Phát hiện “hóa chất vĩnh cửu” trong giấy vệ sinh

Thứ hai - 20/03/2023 23:04 0

Theo nghiên cứu mới, chất thải qua nhà vệ sinh được đưa đến các nhà máy xử lý nước thải có thể tạo ra một nguồn ô nhiễm nước đáng kể.


EU cấm nhiều hóa chất độc hại có trong các đồ gia dụngEU cấm nhiều hóa chất độc hại có trong các đồ gia dụng

SKĐS - Nhiều chất hóa học có trong các đồ gia dụng và có hại cho sức khỏe sẽ bị Liên minh châu Âu (EU) cấm lưu hành trong thời gian tới.

 

Thông qua các nhà máy xử lý nước thải, các hóa chất có thể được đóng gói trong cặn dầu thải, cuối cùng lan tràn trên đất trồng trọt dưới dạng phân bón hoặc tràn vào đường thủy.‏

photo-1679048366254

‏ 21 thương hiệu giấy vệ sinh lớn trên thế giới đã được kiểm tra. Ảnh: Jeppe Gustafsson/Rex/Shutterstock‏

‏Các tác giả của nghiên cứu viết: "Nên xem giấy vệ sinh như nguồn PFAS chính xâm nhập vào các hệ thống xử lý nước thải."

‏PFAS là một nhóm các hóa chất gồm khoảng 14.000 hóa chất đã được sản xuất để sử dụng trong công nghiệp và các sản phẩm tiêu dùng từ những năm 1940.

Hợp chất PFAS là thành phần có trong hộp đựng thực phẩm, thuốc tẩy, vải không thấm nước... gây bệnh thận, ung thư.

Hợp chất được gọi là "hóa chất vĩnh cửu" vì chúng không bị phân hủy một cách tự nhiên và có liên quan đến ung thư, biến chứng thai nhi, bệnh gan, bệnh thận, rối loạn tự miễn dịch và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.

‏Nghiên cứu đã kiểm tra 21 thương hiệu giấy vệ sinh lớn ở châu Phi, châu Âu, Bắc Mỹ, Trung Mỹ và Nam Mỹ, nhưng không nêu tên các thương hiệu để chiết xuất PFA từ giấy và nước thải đã qua xử lý tại Mỹ.

‏Báo cáo được đánh giá ngang hàng của Đại học Florida đã không xem xét tác động sức khỏe của những người dùng giấy vệ sinh bị ô nhiễm. PFAS có thể được hấp thụ qua da, nhưng không có nghiên cứu nào nói rằng hợp chất đó có thể xâm nhập vào cơ thể khi lau lên người.

Chuyên gia ‏David Andrews, nhà khoa học cấp cao của nhóm Công tác Môi trường, một tổ chức phi lợi nhuận về sức khỏe cộng đồng chuyên theo dõi ô nhiễm PFAS cho biết, sự phơi nhiễm đó "chắc chắn đáng để điều tra".

Nhà khoa học ‏Jake Thompson, tác giả chính của nghiên cứu cho biết khó tránh khỏi PFA trong giấy vệ sinh và các thương hiệu sử dụng giấy tái chế cũng có nhiều PFA.

 

Nhà khoa học này chia sẻ: "Tôi không nói rằng mọi người nên ngừng sử dụng hoặc giảm lượng giấy vệ sinh. Chúng tôi đang xác định một nguồn PFAS khác và điều đó nhấn mạnh rằng các hóa chất này rất phổ biến."

Nhà nghiên cứu này cho biết mức PFAS tìm thấy trong giấy đủ thấp để cho thấy các hóa chất được sử dụng để ngăn bột giấy dính vào máy móc.

‏PFAS thường được sử dụng làm chất bôi trơn trong quá trình sản xuất và một số hóa chất thường được để lại trong hàng tiêu dùng.

‏Trong một tuyên bố với WSVN ở Florida, một nhóm thương mại đại diện cho ngành công nghiệp giấy vệ sinh khẳng định không có chất PFAS nào được thêm vào giấy vệ sinh. Tuy nhiên, theo nhà khoa học Thompson, "có bằng chứng cho thấy điều ngược lại" mặc dù có thể PFAS không được chủ đích thêm vào.

"Các công ty có thể không biết PFAS được thêm vào vì hợp chất đó có thể nằm trong các công cụ đến từ các công ty sản xuất khác.", chuyên gia này nói. ‏

‏Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra sáu hợp chất PFAS, với 6:2 diPAP đại diện cho mức cao nhất. Hợp chất này chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng, nhưng có liên quan đến rối loạn chức năng tinh hoàn. Nghiên cứu cũng phát hiện ra PFOA, một hợp chất có độc tính cao và 6:2 diPAP có thể biến thành PFOA trong môi trường.

‏Người Mỹ trung bình sử dụng hơn 25kg giấy vệ sinh mỗi năm và hơn 8,6 tỉ kg giấy vệ sinh xả ra mỗi năm ở Mỹ. ‏PFAS phổ biến đến mức khó xác định chính xác nguồn gốc của chúng.

Nguồn: Sưu tầm

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1704
  • Hôm nay163,078
  • Tháng hiện tại1,623,330
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây