Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp để phát triển công nghiệp ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi Việt Nam

Thứ năm - 31/08/2023 05:43 0

Vừa qua, PGS.TS. Hà Thị Thu Thủy cùng các cộng sự tại Viện nghiên cứu xã hội và nhân văn miền núi đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp để phát triển công nghiệp ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi Việt Nam”.

 

Đề tài nhằm mục tiêu phân tích, đánh giá thực trạng tình hình, hiệu quả, tác động của các chính sách phát triển công nghiệp ở vùng DTTS&MN nước ta từ năm 1986 đến nay; nhận diện những vấn đề cơ bản, cấp bách trong phát triển công nghiệp ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi hiện nay; đề xuất quan điểm, giải pháp, chính sách đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở vùng DTTS và miền núi nước ta đến năm 2030.

Trên cơ sở xác định rõ mục tiêu, đối tượng nghiên cứu cùng với việc sử dụng phương pháp nghiên cứu phù hợp, đề tài nghiên cứu đã thực hiện được các mục tiêu, nhiệm vụ đã đặt ra và thu được những kết quả sau: Đã nghiên cứu làm rõ những vấn đề lí luận về công nghiệp và phát triển công nghiệp phù hợp với đặc điểm, điều kiện phát triển vùng dân tộc thiểu số; Xác định khung lý thuyết phân tích, đánh giá phát triển công nghiệp ở vùng DTTS&MN Việt Nam; Đã nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về phát triển công nghiệp vùng DTTS&MN và rút ra các bài học cho phát triển công nghiệp vùng DTTS&MN Việt Nam; Đã phân tích thực trạng phát triển công nghiệp vùng dân tộc thiểu số trong giai đoạn sau Đổi mới đến nay (1986-2017) theo 2 giai đoạn 1986-2000 và 2001-2017 và đánh giá hiệu quả phát triển công nghiệp của vùng qua các nhóm chỉ tiêu về: Tốc độ và chất lượng tăng trưởng công nghiệp; sự hài hòa giữa phát triển công nghiệp với 3 mặt của phát triển bền vững (tác động của phát triển công nghiệp tới kinh tế, văn hóa xã hội và môi trường); Đã thực hiện đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển công nghiệp trong vùng, từ đó làm rõ các cơ hội, thách thức, tiềm năng, thế mạnh, lợi thế so sánh của vùng DTTS&MN trong phát triển công nghiệp; Dự báo nhu cầu, triển vọng phát triển công nghiệp ở vùng DTTS&MN đến năm 2030; Đã đề xuất những nhóm giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả phát triển công nghiệp vùng DTTS&MN trong giai đoạn đến năm 2030 và gợi ý 03 nhóm giải pháp: Một là, đối với các địa phương miền núi và DTTS, cần: lựa chọn ngành công nghiệp ưu tiên phát triển ở khu vực DTTS&MN; triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách phát triển công nghiệp của Chính phủ tại vùng DTTS&MN; triển khai và phát huy hiệu quả chương trình “Mỗi xã phường một sản phẩm” – OCOP – tạo động lực cho phát triển công nghiệp; Hai là đối với doanh nghiệp vùng DTTS&MN, cần: tận dụng các lợi ích từ chính sách phát triển công nghiệp của Chính phủ tại vùng DTTS&MN; kết nối các DN trong chuỗi cung ứng để phát triển công nghiệp hiệu quả, bền vững; Ba là đối với dân cư vùng DTTS&MN, cần: xây dựng nhận thức tích cực trong cộng đồng dân cư tại vùng DTTS&MN về phát triển công nghiệp bền vững; phát triển công nghiệp ở vùng DTTS&MN gắn với tạo việc làm, đào tạo và hỗ trợ nguồn lực bền vững tại các khu vực phát triển công nghiệp./.

Nguyễn Dung  (TH)

Nguồn: Sưu tầm

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập9
  • Hôm nay433,171
  • Tháng hiện tại1,510,390
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây