Rà soát văn bản quy phạm pháp luật là việc xem xét, đối chiếu, đánh giá các quy định của văn bản được rà soát với văn bản là căn cứ để rà soát, tình hình phát triển kinh tế – xã hội nhằm phát hiện, xử lý hoặc kiến nghị xử lý các quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp.
Theo đó, trách nhiệm rà soát văn bản được quy định tại Điều 139 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (gọi tắt là Nghị định số 34/2016/NĐ-CP) được sửa đổi, bổ sung tại khoản 30 Điều 1 Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020.
Cụ thể đối với cấp Bộ như sau: “ 1. Trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ: a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản do mình ban hành hoặc chủ trì soạn thảo; văn bản do cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình có nội dung điều chỉnh những vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ, cơ quan ngang bộ; b) Thủ trưởng các đơn vị chuyên môn thuộc bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản điều chỉnh những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của đơn vị mình. Người đứng đầu tổ chức pháp chế hoặc người đứng đầu đơn vị được giao thực hiện công tác pháp chế ở Tổng cục và tương đương, Cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Tổng cục trưởng, Cục trưởng thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của cơ quan, đơn vị mình; c) Người đứng đầu tổ chức pháp chế thuộc bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm đôn đốc, hướng dẫn, tổng hợp kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản chung của bộ, cơ quan ngang bộ. Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc Bộ Tư pháp có trách nhiệm đôn đốc, hướng dẫn, tổng hợp kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản chung của Bộ Tư pháp.”
Theo quy định tại Điều 157 về việc công bố danh mục văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 34 Điều 1 Nghị định 154/2020/NĐ-CP thì:
Trường hợp văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực thuộc đối tượng của kỳ công bố trước nhưng chưa được công bố thì cơ quan rà soát đưa văn bản đó vào danh mục văn bản để công bố.
Từ các quy định trên, ngày 03/01/2023, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quyết định số 01/QĐ-BKHCN về việc công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ và văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ năm 2022. Trong đó có 10 văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng. Cụ thể:
– Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ: 2 văn bản (2 Thông tư);
– Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực một phần: 8 văn bản (5 Nghị định và 3 Thông tư)
Xem chi tiết Quyết định số 01/QĐ-BKHCN ngày 03/01/2023 của Bộ Khoa học và Công nghệ:
Quyet-dinh-DMuc-VB-QPPL-het-hieu-luc-toan-bo-va-mot-phanTải xuốngTác giả bài viết: Sưu tầm
Nguồn: Sưu tầm
Ý kiến bạn đọc