Giải pháp phát triển du lịch miền Tây Nghệ An giai đoạn 2020-2025

Thứ ba - 12/10/2021 05:21 0

1. Đặt vấn đề

“Nghệ An là một tỉnh nằm ở miền Trung, với diện tích lớn nhất cả nước. Nghệ An được biết đến là nơi sở hữu một nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng và những điều kiện cần thiết để có thể đầu tư khai thác và phát triển du lịch. Ngoài tiềm năng du lịch biển đảo thì Nghệ An còn có thể một trữ lượng lớn tài nguyên để phát triển du lịch ở Miền Tây Nghệ An. Vùng miền Tây xứ Nghệ bao gồm 11 huyện thị có diện tích 1,4 triệu ha, chiếm 84% diện tích toàn tỉnh. Miền tây Nghệ An sở hữu vườn quốc gia Pù Mát và hai khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Pù Huống và Pù Hoạt vừa được UESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Nơi đây có hệ động thực vật thiên nhiên phong phú vẫn còn giữ được những vẻ nguyên sinh và hoang sơ đồng thời có nhiều thác nước, hang động, suối nước nóng…phù hợp để phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng động, trải nghiệm.”

Hàng cây săng lẻ níu chân bao khách qua đường

“Trong thời gian qua, du lịch miền Tây Xứ Nghệ đã bước đầu hình thành đưa vào khai thác. Tuy nhiên nhìn chung công tác phát triển du lịch miền Tây Xứ Nghệ còn sơ khai, đang trên bước chuẩn bị, vẫn còn rất nhiều tiềm năng chưa khai thác. Lượng du khách hàng năm đến miền Tây vẫn còn khiêm tốn so với tiềm năng, vì vậy tốc độ tăng trưởng về du lịch quá chậm, chưa tạo được bước chuyển trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng. Cơ sở hạ tầng và các dịch vụ du lịch còn quá yếu và thiếu, nhất là đường giao thông còn rất khó khăn…Do đó, bài viết tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch miền tây Nghệ An giai đoạn 2015-2019, từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển ngành du lịch của tỉnh trong thời gian tới.“

Lên đỉnh núi Mường Lống săn mây

2. Nội dung

2.1. Thực trạng phát triển du lịch miền Tây Nghệ An giai đoạn 2015-2019

a. Doanh thu từ hoạt động du lịch

Doanh thu từ hoạt động du lịch của địa phương giai đoạn năm 2015 tới 2019 được thể hiện bởi bảng sau:

Bảng 2.1: Doanh thu và tốc độ tăng trưởng doanh thu du lịch các huyện miền tây Nghệ An

Năm

2015

2016

2017

2018

2019

Đơn vị

Triệu đồng

Triệu đồng

g%

Triệu đồng

g%

Triệu đồng

g%

Triệu đồng

g%

Doanh thu

75.039

103.516

37,95

108.421

4,74

117.387

8,27

165.170

40,7

(Nguồn:Thống kê sở du lịch Nghệ An)

Theo số liệu của phòng nghiệp vụ sở du lịch, doanh thu từ các dịch vụ du lịch của các huyện miền tây Nghệ An năm 2015 đạt 75.039 triệu đồng, năm 2016 đạt 103.516 triệu đồng tới năm 2019 đạt 165.170 triệu đồng và các năm 2015 tới 2019 liên tục tăng năm 2016 tăng 37,95% so với năm 2105. Năm 2016 tăng mạnh kể từ giai đoạn năm 2011-2015, do ảnh hưởng ô nhiễm môi trường biển miền trung 2016 nên lượng khách du lịch có xu hướng gia tăng tham quan miền tây xứ Nghệ. Năm 2017 tăng 4,74% so với 2016 và 2018 tăng 8,27% so với năm 2017. Đặc biệt năm 2019 doanh thu từ hoạt động du lịch tăng mạnh đạt 40,7% so với năm 2018.

Vườn quốc gia Pù Mát

b. Gia tăng quy mô cơ cấu khách du lịch

“Số lượng khách du lịch tới miền tây Nghệ An trong thời gian qua có sự gia tăng nhanh, theo số liệu của phòng Nghiệp vụ du lịch, Sở du lịch thì năm năm 2015 số lượng có khoảng 322.772 lượt, và năm 2019 tăng lên 535.000 lượt khách. Đặc biệt có 2 năm 2016 và 2019 lượt khách đến thăm quan du lịch miền tây Nghệ An gia tăng nhanh. Tuy nhiên, nhìn chung lượt khách ghé thăm vẫn còn hạn chế so với tiềm năng của các huyện miền tây Nghệ An, lượng khách tăng với tốc độ tương đối chậm và chưa đồng đều.

Bảng 2.2: Tổng lượng khách du lịchtỷ trọng cơ cấu khách du lịch tới miền Tây Nghệ An giai đoạn 2015-2019

Năm

Tổng lượng khách du lịch

Khách quốc tế

Khách trong nước

 

 

(Lượt khách)

Cơ cấu %

(Lượt khách)

Cơ cấu %

(Lượt khách)

Cơ cấu %

2015

322.772

100

14.723

4,56

308.049

95,44

2016

380.878

100

21.833

5,73

359.045

94,27

2017

401.998

100

21.200

5,27

380.798

94,73

2018

413.336

100

21.756

5,26

391.580

94,74

2019

535.000

100

22.010

4,11

512.990

95,89

( Nguồn: Thống kê sở du lịch tỉnh Nghệ An)

Cơ cấu khách du lịch được phân chia thành khách quốc tế và khách trong nước. Nguồn khách chủ yếu tới các địa điểm du lịch ở miền tây Nghệ An trên 94% là khách trong nước năm 2015 khách trong nước chiếm 95,44% trong khi khách quốc tế chỉ chiếm có 4,56%, năm 2019 con số tương ứng lần lượt là 95,89% và 4,11%. Con số đó chứng tỏ rằng mặc dù có rất nhiều địa điểm du lịch, nhưng công tác quảng bá hình ảnh du lịch địa phương vẫn còn rất hạn chế, chủ yếu quy mô trong tỉnh, các du khách ngoại tỉnh, khách quốc tế còn ít được biết tới du lịch miền tây Nghệ An. Rõ ràng mặc dù có sự chuyển biến tích cực doanh thu từ hoạt động du lịch miền tây Nghệ An tăng theo các năm nhưng con số đó còn quá chậm và chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương. Đặc biệt lượng khách quốc tế tới với địa phương còn hạn chế.


Thác Sao Va hùng vĩ với huyền tích trữ tình về tình yêu trai gái

c. Cơ sở lưu trú, ăn uống

"Cơ sở lưu trú du lịch cộng đồng đã đưa vào khai thác với kiến trúc nhà ở độc đáo của người Thái, thảo mãn nhu cầu tham quan và khám phá của khách du lịch. Các địa điểm du lịch đã được khai thác phát triển du lịch cộng đồng như Bản Nưa, Bản Yên Thành, Bản Làng Xiềng, Bản Khe Rạn…’

Bảng 2.3: Cơ sở lưu trú các huyện miền Tây Nghệ An năm 2019

STT

Huyện

Cơ sở lưu trú

Số phòng

Số giường

1

Con Cuông

10

253

447

2

Nghĩa Đàn

11

126

173

3

Thanh Chương

18

120

255

4

Anh Sơn

22

219

294

5

Tương Dương

11

153

266

6

Kỳ Sơn

4

81

144

7

Quế Phong

8

111

193

8

Quỳ Châu

5

79

42

9

Quỳ Hợp

24

283

414

10

Tân Kỳ

17

243

390

11

Thị Xã Thái Hòa

13

231

434

Tổng CSLT

143

1.899

3.052

( Nguồn: Trung tâm xúc tiến du lịch Nghệ An)

“Theo số liệu từ trung tâm xúc tiến du lịch tính đến ngày 31/12/2019 tại các huyện miền tây Nghệ An có tổng 143 cở sở lưu trú, 1.899 phòng và 3.052 giường, trong đó có khách sạn mường thanh Con Cuông đạt chất lượng 4 sao, có 5 đơn vị đạt sao còn lại là đạt tiêu chuẩn và hình thức kinh doanh chủ yếu là hộ kinh doanh cá thể. Về cơ bản số lượng và chất lượng các cơ sở lưu trú đã đáp ứng một phần nhu cầu phục vụ lượng khách du lịch tới thăm miền tây Nghệ An với nhiều hình thức lưu trú khác nhau như nhà nghỉ, khách sạn, homestay, nhà sàn... với nhiều mức giá tương xứng. Mặc dù còn nhiều khó khăn và chất lượng các cơ sở lưu trú vẫn còn hạn chế và đang trên đà từng bước được khắc phục cải thiện trong tương lai.

Cánh đồng hoa hướng dương bất tận của Tập đoàn TH

Những đồi hoa tam giác mạch thu hút đông khách tham quan

d. Nguồn nhân lực du lịch địa phương

MTNA là vùng đông dân số, nguồn lao động dồi dào trong đó phục vụ trong lĩnh vực khá đông. Tính đến tháng 10 năm 2019 đội ngũ công nhân viên phục vụ du lịch tại các huyện miền tây Nghệ An có 594 người, chủ yếu là làm ở các nhà nghỉ, cơ quan, nhà hàng.

Bảng 2.4: Tổng lao động tại cơ sở lưu trú các huyện miền Tây Nghệ An năm 2019

STT

Huyện

Lao động

1

Con Cuông

127

2

Nghĩa Đàn

41

3

Thanh Chương

32

4

Anh Sơn

36

5

Tương Dương

35

6

Kỳ Sơn

14

7

Quế Phong

22

8

Quỳ Châu

14

9

Quỳ Hợp

110

10

Tân Kỳ

73

11

Thị Xã Thái Hòa

90

Tổng lao động

594

( Nguồn: Trung tâm xúc tiến du lịch Nghệ An cấp nhập đến tháng 10/2019)

“Chất lượng nguồn nhân lực cho du lịch ở MTNA trong thời gian qua đã có những biến chuyển tích cực thông qua các hoạt động nâng cao chất lượng nguồn lao động. Huyện Quế Phong đã tổ chức các lớp dạy ngắn hạn để đào tạo nhan lực, tuyên truyền, hiểu biết cho người dân. Tại Con Cuông công tác đào tạo nhân lực cả về số lượng và chất lượng được tiến hành trong khuôn khổ dự án :” Phát triển du lịch sinh thái vào cộng đồng tại vùng đệm VQG Pù Mát” do ban quản lý VQG Pù Mát chủ trì và được tài trợ bởi Unesco Việt Nam. Thành phần tham gia gồm những người là cán bộ nòng cốt và những người đứng đầu tham gia du lịch tại cá thôn, xã.

Tuy nhiên đối với lực lượng lao động trực tiếp trong ngành du lịch hầu hết chưa được qua đào tạo về nghiệp vụ du lịch. Do vậy chất lượng phục vụ khách du lịch chưa đáp ứng được nhu cầu. Hầu hết là lao động phổ thông chưa có thói quen và tác phong nghề nghiệp, trình độ ngoại ngữ còn hạn chế.

Thác Khe Kèm mang vẻ đẹp hùng vĩ núi rừng

e. Vốn đầu tư

Các huyện miền Tây Nghệ An tiếp tục khai thác có hiệu quả các mô hình du lịch cộng đồng tại Con Cuông, Tân Kỳ theo hướng phát triển thêm các hình thức du lịch trải nghiệm, phát huy tốt bản sắc văn hóa bản địa; nghiên cứu xây dựng một số mô hình du lịch cộng đồng tại Quỳ Châu, Quế Phong và xúc tiến khảo sát xây dựng sản phẩm du lịch mạo hiểm chinh phục đỉnh Puxailaileng ở Kỳ Sơn; phối hợp triển khai Dự án GEF tại huyện Con Cuông và Tương Dương để từng bước hình thành quần thể du lịch sinh thái - cộng đồng tuyến Quốc lộ 7; tiếp tục phát triển các mô hình du lịch gắn với nông nghiệp tại Nghĩa Đàn, TX.Thái Hòa, Thanh Chương, Quỳ Hợp trên tuyến đường Hồ Chí Minh... Nguồn vốn đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng như đường sá, phương tiện giao thông, hệ thống điện nước, còn hạn chế, phân tán dẫn tới cơ sở hạ tầng kĩ thuật còn chưa đáp ứng được với nhu cầu khách du lịch.

Vẻ bình yên đồi chè Thanh Chương

2.2. Các giải pháp phát triển du lịch miền Tây Nghệ An giai đoạn 2020-2025

a. Thứ nhất: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

+ Việc đào tạo và nâng cao nhận thức được xem là một yếu tố then chốt để cải thiện chất lượng dịch vụ và nâng cao hiệu quả quản lý và hoạt động kinh doanh của các tổ chức đơn vị có liên quan. Đối với từng đối tượng cần xây dựng những chương trình đào tạo phù hợp thông qua việc điều tra đánh giá nhu cầu đào tạo tại địa phương. Cần tạo ra nguồn nhân lực chất lượng, chuyên nghiệp thể hiện qua phong cách phục vụ trong tất cảc các lĩnh vực từ phục vụ trong các khách sạn, nhà nghỉ, đến các bộ phận lữ hành, vận chuyển khách...

+ Cần xây dựng một đội ngũ hướng dẫn viên du lịch thực sự chuyên nghiệp, am hiểu về các địa danh du lịch, các di tích lịch sử và các sản phẩm du lịch hiện có ở miền Tây Nghệ An, thông thạo tiếng nước ngoài, giao tiếp tốt và nhiệt tình với công việc để giới thiệu được các tiềm năng của tỉnh nhà với du khách và các nhà đầu tư.

+ Tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo nghiệp vụ du lịch ( hướng dẫn khách, kỹ năng đón tiếp, bán hàng lưu niệm, giao tiếp, ngoại ngữ..) cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên hoạt động kinh doanh du lịch, bồi dưỡng kiến thức cho cac cơ sở kinh doanh du lịch, lưu trú nhà nghỉ cộng đồng, đảm bảo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển hoạt động du lịch trong vùng.”

Vẻ đẹp hang Bua ở huyện Quỳ Châu (Báo Nghệ An)

b. Thứ hai: Huy động vốn đầu tư cho hoạt động phát triển du lịch địa phương từ nhiều nguồn khác nhau

Trong thời gian tới, cần phải huy động tối đa các nguồn vốn để giải quyết nhu cầu đầu tư cho cơ sở hạ tầng, các dịch vụ du lịch và bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch. Cần tạo điều kiện thúc đẩy các hoạt động kinh doanh và có các biện pháp nuôi dưỡng nguồn thu để tăng thu ngân sách trên địa bàn. Bên cạnh đó, để đẩy mạnh việc thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách cho hoạt động đầu tư phát triển du lịch, cần quản lý việc sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích theo dự án thông qua đấu thầu; tăng cường công tác quản lý đầu tư, quản lý xây dựng để tránh thất thoát, lãng phí, nhất là trong khâu xây dựng cơ bản; lồng ghép có hiệu quả các chương trình, dự án đang triển khai trên địa bàn để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Ngoài ra, cần phân bổ vốn hợp lý đảm bảo cân đối tỉ lệ chi ngân sách hợp lý cho đầu tư phát triển các lĩnh vực du lịch và tăng cường đầu tư ngân sách cho phát triển du lịch qua mỗi năm.

Huy động từ nguồn ngân sách nhà nước: Tỉnh Nghệ An và các bộ ngành liên quan cần cân đối để nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước tạo điều kiện cho miền tây Nghệ An phát triển du lịch. Đồng thời tăng cường sử dụng tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, thực hiện theo Nghị định 106 về tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, khuyến khích đầu tư tạo điều kiện phát triển du lịch, xóa đói giảm nghèo. Khuyến khích đầu tư tư nhân và nước ngoài.

Các cô gái Thái xinh đẹp (báo Nghệ An)

c. Thứ ba: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá hình ảnh, xúc tiến du lịch

Mục tiêu của giải pháp là đầu tư cho công tác xúc tiến quảng bá du lịch để tạo ra hình ảnh mới về tiềm năng du lịch và các chính sách của địa phương đối với khách du lịch và các nhà đầu tư.

Về thị trường khách du lịch: Trong những năm trước mắt vẫn xác định thị trường khách du lịch nội địa là thị trường tiềm năng đối với khách quốc tế chú trọng khách tại các trung tâm du lịch có nhu cầu đến tham quan du lịch trên địa bàn như Hà Nội, Huế, Đà Nẵng và số khách du lịch là chuyên gia, nhân viên sứ quán, văn phòng đại diện của các tổ chức quốc tế. Khi cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch trên địa bàn được đầu tư đảm bảo chất lượng thì cần đẩy mạnh thị trường khách du lịch tại Lào, Trung Quốc, Nhật bản, Hồng Kông...

Đưa các hình ảnh về cảnh quan thiên nhiên, khí hậu và con người miền Tây Nghệ An, cung cấp những thông tin chính xác, kịp thời về tiềm năng tự nhiên, nhân văn đến với khách du lịch trong nước và ngoài nước. Đồng thời nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và nhân dân về phát triển kinh tế du lịch tại miền Tây Nghệ An.

Cần thực hiện bằng việc truyền bá rộng rãi và tạo ấn tượng thông qua các hình ảnh về lợi thế, nét đặc trưng về thiên nhiên, con người, về văn hóa xứ Nghệ, các sản phẩm du lịch hiện có. Công tác tuyên truyền, xúc tiến, quảng bá cần có sự phối hợp giữa các cấp các ngành, tổ chức thường xuyên dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm tuyên truyền rộng rãi đến từng khu phố, từng cụm dân cư, các khu thương mại, trung tâm mua sắm và trong các doanh nghiệp.

Ẩm thực các dân tộc miền Tây Nghệ An

d. Thứ tư: Nâng cao chất lượng bộ máy quản lý nhà nước về du lịch

Đào tạo nâng cao trình độ nhân lực cho cán bộ quản lý nhà nước và đội ngũ cán bộ trực tiếp quản lý, điều hành công tác du lịch. Quy hoạch hệ thống du lịch các huyện thị, thành dựa vào các vùng với sản phẩm du lịch đặc trưng riêng. Quản lý chất lượng sản phẩm, chất lượng du lịch, trong đó tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch, thẩm định xếp hạng các cơ sở lưu trú du lịch, cấp biển hiệu đạt chuẩn du lịch…Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các điểm, các khu du lịch. Xây dựng cơ sở dữ liệu du lịch về Miền Tây Nghệ An.”

3. KẾT LUẬN

“Hoạt động du lịch miền tây Nghệ An được định hình khá rõ nét trong giai đoạn 2015-2019, du lịch miền tây Nghệ An đã đánh dấu bước trưởng thành bằng sự xuất hiện ngày càng đông của dòng khách du lịch…Tuy nhiên, hoạt động du lịch miền tây Nghệ An hiện nay vẫn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có. Số lượng khách có tăng dần lên, nhưng so với tình hình phát triển chung của tỉnh thì tốc độ tăng còn chậm, đặc biệt là khách quốc tế. Doanh thu từ các dịch vụ du lịch miền tây Nghệ An cũng chưa khẳng định được sự đóng góp đối với nền kinh tế của tỉnh.

Vì vậy, trong thời gian tới du lịch miền tây Nghệ An cần tập trung đẩy mạnh huy động vốn đầu tư phát triển du lịch từ nhiều nguồn, dưới nhiều hình thức khác nhau; đầu tư nâng cao năng lực nguồn nhân lực phục vụ trong ngành du lịch, từ nâng cao trình độ của đội ngũ quản lý cho đến bồi dưỡng tay nghề cho đội ngũ lao động trực tiếp; đầu tư phát triển sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo, mang bản sắc riêng của du lịch xứ Nghệ; đầu tư thỏa đáng cho công tác xúc tiến quảng bá du lịch; tăng cường liên kết du lịch với các địa phương lân cận cũng như với một số tỉnh trong nước, nâng cao nhận thức người dân trong việc bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa, các truyền thống phong tục tốt đẹp… Tất cả nhằm hướng tới mục tiêu đưa du lịch Miền Tây Nghệ An nói riêng và du lịch Nghệ An nói chung phát triển xứng tầm và hướng tới phát triển bền vững.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đậu Quang Vinh - Trần Thị Thủy ( 2015), Phát triển du lịch cộng đồng Miền Tây Nghệ An, Nxb Nghệ An.

2. Quyết định 2355/2013/QĐ –TTg về việc phê duyệt đề án phát triển kinh tế xã hội miền tây tỉnh Nghệ An đến năm 2020.

3. Việt Phương (2019), Nghệ An đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm để thu hút khách du lịch.

4. Website của Cục thống kê Nghệ An http://nghean.gov.vn/wps/portal/cucthongke

5. Website của Du lịch Nghệ An http://ngheantourism.gov.vn

6. Website của Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An http://khdt.nghean.gov.vn/

7. Website của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nghệ An http://nghean.gov.vn/wps/portal/sovhttdl

Nguồn tin: khxhnvnghean.gov.vn

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây