Tỏi tía hay tỏi trắng tốt hơn?

Thứ tư - 21/06/2023 21:55 0

Tỏi là loại cây gia vị phổ biến, giàu chất dinh dưỡng. chúng được trồng ở nhiều nơi trên thế giới. Tại Việt Nam, do thích hợp điều kiện thổ nhưỡng khí hậu khô ráo, mát mẻ, tránh ngập úng nên tỏi được trồng chủ yếu trên vùng gần biển đất pha cát. Chúng được trồng tại một số nơi cho sản lượng thu hoạch cao hàng năm như Hưng Yên, Thái Bình, Lý Sơn…

Trong nghiên cứu cho thấy, 100g tỏi có chứa 6,36g protein, 33g carbohydrates, 150g calo và các dưỡng chất như vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6), sắt, canxi, kali, mangan, magie, photpho...

Thành phần công hiệu chính trong tỏi là hợp chất hữu cơ sulfur và glycosides. Ngoài ra, trong tỏi còn có hàm lượng cao germanium và selen. Đặc biệt, hàm lượng germanium trong tỏi cao hơn so với các dược liệu như nhân sâm, trà xanh, trà đỏ... Tác dụng cơ bản của tỏi chủ yếu đến từ allicin, trong tỏi tươi không có allicin tự do, chỉ có tiền chất của nó là alliin. Khi tỏi được băm nhuyễn, enzyme trong tỏi bị kích hoạt sẽ kích thích alliin hình thành allicin. Những hợp chất này có tác dụng phòng chữa bệnh hiệu quả, ví như: Phòng và điều trị cảm cúm, ngừa các bệnh tim mạch, cải thiện chức năng xương, mang lại nhiều lợi ích về thể lực cho nam giới, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư…

Hiện nay, có hai giống tỏi khác nhau là tỏi trắng và tỏi tía (hay còn gọi là tỏi tím). Điều này khiến chúng ta đặt ra câu hỏi hai loại tỏi này chất lượng có như nhau hay không? Vậy hãy cùng tham khảo một vài nhận định dưới đây để hiểu thêm về mỗi loại.

+ Xét về hương vị: Các nghiên cứu chỉ ra rằng, tỏi trắng có nhiều nước hơn, ít cay hơn và giòn hơn. Do đó chúng thường dùng để ngâm dấm. Tỏi tía hàm lượng nước ít hơn, hăng hơn tỏi trắng nên thích hợp làm gia vị nấu ăn.

+ Thành phần dinh dưỡng: Với đặc điểm vỏ ngoài màu tím nên tỏi tía rất giàu anthocyanins - chất có khả năng chống lại quá trình oxy hóa của cơ thể. Hàm lượng allicin trong đó tương đối cao nên có tác dụng kháng khuẩn tốt. Vì hHàm lượng allicin trong tỏi tím cao nên loại tỏi này có vị cay nồng. Tỏi trắng cấu tạo có màu trắng từ trong ra ngoài. Loại tỏi trắng không có anthocyanin và hàm lượng allicin tương đối thấp.

Tỏi tía có khả năng điều hòa cholesterol toàn phần. Bởi hoạt chất allicin trong tỏi tía làm giảm tổng hợp cholesterol ở gan do ức chế men HMG - CoA reductase. Đây là loại men khởi phát giúp hình thành cholesterol nội sinh ở gan, làm tăng lượng cholesterol trong máu. Ức chế sinh tổng hợp men này sẽ làm giảm tổng hợp cholesterol. Ngoài ra, allicin trong tỏi tía làm tăng hoạt hóa LDL receptors - giúp thu gom các cholesterol xấu (LDL) trong máu và thải ra ngoài. Do vậy, tỏi tía có tác dụng giúp giảm cholesterol máu, ngăn ngừa xơ vữa mạch, cao huyết áp, gan nhiễm mỡ.

Như vậy, tỏi tía có hàm lượng hoạt tính các chất cao hơn so với tỏi trắng.

Để dùng tỏi có hiệu quả, mọi người nên lưu ý:

- Nên băm nhuyễn tỏi, để trong không khí khoảng 10 - 15 phút mới ăn. Nguyên nhân là vì trong tỏi không có allicin tự do. Chỉ sau khi băm nhuyễn, dưới tác dụng của enzyme thì tỏi mới phóng thích ra allicin. Nếu tỏi chưa băm nhuyễn đem đi nấu thì enzyme sẽ mất tác dụng, không phóng thích ra allicin.

- Có thể ăn tỏi ngâm dấm vì cách sơ chế này vẫn giữ lại được các hoạt chất tốt trong tỏi.

- Không nên ăn tỏi lúc đói, vì tỏi có tính phân hủy và tính kích thích mạnh với niêm mạc dạ dày - ruột. Nếu ăn quá nhiều tỏi một lần hoặc ăn tỏi lúc bụng đói thì sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa, nhất là với người bị viêm loét dạ dày, tá tràng.

- Người có bệnh liên quan tới mắt, thị lực yếu không nên ăn nhiều tỏi vì tỏi có thể kích thích mắt, dễ gây viêm bầu mắt, viêm kết mạc mắt.

- Không nên ăn tỏi sống khi bị tiêu chảy vì allicin trong tỏi sẽ kích thích thành ruột, dẫn tới phù nề, nghẽn mạch máu, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

- Không ăn tỏi cùng các thực phẩm như thịt chó, thịt gà, trứng, cá trắm.

- Người có tiền sử mắc các bệnh về gan không nên ăn tỏi vì tỏi có tính nóng, vị cay, làm nóng gan, lâu dài sẽ gây tổn thương cho gan.

- Người thể trạng suy yếu không nên ăn nhiều tỏi vì ăn tỏi quá nhiều làm tiêu tan khí huyết, loãng khí, hao máu, sinh đờm, phát nhiệt.

- Người đang sử dụng một số loại thuốc điều trị HIV/AIDS, thuốc chống đông máu... không nên ăn tỏi vì sẽ gây ra các tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.

Trần Mỹ Hương (NASATI), tổng hợp 6/2023

Nguồn tin: www.vista.gov.vn

Nguồn: Sưu tầm

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1959
  • Hôm nay275,245
  • Tháng hiện tại2,558,551
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây