, quảng bá sâu rộng được áp dụng như: xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, viết bài, đưa tin về dân ca Ví, Giặm trên các phương tiện thông tin đại chúng; phối hợp xây dựng phóng sự, phim tài liệu như: "Tìm về câu Ví, Giặm", "Về xứ Nghệ nghe câu Ví, Giặm", "Về miền Ví, Giặm"...; quảng bá về dân ca Ví, Giặm trên internet qua  website: dancaxunghe.vn; phát hành đĩa CD, VCD ca nhạc về dân ca Ví, Giặm...

 Từ sau khi dân ca Ví, Giặm được vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, việc bảo vệ, phát huy và quảng bá hình ảnh di sản với công chúng được tăng cường và có sự tham gia tích cực của cộng đồng. Từ năm 2015, Hội Cựu học sinh trường THPT chuyên Phan Bội Châu đã phối hợp với cơ quan hữu quan và các địa phương tổ chức các chương trình "Ân tình Ví, Giặm", kết hợp giao lưu và biểu diễn dân ca Ví, Giặm tại nhiều tỉnh, thành như TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng...

Trong các năm từ 2015-2018; chương trình nghệ thuật "Đôi bờ Ví Giặm" nhân dịp kỷ niệm 87 năm ngày Xô viết Nghệ - Tĩnh (12/9/1930 - 12/9/2017)…; các buổi biểu diễn tại các chương trình, liên hoan như Liên hoan dân ca toàn quốc, Liên hoan Tuồng và Ca kịch toàn quốc, Festival Huế 2018, Festival "Về miền Quan họ - 2019"… dân ca Ví, Giặm đã đến gần hơn với đông đảo công chúng trong cả nước. Năm 2015, Trung tâm Bảo tồn và Phát huy di sản dân ca xứ Nghệ cũng tổ chức 2 đợt biểu diễn ở nước ngoài (tại Thái Lan và     Australia). Sang năm 2016, công tác tuyên truyền, quảng bá dân ca Ví, Giặm được mở rộng không gian, sang đến cả châu Âu. Năm 2016, Hội đồng hương Nghệ Tĩnh đã kết nối, tổ chức để các nghệ sỹ, nghệ nhân Ví, Giặm có chuyến biểu diễn, giao lưu, quảng bá tại các nước Cộng hòa Thụy Sỹ, Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Liên bang Đức, Cộng hòa Slovakia và Cộng hòa Hungaria.

Ví, Giặm còn được bảo tồn và phát huy qua các liên hoan, hội thi, hội diễn. Bất kỳ liên hoan, hội thi, hội diễn nào trên địa bàn 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh cũng đều có trình diễn dân ca Ví, Giặm. Đặc biệt là Liên hoan dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được 2 tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh thay phiên nhau lần lượt tổ chức 2 năm 1 lần, ở cấp liên tỉnh, 1 năm 1 lần ở mỗi tỉnh. Kể từ năm 2014 sau khi được  UNESCO công nhận 2 tỉnh Nghệ An Hà Tĩnh luân phiên tổ chức Liên hoan dân ca Ví, Giặm. Năm 2016 tỉnh Nghệ An chủ trì tổ chức Liên hoan cấp liên tỉnh ở Nghệ An được chia làm 4 cụm. Số CLB tham gia Liên hoan cấp tỉnh là 40 CLB với 1128 Nghệ nhân tham gia. Liên hoan cấp liên tỉnh: Nghệ An chọn 9 CLB với 316 Nghệ nhân tham gia. Năm 2018 tỉnh Hà Tĩnh chủ trì tổ chức Liên hoan cấp tỉnh ở Nghệ An được chia làm 4 cụm. Số CLB tham gia Liên hoan cấp tỉnh là 38 CLB với 1105 Nghệ nhân tham gia. Liên hoan cấp liên tỉnh, Nghệ An chọn 9 CLB với 295 Nghệ nhân tham gia.

 Liên hoan có những nét mới hơn trước đó là các hạt nhân nhỏ tuổi của các câu lạc bộ tham gia ngày một nhiều hơn thể hiện rõ sự trao truyền của các nghệ nhân lớn tuổi đối với các cháu nhỏ tuổi, nhiều hạt nhân mới trẻ trung hát hay, diễn giỏi, biết kế thừa thế hệ nghệ nhân lớn tuổi trong cách hát dân ca cổ, lối trình diễn cổ, chúng ta có thể yên tâm và tin tưởng với lớp nghệ nhân trẻ trong việc chuyển giao các thế hệ nắm giữ di sản Ví, Giặm, tiếp tục gìn giữ và phát huy tốt giá trị di sản bao đời cha ông đã sáng tạo nên. Ngoài phát triển nghệ nhân, việc phát hiện, chăm lo, bồi dưỡng cho đội ngũ sáng tác, soạn lời mới dân ca đã được các địa phương quan tâm và phát triển, mạng lưới câu lạc bộ rất tốt, mạnh dạn cho các câu lạc bộ lần đầu tham gia liên hoan để tạo cho các câu lạc bộ được luân phiên nhau cọ xát, giao lưu học hỏi kinh nghiệm trong liên hoan. Các tác giả tự biên tại các địa phương đã có sự tìm tòi, khai thác các đề tài mang bản sắc địa phương mình, nội dung phản ánh rất gần gũi với cuộc sống đời thường. Vì thế, chúng ta có thể khẳng định rằng khi đưa đề tài mới vào trong các làn điệu hát Ví, Giặm đều có đủ khả năng truyền tải được nội dung mới mà vẫn giữ được giá trị vốn có và giá trị tiêu biểu của các thể hát và trò diễn xướng dân gian Ví, Giặm. Chúng ta trân trọng các nghệ nhân ưu tú sau khi được Nhà nước phong tặng đã phát huy tốt danh hiệu của mình và là hạt nhân nòng cốt, sáng tác soạn lời cho các tác phẩm dân ca, duy trì, tổ chức tốt các hoạt động tại cơ sở.

Sự đam mê, nhiệt tình tâm huyết của các chủ nhiệm câu lạc bộ cũng như các thành viên trong câu lạc bộ, các tiết mục chương trình ngày càng được đầu tư hơn và chất lượng hơn.

Sự vào cuộc và quan tâm đến các câu lạc bộ của cả hệ thống từ xã, phường đến huyện, tỉnh nhằm mục đích tiếp tục bảo tồn và phát huy các giá trị vốn có và giá trị tiêu biểu của dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, tạo môi trường cho các câu lạc bộ, các nghệ nhân dân ca được gặp gỡ, giao lưu học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm hoạt động, qua đó nhằm đẩy mạnh phong trào hát dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh trong các tầng lớp nhân dân, các ngành, các tổ chức, đoàn thể, trường học.

Mặc dù còn tồn tại những hạn chế như nguồn lực đầu tư cho công tác bảo tồn, phát huy di sản dân ca Ví, Giặm còn ít; các hoạt động bảo tồn chưa thực sự có định hướng dài hơi và chưa có chiều sâu; vẫn còn nhiều lúng túng trong giải quyết vấn đề giữa bảo tồn và phát huy,... nhưng nhìn chung, thông qua các hoạt động này, Ví, Giặm đang ngày càng gắn bó trực tiếp với cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người xứ Nghệ, tạo nên sức sống và sự lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng.

Các làn điệu dân ca cổ (nguyên gốc) cũng như cách thức trình diễn của nó đã bị mai một, ít người còn nhớ đến; tính sáng tạo trong dân ca Ví, Giặm đã bị hạn chế, không còn sự đối đáp ngẫu hứng mà phụ thuộc phần nhiều vào bài bản, người ta biết đến Ví, Giặm qua các bài hát mới sáng tác trên nền tảng của Ví, Giặm nhiều hơn. 

Lực lượng nghệ nhân dân gian nắm giữ, thực hành các bài bản cổ ngày một ít đi do tuổi cao sức yếu không đủ sức để truyền dạy. Bên cạnh đó lớp trẻ lại ít người hào hứng học nên ít có người kế thừa. Trong số các nghệ nhân hát Ví, Giặm ở Nghệ An thì nhiều người có độ tuổi từ 70 đến hơn 100, trong đó chỉ có một số nghệ nhân còn khả năng trình diễn và truyền dạy, số người biết truyền dạy một cách bài bản và có kỹ thuật thì không còn nhiều, truyền dạy chủ yếu bằng phương thức truyền miệng và dưới hình thức sinh hoạt CLB, một số người thực hành hiện nay không nắm vững kỹ thuật trình diễn và nội dung các bài bản truyền thống. Môi trường và không gian diễn xướng thay đổi, không còn điều kiện để thực hành những bài bản cổ. Việc cải biên hoặc "sáng tác" không nắm vững những bài bản cổ đã làm thay đổi, thậm chí làm sai lệch di sản.

Để việc đưa dân ca Ví, Giặm vào trường học có hiệu quả và không bị nhàm chán cần phải đa dạng hóa các hình thức đó là giải pháp đã và đang thực hiện vì trường học là nơi có điều kiện để trao truyền dân ca cho thế hệ trẻ một cách hệ thống, chính quy và bền vững, vì vậy việc đa dạng hóa hình thức đưa dân ca vào trường học cần phải có một hệ thống vĩ mô đó là chủ trương, cơ chế của các  cấp, sở, ngành, nhà trường; hệ thống vi mô là chương trình tài liệu, phương pháp dạy và cách thức kiểm tra đánh giá. Với mục tiêu chung là tiếp tục nghiên cứu, đánh giá vai trò, các đặc điểm nổi trội và các giá trị tiêu biểu của dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh. Xây dựng chương trình giảng dạy và học tập dân ca ở các trường phổ thông và đào tạo diễn viên dân ca, giáo viên âm nhạc, cán bộ quản lý văn hóa trong các trường cao đẳng và đại học, trong đó lấy trường Văn hóa Nghệ thuật làm nòng cốt. Làm rõ các giải pháp để việc tổ chức thực hiện đưa dân ca vào trường học có hiệu quả. Đề xuất chương trình, tài liệu dạy học dân ca trong trường học, môn học dân ca trong mối quan hệ với các môn học khác, chương trình chính khóa hay ngoại khóa; thời lượng dạy học, cánh thức dạy học; lựa chọn bài dân ca cho các trường; tập huấn dạy dân ca; điều kiện dạy học dân ca trong các nhà trường như thế nào đó là việc mà Nghệ An đang ra sức phấn đấu để đạt được mục tiêu và hiệu quả, phát huy tính sáng tạo, giáo dục cảm thụ thẩm mỹ nghệ thuật để dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được bảo tồn và phát huy bền vững.

Tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, ngành Văn hóa và Thể thao sẽ tiếp tục tham mưu UBND tỉnh triển khai các nội dung cụ thể hóa chương trình hành động bảo vệ và phát huy giá trị dân ca Ví, Giặm mà trước hết là hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án "Bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh giai đoạn 2019 - 2030", làm định hướng lâu dài cho công tác bảo tồn và phát huy di sản.

Trên cơ sở Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 30/7/2013 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Văn hóa và Thể thao xây dựng Quy hoạch hệ thống di tích trên địa bàn tỉnh Nghệ An, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn 2050, trong đó kết hợp quy hoạch bảo tồn, phát huy di tích với bảo tồn, phát huy các loại hình di sản văn hóa phi vật thể, bao gồm di sản dân ca Ví, Giặm. Đề án nghiên cứu các giải pháp phát triển kinh tế di sản (áp dụng thí điểm cho một số di tích, di sản văn hóa, bảo tàng tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Nghệ An), trong đó có nhóm di sản văn hóa phi vật thể Ví, Giặm và Ca trù. Đề án Bảo vệ và phát huy dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh đến năm 2030 do Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam xây dựng và đang được hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ.

UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao và UBND các huyện thành thị rà soát, triển khai Nghị định 109/2015/NĐ-CP ngày 28/10/2015 của Chính phủ về việc hỗ trợ đối với nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn và có quyết định hỗ trợ cho 14 nghệ nhân có hoàn cảnh khó khăn từ năm 2017.

UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch 703/KH-UBND ngày 23/12/2014 về việc tuyên truyền, quảng bá dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh tỉnh Nghệ An giai đoạn 2014-2020.

 Sở Văn hóa, Thể thao đã tham mưu tổ chức các hoạt động bảo tồn, phát huy di sản dân ca Ví, Giặm như Tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá giá trị dân ca Ví, Giặm với nhiều hình thức.

 Nhằm góp phần bảo tồn, phát huy dân ca Ví, Giặm, hàng năm UBND tỉnh đều bố trí kinh phí để thực hiện công tác tuyên truyền, quảng bá, phát huy di sản và kinh phí hỗ trợ cho hoạt động của các câu lạc bộ. UBND tỉnh có chính sách tạo điều kiện huy động các nguồn xã hội hóa để bảo tồn, phát huy di sản trong cộng đồng.

 Để dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh luôn là nơi neo đậu tâm hồn của những người con xứ Nghệ, giữ mãi sức sống, sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng và thực sự xứng tầm là một di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, con đường phía trước còn rất dài, vì vậy rất cần tiếp tục nhận được sự quan tâm của chính quyền các cấp và sự chung tay của cả cộng đồng.q

 




NHUẬN BÚT


Tác giả: article?img id=1711331
Tiêu đề: Chuyên san KHXH&NV số 9/2019
Ngày xuất bản: ngày 20 tháng 09 năm 2019
Nội dung:

Lê Văn Tùng

Hiện chúng ta có đầy đủ các bản "bút tích di chúc"(1) của Bác Hồ: Một bản viết, sau đó đánh máy ngày 15/5/1965, phía trên cùng, bên trái có ghi bốn chữ đặt trong ngoặc đơn: (tuyệt đối bí mật), phía dưới cùng bên trái ghi bằng bút tích viết tay: "Chứng kiến/ Bí thư thứ nhất/ Ban chấp hành trung ương/ Lê Duẩn"(2). Một bản viết tay không ghi ngày tháng nhưng chắc là vào đầu 1968, vì Bác có viết: "Năm nay, tôi vừa 78 tuổi"(3), phía trên cùng vẫn ghi: (tuyệt đối bí mật). Bản này Bác xem là một bức thư, và đến tháng 5/1968 Bác viết bản bổ sung: "Khi xem lại thư này, tôi thấy cần phải viết thêm mấy điểm"(4). Bản bút tích viết tay cuối cùng ghi ngày 10/5/1969 là phần đầu của bản Di chúc được công bố sau này: Từ "Cuộc chống Mỹ cứu nước…" đến "khỏi cảm thấy đột ngột"(5). Bản Di chúc được công bố chính thức với toàn dân sau khi Bác mất cũng ghi "ngày 10 tháng 5 năm 1969"(6) có đoạn in nguyên văn các bản viết của Bác nhắc ở trên, một số đoạn được tổng hợp, khái quát lại các ý cụ thể của Bác trong các bản viết ấy.

Từ ghép "di chúc" trong từ loại học nguyên là động từ ghép. Từ điển tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học - Nxb Đà Nẵng, 2004, trang 254) giải thích nghĩa 1: "Dặn lại trước khi chết những việc người sau cần làm và nên làm", và nghĩa 2 như một danh từ: "Lời hoặc bản di chúc". Nghĩa 2 này trùng hợp với cách giải của Hán Việt từ điển: "Lời chúc dặn của người chết để lại" (Đào Duy Anh - Nxb Trường Thi - Sài Gòn, 1957, trang 203). Nên kết hợp hai nghĩa lại để hiểu "Di chúc" là lời dặn lại trước khi mất của Bác những việc người sau cần làm, nên làm.

Lời dặn lại của Bác với chúng ta là những lời thiêng liêng, vừa là tình cảm tha thiết, vừa biểu hiện nỗi "lo muôn mối như lòng mẹ" với con cháu mai này trước lúc mình từ biệt. Những lời dặn lại của Bác về các việc phải làm, cần phải làm, có việc đã làm xong, đã hoàn toàn thắng lợi như "cuộc kháng chiến chống Mỹ", nhưng nhiều việc còn phải làm và làm mạnh hơn nữa.

Những lời dặn lại của Bác không chỉ bắt nguồn từ lý thuyết cách mạng, từ nhận thức lịch sử và văn hóa bằng tư duy logic suy lý. Theo chúng tôi, trước hết và quan trọng hơn là từ nhận thức và tư duy thực tiễn về lịch sử và cuộc sống của nhân dân, dân tộc để lo nghĩ cho tương lai. Nghĩa là từ nguồn gốc, nguyên nhân thực tiễn để có những lời dặn lại trong Di chúc. Người Việt ta hay dùng một từ thuần Việt để gọi ra cái nguyên nhân thực tiễn đó là nguồn cơn, nghĩa là cái lý do thực tế, hiện thực của lời dặn, lời nhận xét hay nhận định.

Trong Di chúc, Bác dặn lại nhiều điều lắm. Tôi xin nói những nghĩ suy của mình về nguồn cơn thực tiễn của một lời trong điều quan trọng nhất, điều "Trước hết nói về Đảng". Đó là lời cuối của điều "trước hết": "Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạngthật sự cần kiệm liêm chínhchí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạchphải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ của nhân dân"(7). Từ phải diễn đạt trạng huống việc muốn làm hoặc việc chưa làm xong cần tiếp tục. Ở đây, nguyên là những việc muốn làm, muốn đạt đến nhưng trong thực tiễn ta làm chưa xong, chưa "thật sự" thực hiện tốt, thậm chí tình trạng vi phạm đạo đức cách mạng, hành động đi ngược với phẩm chất cần kiệm liêm chính, chí công vô tư ở một "bộ phận không nhỏ" cán bộ đảng viên ngày càng trầm trọng và phổ biến hơn, cho nên ảnh hưởng không tốt tới sự trong sạch và làm giảm sút uy tín, vai trò của Đảng trong nhân dân. Cho đến thời ta sống đây, tình trạng đó càng được báo động. Đặc biệt là mối họa tham nhũng, lãng phí, quan liêu mà chủ trương và hành động quyết liệt của trung ương và chính phủ chống lại mối họa đó từ giữa năm 2018 đến nay được toàn dân ủng hộ.

Lời dặn lại của Bác đã dẫn ở trên vừa là mong muốn, vừa là nỗi lo nghĩ của Bác trước thực tiễn của tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tha hóa, hủ hóa, biến chất ngày càng nghiêm trọng của một số đảng viên, cán bộ. Sự thật trong thực tiễn đó là những sự thật đau lòng mà ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa ngày 3/9/1945 Bác đã cảnh báo và "Đề nghị mở một chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân", chống lại "Những thói xấu, lười biếng, gian giảo, tham ô"(8) do chế độ cũ để lại. Đến bài viết cuối cùng trên chủ đề này (trước khi viết Di chúc): "Nâng cao đạo đức cách mạng quét sạch chủ nghĩa cá nhân" (đề ngày 3/2/1969), Bác nói rõ hơn: "Do cá nhân chủ nghĩa mà… sa vào tham ô, hủ hóa, lãng phí, xa hoa, tham danh trục lợi… xem khinh quần chúng, độc đoán chuyên quyền… xa rời thực tế, mắc bệnh quan liêu, mệnh lệnh…"(9).

Từ ngày 3/9/1945 đến 3/2/1969 Bác đã có rất nhiều bài báo, thư từ, lời nói chuyện…, một mặt biểu dương những cán bộ, đảng viên, người dân thực hiện tốt đạo đức cách mạng, mặt khác rất nhiều bài viết phê phán nghiêm khắc những bệnh chứng của chủ nghĩa cá nhân đang làm hại, đang cản trở bước tiến của đất nước. Ở đây, xin dẫn trích một số bài:

Hai tuần sau lời phát biểu trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ (đã dẫn ở trên), khi công việc của đất nước ngày càng bộn bề phức tạp, Bác vẫn có: "Thư gửi các đồng chí tỉnh nhà" (Nghệ An) đề ngày 17/9/1945. Bác nêu năm vấn đề. Vấn đề thứ năm là sự phê phán của Bác đối với "những khuyết điểm to nhất" của cán bộ ở các địa phương: "Giả mạo tiếng Chính phủ, tên Việt Minh ức hiếp dân, xoáy tiền dân…". Trong cán bộ "cũng có người hủ hóa, lên mặt làm quan cách mạng… độc hành, độc đoán, dĩ công dinh tư (lấy của công làm của riêng)… dùng pháp công để báo thù tư"(10). Một tháng sau, ngày 17/10/1945 trong thư "Gửi ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng", Bác tiếp tục cảnh cáo nghiêm khắc "Những lầm lỗi rất nặng nề"(11) của cán bộ lãnh đạo các cấp. Vậy là chỉ trong vòng một tháng rưỡi sau quốc khánh đầu tiên (2/9/1945) Bác đã có ba văn bản báo động và cảnh cáo tai họa biến chất cán bộ đều liên quan trực tiếp với nạn tham ô, lãng phí, quan liêu, chứng tỏ sự thao thức lo lắng thường trực của Bác về một tình hình hiện thực trong thực tiễn chứ không chỉ là chuyện "đề phòng" ở thời tương lai.

Chín năm kháng chiến (1946-1954) gian nan khốc liệt, Bác vẫn luôn luôn lo lắng về tình trạng "chủ nghĩa cá nhân… một thứ vi trùng rất độc… sinh ra các chứng bệnh nguy hiểm". Tháng 10/1947 Bác viết: "Sửa đổi lối làm việc", chỉ ra tám chứng bệnh: "Tham lam, lười biếng, kiêu ngạo, hiếu danh, thiếu kỷ luật, hẹp hòi, óc địa phương, óc lãnh tụ"(12). Nhiều người đã biết nỗi đau của Bác trong vụ án tham nhũng của Trần Dụ Châu năm 1950. Khi cuộc kháng chiến chống ngoại xâm tiến dần đến giai đoạn cuối, nạn tham nhũng cũng ngày càng nặng "sẽ làm hại đến công việc của ta". Năm 1952, Bác viết bài trực tiếp chỉ thẳng vào bệnh chứng này: "Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu". Tại văn bản này, lần đầu tiên Bác gọi những kẻ mắc bệnh chứng đó là "giặc nội xâm", "giặc ở trong lòng"(13). Người vạch rõ để nhân dân và chiến sĩ biết: "Có nạn tham ô lãng phí là vì bệnh quan liêu"… "bệnh quan liêu đã ấp ủ, dung túng, che chở cho nạn tham ô lãng phí". Và Người đưa đến ba kết luận: "A. Tham ô lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân, bộ đội và chính phủ"; "B. Chống tham ô, lãng phí, quan liêu là cách mạng"; "C. Chống tham ô, lãng phí, quan liêu là dân chủ"(14).

Từ hòa bình 1954 đến trước khi viết Di chúc, Bác còn viết rất nhiều bài tiếp tục cảnh cáo, phê phán các hiện tượng vi phạm đạo đức cách mạng, trong đó luôn nhấn mạnh nạn tham nhũng, lãng phí, quan liêu (Nxb Sự thật, 1975 đã "sưu tầm, tuyển lựa" đến 30 bài, in thành sách: "Về đạo đức cách mạng").

Chúng tôi xin nhắc lại, những hiện tượng tha hóa Bác phê phán trong các văn bản đã kể trên là hiện thực trong thực tiễn của đất nước chứ không chỉ là những hiện tượng từ tư duy suy lý, lý thuyết. Trong chủ đề mà Bác luôn lo nghĩ và đau lòng ấy, còn có một bình diện thực tiễn - sự thật thứ hai: Có những nhà văn, nhà báo thực hiện lời dạy của Bác đã dũng cảm dấn thân bằng ngòi bút của mình vạch trần sự thật tham nhũng, lãng phí, quan liêu và nhiều chứng bệnh khác mà Bác đã cảnh cáo, lại bị chính thói "quan liêu, xem khinh quần chúng, độc đoán chuyên quyền", "dung túng, che chở cho nạn tham ô lãng phí" làm hại, bắt tội một cách oan uổng. Trước khi nói về trường hợp điển hình là nhà văn - chiến sĩ Phùng Quán, xin nhắc lại trong tâm trạng căm phẫn vụ Trần Dụ Châu (Cục trưởng Cục quân nhu trong kháng chiến chống Pháp) và đồng bọn dùng bạo lực đối với nhà thơ Đoàn Phú Tứ - nguyên Đại biểu Quốc hội khóa I - khi ông trực tiếp lên án tội tham nhũng của hắn ngay giữa đám cưới xa hoa do hắn tổ chức và bảo trợ trong lúc ngoài chiến khu bộ đội đang "võ vàng đói khát". "Đêm hôm đó, nhà thơ viết một bức thư dài gửi lên Hồ Chủ tịch" (cuối năm 1950). Và "một tuần sau, Tòa án Quân sự được thiết lập. Trần Dụ Châu lãnh án tử hình vì tội tham nhũng"(15).

Trở lại với câu chuyện của nhà thơ, nhà văn chiến sĩ Phùng Quán. Ông sinh năm 1932 và 13 tuổi đã cầm lấy khẩu súng trong đội hình Vệ quốc đoàn chiến đấu chống ngoại xâm 9 năm ròng (1946-1954). Từ Điện Biên Phủ trở về và trở thành nhà văn Việt Nam với tiểu thuyết Vượt Côn Đảo (1954) và trường ca Tiếng hát trên địa ngục Côn Đảo (1955). Ta biết đến hàng chục tác phẩm văn xuôi, hàng trăm bài thơ ông viết trong những năm tháng oan khổ dài dằng dặc với 7 năm phải ra khỏi biên chế đi lao động cải tạo (1957-1964) và 30 năm bị tước thẻ Hội viên Nhà văn Việt Nam, bị cấm xuất bản tác phẩm (1957 đến 3/2/1988). Tuổi thơ dữ dội, cuốn tiểu thuyết gần nghìn trang viết trong thời gian đó, mãi đến 1988 mới được xuất bản lần đầu (Nxb Thuận Hóa - Huế). Ông mất năm 1995 và năm 2007 được Chủ tịch nước tặng "Giải thưởng nhà nước về Văn học nghệ thuật".

Trong cuộc đời chiến sĩ của mình, chín năm cầm súng chống ngoại xâm với "Vinh dự hai lần đổ máu tươi", cứ nói theo ý của Marx là ông đã thực hiện sứ mệnh "Phê phán bằng vũ khí", thì từ hòa bình (sau 1954), với ngòi bút trong tay, thức nhận trong đầu và ngọn lửa trong tim ông sử dụng "vũ khí phê phán" để tiếp tục chiến đấu bảo vệ Cách mạng, Tổ quốc và Nhân dân theo lời dạy của lãnh tụ, bằng cách vạch trần sự thật thoái hóa, tha hóa đang chà đạp lên những gì là vinh quang, là hy vọng của nhân dân và dân tộc. Đó là sứ mệnh văn hóa của ngòi bút chân thật, của văn học nghệ thuật chân chính. Phùng Quán, trong tình huống đó đã quyết đòi thực hiện cái quyền "nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận văn hóa văn nghệ" mà Bác Hồ đã yêu cầu. Và người chiến sĩ ấy đã sử dụng "vũ khí phê phán" dũng cảm tiến công vào một loại giặc mới: giặc nội xâm. Phùng Quán là một trong những chiến sĩ văn nghệ đầu tiên đáp đúng yêu cầu cách mạng của Bác Hồ. Và chính cái "bệnh quan liêu - kẻ thù của nhân dân, bộ đội và chính phủ" đã phản công lại nhà văn, đẩy ông vào 30 năm oan khổ. Vì sao vậy? Vì chính cái đòn tiến công đích đáng của ông vào đúng kẻ thù của nhân dân mà Bác Hồ đã chỉ rõ. Đòn tiến công đó không phải bằng hành xử của tòa án, của luật pháp, của kỷ luật tổ chức… mà bằng nghệ thuật ngôn từ, bằng văn hóa của văn học.

Đó là bài thơ Chống tham ô lãng phí (1956). Tên bài thơ như có bạn nhận xét "100% khẩu hiệu", quả đúng với tính cách chiến sĩ của Phùng Quán. Nhưng bài thơ không phải là một khẩu hiệu có chức năng trực chỉ nhiệm vụ cho quần chúng. Bài thơ là một tác phẩm nghệ thuật với chức năng văn hóa đặc thù của nó, mang lại cho độc giả một khả năng tự cảm, tự thức, tự luận để không chỉ nhận diện bề mặt sự kiện mà còn mở ra một nẻo nhìn vào bản chất sự thật của mối hiểm họa từ tham nhũng, lãng phí, quan liêu. Đọc bài thơ không thể không nhận ra cách nhìn nghệ thuật của thi nhân. Hai loại sự thật của hiện thực khởi nguyên vào tác phẩm trong một quan hệ đối lập, tương phản:

Đây, loại sự thật thứ nhất:

"Tôi đã đi qua/Những xóm làng…/Tôi đã gặp:

Những bà mẹ già quấn giẻ rách…

…Kéo dây thép gai tay máu ròng ròng

Bới đồn giặc, trồng ngô tỉa lúa

Tôi đã đi qua/Những xóm làng…

…Hai mùa rồi, lúa không có một bông

Phân người toàn vỏ khoai tím đỏ…

Tôi đã gặp/Những em thơ còm cõi…

…Cơm thòm thèm độn cám và rau…".

Ông đã gặp giữa thành phố:

"Đường mùa đông nước nhọn tựa dao găm

Chị em công nhân đổ thùng/Run lẩy bẩy chui vào hầm xí tối.

Vác những thùng phân/Thuê một vạn một thùng

Mấy ai dám vác?

Các chị suốt đêm quần quật/Sáng ngày vừa đủ nuôi con…".

Đây, loại sự thật thứ hai:

Có một Lũ người tiêu máu của dân/Như tiêu giấy bạc giả…

... Đài xem lễ, họ cao hứng dựng lên/Nửa chừng bỏ dở.

Mười một triệu đồng dầm mưa dãi gió

Mồ hôi máu đỏ mốc rêu

Những con chó sói quan liêu

Nhe răng cắn rứt thịt da cách mạng!...

 … Đục cơm khoét áo chúng ta

Ăn cắp máu dân đổi chác đồng hồ…

Bạn trẻ bây giờ đọc đến loại sự thật thứ nhất dẫn ở trên có lẽ nghĩ đến một huyền thoại của thời hồng hoang sơ sử xa xôi. Nhưng đó là sự thật về những gian lao của nhân dân và chính phủ sau cách mạng và kháng chiến. Đói, cái đói tràn khắp thôn cùng xóm vắng. Bác Hồ đề nghị cán bộ mỗi tuần nhịn ăn một bữa để góp gạo giúp dân chống đói và chính Người gương mẫu thực hiện trước và thực hiện một cách bền bỉ. Phùng Quán nói đến cái đói ấy của dân, nói đến sự nỗ lực quá sức người của bà con nông dân và của chị em công nhân để chống nạn nghèo đói thì có gì tội lỗi? Bạn thấy ngày nay hàng năm ta có con số % kết quả giảm đói nghèo sẽ tiếp cận dần đến hết. Còn ngày ấy "Đất nước chúng ta không đếm hết người nghèo". Phùng Quán lên án kẻ tham ô lãng phí của dân trong tình huống dân khổ, dân nghèo và đói thì có tội gì: "Những con chó sói quan liêu… Cắn rứt thịt da cách mạng… Đục cơm khoét áo… Ăn cắp máu dân đổi chác đồng hồ".

Trong bài thơ yếu tố tự sự được sử dụng như một cách nhìn khách quan để giúp người đọc nhận được sự thật cuộc sống từ sự chân tín. Nhà thơ kể lại sự thật theo những bước đi thực tế của chính mình đến các địa bàn: Tôi đã đi qua…, Tôi đã gặp…, Tôi đã đi qua…, Tôi đã gặp…, Tôi đã đi giữa…", hãy đi cùng tôi "Về… mà xem". Các địa bàn đó đều có địa chỉ cụ thể: Kiến An, Hồng Quảng, Hà Nội, Nam Định. Mọi cảm xúc và tâm trạng đau đớn, xót xa, căm giận của thi nhân đều bắt nguồn từ những yếu tố hiện thực khách quan của cuộc sống đang diễn ra. Đó gọi là chất liệu sống của nghệ thuật. Ở đây không có chất liệu thời quá vãng, không có chất liệu tưởng tượng từ một thế giới khác. Chất liệu sống, chất liệu thực có tính tự sự ấy gây ám ảnh tâm lý, day dứt nhà thơ. Hình ảnh "máu" lặp lại sáu lần như một ký hiệu nghệ thuật của ám ảnh đau đớn, nhức nhối trong tâm trạng người thơ: "Những bà mẹ già… kéo dây thép gai tay máu ròng ròng", "Đẫm mồ hôi và máu tươi của cách mạng", "Lũ người tiêu máu của dân", "Ăn cắp máu dân đổi chác đồng hồ", "Mồ hôi máu đỏ mốc rêu", "Những mẹ già, em trai, chị gái… Còng lưng rỏ máu lấn vành đai".

Từ ám ảnh đau đớn qua tâm trạng bất an đến sự tự thức nhận sứ mệnh của thi ca và nghệ thuật. Phùng Quán không hề phủ nhận giá trị văn hóa đa diện, đa phong cách của nghệ thuật. Nhưng lúc này đây, trước sự thật này đây thì:

Một triệu bài thơ không nói hết nhọc nhằn

Của quần chúng anh hùng lao động

Đang buộc bụng, thắt lưng để sống

Để dựng xây kiến thiết nước nhà

Để yêu thương, nuôi nấng chúng ta.

Từ sự thức nhận đó dẫn đến sự lựa chọn văn hóa cho thi ca và thể hiện ý chí của người nghệ sĩ. Nhà thơ quyết quay lưng với thứ thi ca "đầy bướm, đầy hoa, xanh đỏ sáng lòa, như giấy trang kim" lòe loẹt, vàng son lộng lẫy phủ lên trên "mồ hôi và máu tươi của cách mạng!" lừa dối nhân dân, lấp vùi sự thật:

Như công nhân

Tôi quyết đúc thơ thành đạn

Bắn vào tim những kẻ làm càn

Vào lũ người tiêu máu của dân

Như tiêu giấy bạc giả.

Đấy là sứ mệnh văn hóa của nghệ thuật, của người nghệ sĩ. Nhưng Phùng Quán còn là người chiến sĩ cầm súng lúc 13 tuổi chống giặc ngoại xâm. Vậy lúc này đây, cách mạng "Cần lập những đội quân trừ diệt" giặc nội xâm, Phùng Quán lại xin có mặt "trong hàng ngũ tiên phong".

Bài thơ minh bạch, rõ ràng. Sự thật được trình bày trong một quan niệm văn hóa sâu sắc, cao cả và đầy sự hy sinh. Từ đâu, Phùng Quán có được ý chí, đức tin và tư duy nghệ thuật đầy sức mạnh cống hiến ấy? Từ giác ngộ lý tưởng cách mạng vì nhân dân chiến đấu đã đành, nhưng cũng là chung cho nhiều nhà văn chiến sĩ khác. Phùng Quán có một đặc hữu của riêng ông - ta có thể nhận thức như vậy. Đó là ông có Lời mẹ dặn như một đức tin thiêng liêng trong tâm hồn, tình cảm, lý trí đã cùng ông đi suốt cuộc đời nghệ sĩ rất đỗi gian nan nhưng cũng đầy kiên định, thủy chung với sứ mệnh văn hóa của văn học nghệ thuật.

Lời mẹ dặn là tên bài thơ ông viết và công bố năm 1957 sau Chống tham ô lãng phí một năm. Như Chống tham ô lãng phí, cảm hứng và quan niệm văn hóa của nhà thơ cũng bắt đầu từ một sự việc được ông kể lại có thời gian, có tình huống, có nhân vật. Nhưng điểm khác ở bài thơ này yếu tố tự sự là một "câu chuyện" của thời quá vãng từ hai mươi năm trước: Một người vợ mất chồng khi con trai mới hai tuổi, quyết ở vậy nuôi con "đến ngày khôn lớn". Con lớn năm tuổi mắc tội nói dối, mẹ không đánh đòn, mà chỉ nhắc lại lời di huấn của người cha: "Suốt đời phải làm một người chân thật". Sau đó là lời mẹ dạy con thế nào là "một người chân thật". Nhà thơ kể tiếp, lớn lên đã hiểu và yêu người chân thật thế nào. Tình tiết tự sự cuối cùng nhưng ông muốn chia sẻ với chúng ta đức tin văn hóa của người nghệ sĩ chân chính. Đó là:

Năm nay tôi hai lăm tuổi (1932-1957)

Đứa bé mồ côi thành nhà văn

Mặc dù: Lời mẹ dặn thuở lên năm

Vẫn nguyên vẹn màu son chói đỏ.

Nhưng nhà văn có dám "đi trên con đường chân thật" hay không? Không hề là câu chuyện đơn giản như cưỡi trâu ra đồng mỗi sáng thuở còn con trẻ. Nhà văn "đi trọn đời trên con đường chân thật" còn khó gấp muôn lần "người làm xiếc đi trên dây". Đến đây xin cùng bạn trở lại những Lời mẹ dặn. Ông đã khắc sâu trong tâm não của mình:

Con ơi! Một người chân thật

Thấy vui muốn cười cứ cười

Thấy buồn muốn khóc cứ khóc.

Yêu ai cứ bảo là yêu

Ghét ai cứ bảo là ghét

Dù ai ngon ngọt nuông chiều

Cũng không nói yêu thành ghét

Dù ai cầm dao dọa giết

Cũng không nói ghét thành yêu.

Những Lời mẹ dặn đã trở thành bản lĩnh, nhân cách văn hóa của một nhà văn được thực chứng qua quãng đời giông bão ba mươi năm, tuy Có những phút ngã lòng nhưng ông Vịn câu thơ mà đứng dậy để tiếp tục hướng ngòi bút về với Sự thật của Nhân dân và Cách mạng. Đối với ông… "làm một nhà văn chân thật/Chân thật trọn đời" vừa là lẽ sống, là khát vọng của người chiến sĩ sử dụng "vũ khí phê phán", nhưng đồng thời là hiện thực cuộc dấn thân cho văn học nghệ thuật chân chính, quyết từ chối văn nghệ công cụ, văn nghệ "chư hầu" cho bất cứ một nhóm quyền lực xu danh trục lợi nào tiếp tay, tiếp sức cho sự phản bội dân tộc, nhân dân và cách mạng. Ông là nhà nghệ sĩ chân thật, trung thành đã thực hiện lời dạy của Bác Hồ về chống tham ô, lãng phí, quan liêu một cách triệt để, chấp nhận hy sinh. Theo tư duy logic thuận, tôi nghĩ nhóm quyền lực xử lý oan uổng với ông phải là một nhóm quan liêu đã làm trái lời dạy của Bác Hồ, họ là một số trong bộ phận bị tác phẩm của Phùng Quán vạch trần sự thật, dù sự thật có bị chôn vùi tận đáy đất đen. Chứng cứ là trong sách Phùng Quán còn đây, tác giả của bài Lời mẹ dặn - tuyên ngôn của người cầm bút(16), đã cấp cho ta "chân dung" dơ dáy, điếm nhục "của một ông quan lớn" qua "bài thơ" ông viết để đả kích Lời mẹ dặn của Phùng Quán. Đó là một bài văn vần: Lời mẹ dặn - thật hay không? (ký tên Trúc Chi) mà tác giả của nó hầu như đã tự chứng tỏ không có tri thức tối thiểu về đặc trưng loại hình văn hóa của nghệ thuật ngôn từ, cho nên không có khả năng hiểu được tác phẩm nghệ thuật Lời mẹ dặn - "Một trong những bài thơ Việt hay nhất thế kỷ XX"(17). Mà cũng có thể do bản chất dối trá, cố tình xuyên tạc bài thơ Lời mẹ dặn bằng lời lẽ dung tục, tầm thường, vô văn hóa. Sự thật về bản chất của nhân vật này cuối cùng cũng bị phơi trần như một kẻ phản bội Tổ quốc và Nhân dân phải bỏ trốn khỏi đất nước đi "lánh nạn" ở nước ngoài. Đây là một trong những người chửi bới Chống tham ô lãng phí và Lời mẹ dặn một cách sai lầm, tàn nhẫn nhất. Có bạn sau này cho họ là "những người cực đoan". Tôi nghĩ chưa hẳn, mà  thể chính họ đã sa vào tha hóa, kể cả tha hóa quyền lực, có thể họ thuộc loại đối tượng bị phê phán trong tác phẩm của Phùng Quán. Giữa người nghệ sĩ chống tham nhũng theo lời dạy của lãnh tụ với kẻ tham nhũng hoặc bao che, bảo vệ tham nhũng: chọn ai để kỷ luật, để xử lý? Đó là một lựa chọn phải sử dụng chuẩn mực văn hóa để khu biệt.

Hai bài thơ Chống tham ô lãng phí và Lời mẹ dặn sau ba mươi năm không trở thành một ký hiệu nghệ thuật dĩ vãng, chưa hề là một hiện tượng văn học quá khứ. Năm 1986, Đại hội VI Đảng Cộng sản Việt Nam đã có quyết sách "nhìn thẳng vào sự thật", một trong những quyết sách của Đổi mới đã và đang mang lại sự phát triển hợp quy luật trên đường phấn đấu cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Tuy vậy, thế lực "giặc nội xâm", tham nhũng, lãng phí, quan liêu cũng ngày càng cản trở cuộc tiến bộ của đất nước. Nó không chỉ do di căn xã hội cũ mà còn do cả những bệnh căn mới phát trong nền sản xuất hàng hóa và kinh tế thị trường buổi ban đầu. Chủ trương công khai, minh bạch hóa mọi hoạt động của chính phủ, quyết tâm của lãnh đạo trung ương chống tham nhũng, lãng phí quan liêu vừa qua đã chứng tỏ nhu cầu bức thiết của nhân dân về Sự thật trên mọi hoạt động của đất nước (ngoài các bí mật quốc gia do Hiến pháp và Pháp luật quy định). Đó là một nhu cầu, một khát vọng văn hóa trong một xã hội dân chủ: Văn hóa của Sự thật.

Hành trình về phía Sự thật của tác phẩm Phùng Quán vẫn mãi là hành trình văn hóa của văn học nghệ thuật chân chính ở thời đại chúng ta. Đương nhiên, do sự phát triển tiến bộ của tư duy nghệ thuật đương đại, văn hóa của Sự thật trong văn học thời ta sống có thể được biểu hiện sâu sắc, năng động hơn với nhiều chiều kích nghệ thuật đa dạng, phong phú, tinh tế hơn. Nhưng xét từ bản lĩnh và nhân cách văn hóa của người nghệ sĩ thì tâm niệm của Phùng Quán về văn hóa của sự thật càng ngày càng được khẳng định vững vàng hơn vì "Đã đi với nhân dân/Thì thơ không thể khác" (thơ Phùng Quán). Văn nghệ xa rời nhân dân, không đi với nhân dân là văn nghệ đã tự từ bỏ vai trò chủ thể văn hóa của mình trong đặc trưng loại hình của hoạt động văn học nghệ thuật.

Từ một lời dặn lại của Bác Hồ trong Di chúc thiêng liêng, rất tự nhiên cứ liên tưởng theo logic về những bài viết, bài nói của Bác từ ngày đầu của chế độ mới đến trước khi Bác viết Di chúc báo động, cảnh cáo, phê phán chủ nghĩa cá nhân mà bệnh chứng trầm trọng là tham nhũng, lãng phí, quan liêu… "những hiểm họa đang rình phục Tổ quốc và Nhân dân tôi" (lời Phùng Quán). Từ đó nghĩ về sứ mệnh và sự dấn thân chiến đấu của người nghệ sĩ và văn học nghệ thuật chân chính trong cuộc chiến chống "giặc nội xâm" ngày nay và tự nhận thức mình có một phần trách nhiệm.

 

Chú thích

(1). Trong sách Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia. H, 2008, tr.9.

(2). Sđd, Nxb Chính trị Quốc gia. H, 2008, tr.11, 12, 13.

(3). Sđd, Nxb Chính trị Quốc gia. H, 2008, tr.14, 15.

(4). Sđd, Nxb Chính trị Quốc gia. H, 2008, tr.16, 17, 18, 19.

(5). Sđd, Nxb Chính trị Quốc gia. H, 2008, tr.20.

(6). Sđd, Nxb Chính trị Quốc gia. H, 2008, từ tr.33 đến tr.38.

(7). Sđd, Nxb Chính trị Quốc gia. H, 2008, tr.36.

(8). Hồ Chí Minh toàn tập - tập 4 - Nxb Sự thật. H, 1984, tr.7.

(9). Trong sách Về đạo đức cách mạng, Nxb Sự thật.H, 1976, tr.156.

(10). Hồ Chí Minh toàn tập - tập 4 - Nxb Sự thật. H, 1984, tr.19.

(11). Hồ Chí Minh toàn tập - tập 4 - Nxb Sự thật. H, 1984, tr.36.

(12). Hồ Chí Minh toàn tập - tập 4 - Nxb Sự thật. H, 1984, tr.470, 471.

(13), (14). Hồ Chí Minh: Bài viết năm 1952, in lại trong sách Về đạo đức cách mạng, Nxb Sự thật.H, 1976, tr.49 và 46, 47, 48.

 (15). Ba phút sự thật, Nxb Văn nghệ Tp. Hồ Chí Minh, 2007, từ tr.51 đến tr.55.

(16). Ngô Minh, trong sách, Phùng Quán còn đây (NXB Văn nghệ Tp. HCM, 2007), tr.326, 327, 328.

(17). Dẫn theo Ngô Minh Phùng Quán còn đây (sđd), tr


 

Chu Hoàng Yến

Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa của người dân Nghệ Tĩnh, trở thành nét bản sắc riêng của vùng văn hóa xứ Nghệ. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, loại hình sinh hoạt văn hóa này vẫn chứng tỏ sức sống lâu bền, tiếp tục được trao truyền và gìn giữ trong đời sống đương đại ngày nay. Với những giá trị nhân văn và nghệ thuật độc đáo dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2014. Đến nay đã được 5 năm và đang thực sự vươn mình, khẳng định sức sống, sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng. Đó là kết quả từ sự chung tay, góp sức của chính quyền, nhân dân hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh cùng cộng đồng người Nghệ xa quê.

Tuy nhiên, dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế mạnh mẽ hiện nay đang đứng trước một số thách thức, khó khăn. Đó là sự biến đổi khá cơ bản về không gian và bối cảnh sáng tạo, diễn xướng do quá trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, của các địa phương như về cảnh quan, nghề nghiệp, công cụ, phương tiện sản xuất, sinh hoạt… Sự biến đổi về nhu cầu, thị hiếu và phương tiện hưởng thụ, tiếp nhận nghệ thuật của người dân trong từng thời kì lịch sử, nhất là trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ của các công nghệ, kỹ thuật hiện đại ngày nay như cạnh tranh giữa các loại hình nghệ thuật; xuất hiện nhiều xu hướng nghệ thuật mới… Đội ngũ nghệ nhân, diễn viên chuyên nghiệp và quần chúng thưa vắng dần, khả năng lưu giữ vốn cổ, nguyên gốc và kỹ năng trao truyền, diễn xướng, trình diễn bị thách thức.

Trước những thách thức chung cho việc bảo tồn, phát huy dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, thực hiện chương trình hành động quốc gia về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh đại diện của nhân loại, 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đặc biệt quan tâm, coi trọng, nỗ lực hết sức trong 5 năm qua. Có thể kể đến 6 hoạt động chính đó là công tác sưu tầm, nghiên cứu; công tác tuyên truyền, quảng bá, xuất bản; vinh danh nghệ nhân, hỗ trợ thành lập các CLB dân ca; tổ chức các liên hoan, hội thi, hội diễn, trại sáng tác; thí điểm đưa dân ca vào trường học và dạy đàn hát dân ca trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

Trước hết là công tác nghiên cứu, sưu tầm, tư liệu hóa dân ca Ví, Giặm nhằm mục đích bảo tồn các làn điệu, bài bản dân ca Ví, Giặm cổ còn lưu giữ trong cộng đồng, Trung tâm Bảo tồn và Phát huy di sản dân ca xứ Nghệ cùng với sự tham gia của người dân đã và đang tiếp tục thực hiện việc sưu tầm, kiểm kê di sản tại các địa phương, sau đó thực hiện tư liệu hoá và lưu trữ bằng hệ thống băng ghi âm, ghi hình, ảnh tư liệu. Cùng với việc sưu tầm, tư liệu hóa, công tác nghiên cứu khoa học về dân ca Ví, Giặm cũng được quan tâm. Các bài nghiên cứu về Ví, Giặm được đăng tải thường xuyên trên các báo, tạp chí và website                    dancaxunghe.vn.

Hoạt động truyền dạy dân ca Ví, Giặm trong cộng đồng tiếp tục được thực hiện thông qua các nghệ nhân trực tiếp truyền dạy, hướng dẫn cho người học hoặc qua sinh hoạt của các CLB, các thành viên cùng trao đổi, tập luyện. Sở Văn hóa và Thể thao chỉ đạo Trung tâm Bảo tồn và Phát huy di sản dân ca xứ Nghệ đưa vào kế hoạch hàng năm tổ chức tập huấn dân ca cho đối tượng là các câu lạc bộ và tác giả, bằng nhiều hình thức và nội dung. Bên cạnh đó, Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện Chương trình đưa dân ca vào trường học, nhất là các trường phổ thông cơ sở với giáo trình cụ thể dạy hát dân ca, trong đó tập trung vào dân ca Ví, Giặm, chỉ đạo Trung tâm Bảo tồn và Phát huy di sản dân ca xứ Nghệ biên soạn các làn điệu dân ca có tính phổ biến phù hợp với đối tượng trong nhà trường, song song với việc biên soạn sách làm tài liệu giảng dạy còn tập trung tập huấn dân ca cho các giáo viên dạy âm nhạc ở 4 cụm trên địa bàn tỉnh; biên tập và xuất bản sách, cung cấp nhiều băng đĩa hát dân ca để làm tài liệu cho các trường; tổ chức phong trào "Thi tìm hiểu và hát dân ca trong trường học". Phong trào hát dân ca rộng khắp trong các tầng lớp nhân dân, hệ thống các câu lạc bộ đàn và hát dân ca trong các trường được thành lập. Đưa dân ca vào chương trình giảng dạy cho sinh viên ngành sư phạm bằng cách biên soạn tài liệu gồm các làn điệu hát dân ca; Đặc biệt UBND tỉnh chỉ đạo trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và trường Cao đẳng sư phạm Nghệ An đưa dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh vào chương trình giảng dạy cho sinh viên ngành Sư phạm Âm nhạc.

Ngành Văn hóa, Hội Văn nghệ dân gian đã phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh triển khai Chương trình dạy hát dân ca trên sóng phát thanh, truyền hình (chủ yếu là Ví, Giặm) với sự tham gia giảng dạy của nhiều nghệ sỹ, nhạc sỹ, nghệ nhân. 

Bên cạnh đó Sở Giáo dục và Đào tạo cứ 5 năm 2 lần tổ chức cuộc thi hát dân ca trong trường học, có sự tham mưu và phối hợp của Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch và Thể lệ thi dân ca trong trường học. Nội dung thi trước đây là thi hát dân ca các vùng miền nhưng bắt đầu từ năm 2014 cho đến nay nội dung thi nghiêng về dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, với tỷ lệ 70% số tiết mục dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, 30% dân ca cải biên, đặt lời mới, dân ca các vùng, các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Nghệ An cho các đối tượng là cán bộ, giáo viên, học sinh từ bậc học tiểu học, THCS, THPT, Trung tâm GDNN-GDTX, khuyến khích các đơn vị có nhiều học sinh tham gia biểu diễn.

Về công tác xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống CLB dân ca Ví, Giặm; tôn vinh và đào tạo nghệ nhân; tăng cường hoạt động của các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp: Từ sau khi dân ca Ví, Giặm được vinh danh, mạng lưới CLB ở các huyện, thành, thị không ngừng được mở rộng. Nếu năm 2015, toàn tỉnh có 92 CLB/15 huyện, thành, thị với tổng số gần 2.000 thành viên, thì đến năm 2019 đã có hơn 120 CLB/20 huyện, thành, thị với tổng số hơn 2.000 thành viên thuộc nhiều độ tuổi, ngành nghề cùng tham gia sinh hoạt trong đó có 117 câu lạc bộ có quyết định thành lập, 03 câu lạc bộ đi vào hoạt động nhưng chưa có quyết định thành lập. Ở ngoại tỉnh cũng đã có các CLB Ví, Giặm ở Hà Nội và CLB Ví, Giặm Nghệ Tĩnh phía Nam. Hoạt động của các CLB cũng nhận được sự hỗ trợ của chính quyền và cộng đồng. Từ năm 2017, hàng năm UBND tỉnh cấp 200 triệu đồng cho 40 CLB trong tỉnh. Từ năm 2015-2018, Hội đồng hương Nghệ Tĩnh cũng hỗ trợ cho 34 CLB ở 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, mỗi CLB 10 triệu đồng để mua sắm trang thiết bị, tổ chức sinh hoạt định kỳ. Các CLB thực sự đã trở thành nơi lưu giữ hồn Ví, Giặm, góp phần làm khởi sắc đời sống văn hoá văn nghệ của đông đảo quần chúng nhân dân trong tỉnh.

Việc thành lập hệ thống Câu lạc bộ hát dân ca cũng như việc đưa dân ca vào trường học, dạy hát dân ca trên đài phát thanh - truyền hình, tổ chức các hội thi, hội diễn, liên hoan dân ca đã tạo ra không gian văn hóa mới cho Ví, Giặm thực hành. Hệ thống các câu lạc bộ đã tạo nên được một mạng lưới hát dân ca rộng khắp từ tỉnh đến các cơ sở, trở thành một trong những "cái nôi" lưu giữ hồn dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ. Dưới sự chỉ đạo và hướng dẫn của Trung tâm Bảo tồn và Phát huy di sản dân ca xứ Nghệ, hầu hết các CLB sinh hoạt đều đặn, nhiệt tình, say mê, nhiều nghệ nhân đã tuổi cao sức yếu nhưng vẫn tham gia CLB, truyền dạy hát dân ca cho các thế hệ trẻ và tham gia biểu diễn phục vụ dân ca cho các hoạt động văn hoá văn nghệ trên địa bàn dân cư. Tiêu biểu như CLB Hồng Sơn (huyện Quỳnh Lưu), CLB Nghi Trung (H. Nghi Lộc), CLB Ngọc Sơn (H. Thanh Chương)...

Ví, Giặm từ miền xuôi đã lan tỏa đến cả vùng đồng bào dân tộc thiểu số qua các cuộc Liên hoan dân ca Ví, Giặm. Năm 2016, huyện Tương Dương đã ra mắt câu lạc bộ đầu tiên về Ví, Giặm tại làng Nhùng, xã Tam Quang. Ở ngoại tỉnh cũng đã có các Câu lạc bộ Ví, Giặm ở Hà Nội và Câu lạc bộ Ví, Giặm Nghệ Tĩnh phía Nam. Hoạt động của các câu lạc bộ cũng nhận được sự hỗ trợ của chính quyền và cộng đồng.

Đối với các nghệ nhân - những người "giữ hồn di sản", ngay sau khi dân ca Ví, Giặm được vinh danh, Nghệ An đã tổ chức Lễ tôn vinh những nghệ nhân, các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý, những tập thể và cá nhân có nhiều đóng góp xuất sắc trong việc bảo vệ, phát huy giá trị dân ca Ví, Giặm. Qua hai đợt xét tặng, tỉnh Nghệ An đã có 42 nghệ nhân dân ca Ví, Giặm được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu "Nghệ nhân ưu tú". Đối với lớp nghệ nhân kế cận, có khả năng biểu diễn, truyền dạy các làn điệu Ví, Giặm, tỉnh cũng hết sức tạo điều kiện để cho họ có cơ hội hoạt động, cống hiến và hàng năm đều tổ chức tập huấn kỹ năng cho các đối tượng này. Một số nghệ nhân tiêu biểu có đóng góp nhiều cho việc bảo tồn và phát huy di sản dân ca xứ Nghệ như: Nguyễn Thị Đồng; Nguyễn Trọng Đổng, Trần Thị Như, Phan Văn Tư, Nguyễn Tân Khai, v.v...

Hoạt động sân khấu hóa dân ca Ví, Giặm trên sân khấu kịch hát dân ca Nghệ Tĩnh ngày càng đào tạo nên được một đội ngũ diễn viên có tay nghề vững vàng và góp phần đưa sân khấu kịch hát dân ca đến gần hơn với quần chúng. Các vở diễn "Cô gái Sông Lam", "Sáng mãi niềm tin", "Điều còn lại", "Hoa lửa Truông Bồn", "Võ Nguyên Giáp Đại tướng của lòng dân", "Người là niềm tin tất thắng" ... của Trung tâm Bảo tồn và Phát huy di sản dân ca xứ Nghệ đã thể nghiệm thành công sân khấu hóa dân ca Nghệ Tĩnh và phục vụ nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của quần chúng nhân dân.

Các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp cũng tích cực phát huy vai trò, tiếp tục đưa di sản đến với cộng đồng. Trung tâm Bảo tồn và Phát huy di sản dân ca xứ Nghệ đã tổ chức hàng trăm buổi biểu diễn để phục vụ nhân dân trong và ngoài tỉnh; tăng cường giao lưu văn hoá với các tỉnh bạn và với các nước; xây dựng các vở diễn mới để phục vụ nhiệm vụ chính trị và phục vụ nhân dân; tổ chức trình diễn dân ca Ví, Giặm tại Khu di tích Kim Liên và thị xã Cửa Lò tạo hiệu ứng tốt trong nhân dân, du khách khi về thăm quê Bác.

Công tác tuyên truyền, quảng bá giá trị dân ca Ví, Giặm sau khi được vinh danh, có sức lan tỏa mạnh. Trên cơ sở Kế hoạch tuyên truyền, quảng bá dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh giai đoạn 2015-2020 do UBND tỉnh ban hành, hoạt động tuyên truyền, quảng bá có những điều kiện thuận lợi nhất định và là hoạt động đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận nhất trong gần 05 năm qua. Nhiều hình thức tuyên truyền, quảng bá sâu rộng được áp dụng như: xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, viết bài, đưa tin về dân ca Ví, Giặm trên các phương tiện thông tin đại chúng; phối hợp xây dựng phóng sự, phim tài liệu như: "Tìm về câu Ví, Giặm", "Về xứ Nghệ nghe câu Ví, Giặm", "Về miền Ví, Giặm"...; quảng bá về dân ca Ví, Giặm trên internet qua  website: dancaxunghe.vn; phát hành đĩa CD, VCD ca nhạc về dân ca Ví, Giặm...

 Từ sau khi dân ca Ví, Giặm được vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, việc bảo vệ, phát huy và quảng bá hình ảnh di sản với công chúng được tăng cường và có sự tham gia tích cực của cộng đồng. Từ năm 2015, Hội Cựu học sinh trường THPT chuyên Phan Bội Châu đã phối hợp với cơ quan hữu quan và các địa phương tổ chức các chương trình "Ân tình Ví, Giặm", kết hợp giao lưu và biểu diễn dân ca Ví, Giặm tại nhiều tỉnh, thành như TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng...

Trong các năm từ 2015-2018; chương trình nghệ thuật "Đôi bờ Ví Giặm" nhân dịp kỷ niệm 87 năm ngày Xô viết Nghệ - Tĩnh (12/9/1930 - 12/9/2017)…; các buổi biểu diễn tại các chương trình, liên hoan như Liên hoan dân ca toàn quốc, Liên hoan Tuồng và Ca kịch toàn quốc, Festival Huế 2018, Festival "Về miền Quan họ - 2019"… dân ca Ví, Giặm đã đến gần hơn với đông đảo công chúng trong cả nước. Năm 2015, Trung tâm Bảo tồn và Phát huy di sản dân ca xứ Nghệ cũng tổ chức 2 đợt biểu diễn ở nước ngoài (tại Thái Lan và     Australia). Sang năm 2016, công tác tuyên truyền, quảng bá dân ca Ví, Giặm được mở rộng không gian, sang đến cả châu Âu. Năm 2016, Hội đồng hương Nghệ Tĩnh đã kết nối, tổ chức để các nghệ sỹ, nghệ nhân Ví, Giặm có chuyến biểu diễn, giao lưu, quảng bá tại các nước Cộng hòa Thụy Sỹ, Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Liên bang Đức, Cộng hòa Slovakia và Cộng hòa Hungaria.

Ví, Giặm còn được bảo tồn và phát huy qua các liên hoan, hội thi, hội diễn. Bất kỳ liên hoan, hội thi, hội diễn nào trên địa bàn 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh cũng đều có trình diễn dân ca Ví, Giặm. Đặc biệt là Liên hoan dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được 2 tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh thay phiên nhau lần lượt tổ chức 2 năm 1 lần, ở cấp liên tỉnh, 1 năm 1 lần ở mỗi tỉnh. Kể từ năm 2014 sau khi được  UNESCO công nhận 2 tỉnh Nghệ An Hà Tĩnh luân phiên tổ chức Liên hoan dân ca Ví, Giặm. Năm 2016 tỉnh Nghệ An chủ trì tổ chức Liên hoan cấp liên tỉnh ở Nghệ An được chia làm 4 cụm. Số CLB tham gia Liên hoan cấp tỉnh là 40 CLB với 1128 Nghệ nhân tham gia. Liên hoan cấp liên tỉnh: Nghệ An chọn 9 CLB với 316 Nghệ nhân tham gia. Năm 2018 tỉnh Hà Tĩnh chủ trì tổ chức Liên hoan cấp tỉnh ở Nghệ An được chia làm 4 cụm. Số CLB tham gia Liên hoan cấp tỉnh là 38 CLB với 1105 Nghệ nhân tham gia. Liên hoan cấp liên tỉnh, Nghệ An chọn 9 CLB với 295 Nghệ nhân tham gia.

 Liên hoan có những nét mới hơn trước đó là các hạt nhân nhỏ tuổi của các câu lạc bộ tham gia ngày một nhiều hơn thể hiện rõ sự trao truyền của các nghệ nhân lớn tuổi đối với các cháu nhỏ tuổi, nhiều hạt nhân mới trẻ trung hát hay, diễn giỏi, biết kế thừa thế hệ nghệ nhân lớn tuổi trong cách hát dân ca cổ, lối trình diễn cổ, chúng ta có thể yên tâm và tin tưởng với lớp nghệ nhân trẻ trong việc chuyển giao các thế hệ nắm giữ di sản Ví, Giặm, tiếp tục gìn giữ và phát huy tốt giá trị di sản bao đời cha ông đã sáng tạo nên. Ngoài phát triển nghệ nhân, việc phát hiện, chăm lo, bồi dưỡng cho đội ngũ sáng tác, soạn lời mới dân ca đã được các địa phương quan tâm và phát triển, mạng lưới câu lạc bộ rất tốt, mạnh dạn cho các câu lạc bộ lần đầu tham gia liên hoan để tạo cho các câu lạc bộ được luân phiên nhau cọ xát, giao lưu học hỏi kinh nghiệm trong liên hoan. Các tác giả tự biên tại các địa phương đã có sự tìm tòi, khai thác các đề tài mang bản sắc địa phương mình, nội dung phản ánh rất gần gũi với cuộc sống đời thường. Vì thế, chúng ta có thể khẳng định rằng khi đưa đề tài mới vào trong các làn điệu hát Ví, Giặm đều có đủ khả năng truyền tải được nội dung mới mà vẫn giữ được giá trị vốn có và giá trị tiêu biểu của các thể hát và trò diễn xướng dân gian Ví, Giặm. Chúng ta trân trọng các nghệ nhân ưu tú sau khi được Nhà nước phong tặng đã phát huy tốt danh hiệu của mình và là hạt nhân nòng cốt, sáng tác soạn lời cho các tác phẩm dân ca, duy trì, tổ chức tốt các hoạt động tại cơ sở.

Sự đam mê, nhiệt tình tâm huyết của các chủ nhiệm câu lạc bộ cũng như các thành viên trong câu lạc bộ, các tiết mục chương trình ngày càng được đầu tư hơn và chất lượng hơn.

Sự vào cuộc và quan tâm đến các câu lạc bộ của cả hệ thống từ xã, phường đến huyện, tỉnh nhằm mục đích tiếp tục bảo tồn và phát huy các giá trị vốn có và giá trị tiêu biểu của dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, tạo môi trường cho các câu lạc bộ, các nghệ nhân dân ca được gặp gỡ, giao lưu học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm hoạt động, qua đó nhằm đẩy mạnh phong trào hát dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh trong các tầng lớp nhân dân, các ngành, các tổ chức, đoàn thể, trường học.

Mặc dù còn tồn tại những hạn chế như nguồn lực đầu tư cho công tác bảo tồn, phát huy di sản dân ca Ví, Giặm còn ít; các hoạt động bảo tồn chưa thực sự có định hướng dài hơi và chưa có chiều sâu; vẫn còn nhiều lúng túng trong giải quyết vấn đề giữa bảo tồn và phát huy,... nhưng nhìn chung, thông qua các hoạt động này, Ví, Giặm đang ngày càng gắn bó trực tiếp với cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người xứ Nghệ, tạo nên sức sống và sự lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng.

Các làn điệu dân ca cổ (nguyên gốc) cũng như cách thức trình diễn của nó đã bị mai một, ít người còn nhớ đến; tính sáng tạo trong dân ca Ví, Giặm đã bị hạn chế, không còn sự đối đáp ngẫu hứng mà phụ thuộc phần nhiều vào bài bản, người ta biết đến Ví, Giặm qua các bài hát mới sáng tác trên nền tảng của Ví, Giặm nhiều hơn. 

Lực lượng nghệ nhân dân gian nắm giữ, thực hành các bài bản cổ ngày một ít đi do tuổi cao sức yếu không đủ sức để truyền dạy. Bên cạnh đó lớp trẻ lại ít người hào hứng học nên ít có người kế thừa. Trong số các nghệ nhân hát Ví, Giặm ở Nghệ An thì nhiều người có độ tuổi từ 70 đến hơn 100, trong đó chỉ có một số nghệ nhân còn khả năng trình diễn và truyền dạy, số người biết truyền dạy một cách bài bản và có kỹ thuật thì không còn nhiều, truyền dạy chủ yếu bằng phương thức truyền miệng và dưới hình thức sinh hoạt CLB, một số người thực hành hiện nay không nắm vững kỹ thuật trình diễn và nội dung các bài bản truyền thống. Môi trường và không gian diễn xướng thay đổi, không còn điều kiện để thực hành những bài bản cổ. Việc cải biên hoặc "sáng tác" không nắm vững những bài bản cổ đã làm thay đổi, thậm chí làm sai lệch di sản.

Để việc đưa dân ca Ví, Giặm vào trường học có hiệu quả và không bị nhàm chán cần phải đa dạng hóa các hình thức đó là giải pháp đã và đang thực hiện vì trường học là nơi có điều kiện để trao truyền dân ca cho thế hệ trẻ một cách hệ thống, chính quy và bền vững, vì vậy việc đa dạng hóa hình thức đưa dân ca vào trường học cần phải có một hệ thống vĩ mô đó là chủ trương, cơ chế của các  cấp, sở, ngành, nhà trường; hệ thống vi mô là chương trình tài liệu, phương pháp dạy và cách thức kiểm tra đánh giá. Với mục tiêu chung là tiếp tục nghiên cứu, đánh giá vai trò, các đặc điểm nổi trội và các giá trị tiêu biểu của dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh. Xây dựng chương trình giảng dạy và học tập dân ca ở các trường phổ thông và đào tạo diễn viên dân ca, giáo viên âm nhạc, cán bộ quản lý văn hóa trong các trường cao đẳng và đại học, trong đó lấy trường Văn hóa Nghệ thuật làm nòng cốt. Làm rõ các giải pháp để việc tổ chức thực hiện đưa dân ca vào trường học có hiệu quả. Đề xuất chương trình, tài liệu dạy học dân ca trong trường học, môn học dân ca trong mối quan hệ với các môn học khác, chương trình chính khóa hay ngoại khóa; thời lượng dạy học, cánh thức dạy học; lựa chọn bài dân ca cho các trường; tập huấn dạy dân ca; điều kiện dạy học dân ca trong các nhà trường như thế nào đó là việc mà Nghệ An đang ra sức phấn đấu để đạt được mục tiêu và hiệu quả, phát huy tính sáng tạo, giáo dục cảm thụ thẩm mỹ nghệ thuật để dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được bảo tồn và phát huy bền vững.

Tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, ngành Văn hóa và Thể thao sẽ tiếp tục tham mưu UBND tỉnh triển khai các nội dung cụ thể hóa chương trình hành động bảo vệ và phát huy giá trị dân ca Ví, Giặm mà trước hết là hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án "Bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh giai đoạn 2019 - 2030", làm định hướng lâu dài cho công tác bảo tồn và phát huy di sản.

Trên cơ sở Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 30/7/2013 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Văn hóa và Thể thao xây dựng Quy hoạch hệ thống di tích trên địa bàn tỉnh Nghệ An, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn 2050, trong đó kết hợp quy hoạch bảo tồn, phát huy di tích với bảo tồn, phát huy các loại hình di sản văn hóa phi vật thể, bao gồm di sản dân ca Ví, Giặm. Đề án nghiên cứu các giải pháp phát triển kinh tế di sản (áp dụng thí điểm cho một số di tích, di sản văn hóa, bảo tàng tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Nghệ An), trong đó có nhóm di sản văn hóa phi vật thể Ví, Giặm và Ca trù. Đề án Bảo vệ và phát huy dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh đến năm 2030 do Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam xây dựng và đang được hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ.

UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao và UBND các huyện thành thị rà soát, triển khai Nghị định 109/2015/NĐ-CP ngày 28/10/2015 của Chính phủ về việc hỗ trợ đối với nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn và có quyết định hỗ trợ cho 14 nghệ nhân có hoàn cảnh khó khăn từ năm 2017.

UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch 703/KH-UBND ngày 23/12/2014 về việc tuyên truyền, quảng bá dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh tỉnh Nghệ An giai đoạn 2014-2020.

 Sở Văn hóa, Thể thao đã tham mưu tổ chức các hoạt động bảo tồn, phát huy di sản dân ca Ví, Giặm như Tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá giá trị dân ca Ví, Giặm với nhiều hình thức.

 Nhằm góp phần bảo tồn, phát huy dân ca Ví, Giặm, hàng năm UBND tỉnh đều bố trí kinh phí để thực hiện công tác tuyên truyền, quảng bá, phát huy di sản và kinh phí hỗ trợ cho hoạt động của các câu lạc bộ. UBND tỉnh có chính sách tạo điều kiện huy động các nguồn xã hội hóa để bảo tồn, phát huy di sản trong cộng đồng.

 Để dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh luôn là nơi neo đậu tâm hồn của những người con xứ Nghệ, giữ mãi sức sống, sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng và thực sự xứng tầm là một di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, con đường phía trước còn rất dài, vì vậy rất cần tiếp tục nhận được sự quan tâm của chính quyền các cấp và sự chung tay của cả cộng đồng.q

 




Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây