Thu hồi món tráng miệng socola mâm xôi vì có thể nhiễm vi rút gây tiêu chảy
Canada đang thu hồi món tráng miệng sô cô la làm bằng quả mâm xôi vì có thể bị nhiễm norovirus – một loại vi rút gây nôn mửa, tiêu chảy.
Các quan chức y tế công cộng Canada cho biết đang thực hiện hai vụ thu hồi liên quan đến món tráng miệng socola làm bằng quả mâm xôi có thể bị nhiễm norovirus.

Sản phẩm bị thu hồi. Ảnh: FSN
Cơ quan Thanh tra Thực phẩm Canada báo cáo rằng, chưa có bất kỳ bệnh nào được xác nhận liên quan đến sản phẩm tráng miệng này. Các khuyến cáo cũng đưa ra, người tiêu dùng đã mua không nên sử dụng sản phẩm. Hãy bỏ chúng vào thùng rác hoặc mang đến các cửa hàng để được hoàn tiền.
Sản phẩm này có tên trên bao bì là Choco-Raspberry Crunchy của Pháp Délices. Nó được đóng gói 95 gram với mã sản phẩm là 8519 và số UPC là 7 74461 16122 7. Sản phẩm đã được phân phối cho các nhà bán lẻ ở các bang của Canada gồm Alberta, Ontario và Quebec.
Norovirus rất dễ lây lan trên tàu du lịch, lớp học và các không gian đông đúc khác gây nôn mửa, tiêu chảy và đau bụng. Nó lây lan dễ dàng qua thực phẩm, đồ uống và có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe mọi người.
CDC (Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ) ước tính rằng, norovirus liên quan đến hơn một nửa số vụ dịch bệnh do thực phẩm gây ra mỗi năm. Trên toàn thế giới, norovirus được cho là nguyên nhân phổ biến nhất của viêm dạ dày ruột cấp tính (bệnh tiêu chảy và nôn mửa).
Trung bình, norovirus gây ra 19 triệu đến 21 triệu trường hợp viêm dạ dày ruột cấp tính ở Mỹ mỗi năm. Norovirus đôi khi được gọi là ngộ độc thực phẩm, bởi chúng có thể được truyền qua thực phẩm đã bị nhiễm vi-rút. Tuy nhiên, chúng không phải là kết quả của ô nhiễm thực phẩm.
Thanh Vân (Theo FSN)
Tin khác
- Đại hội đồng ISO họp phiên toàn thể lần thứ 42
- Dừng lưu thông hơn 400 đồ chơi trẻ em không đạt về ghi nhãn hàng hóa
- Cẩn trọng khi xuất khẩu hạt tiêu sang Myanmar
- Doanh nghiệp Việt thắng lớn tại Giải thưởng Chất lượng Quốc tế châu Á – Thái Bình Dương 2019
- Chuyển dịch thương mại biên giới bám sát thông lệ quốc tế: Khó, nhưng phải làm
- Việt Nam sẽ có cổng truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp
- 9 tháng đầu năm 2019, hoàn thành cấp mã QR cho 460 doanh nghiệp
- Top 5 tiêu chuẩn ISO – giải pháp an toàn cho ngành du lịch
- Xuất khẩu hồ tiêu: Giảm hầu khắp thị trường, cơ hội ở EU
- Chứng nhận tiêu chuẩn Halal giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu
- Doanh nghiệp còn chưa “mặn mà” với công cụ tư vấn xuất khẩu nội khối ASEAN
- Đánh giá năng suất để phát triển sản xuất thông minh
- TP. Hồ Chí Minh: Tìm lại lợi thế cạnh tranh trong đầu tư và xuất khẩu
- Trung Quốc cấm nhập khẩu tôm Ecuador, doanh nghiệp Việt cần thận trọng
- Quản lý chặt hoạt động cấp C/O
- Việt Nam sẽ sớm có vị thế trong lĩnh vực công nghiệp 4.0
- Bàn giải pháp thúc đẩy chế biến, xuất khẩu gỗ, lâm sản năm 2019
- ‘Bảo bối’ thử nghiệm thuốc – phương pháp hữu ích cho các cơ quan thực thi pháp luật
- Hà Tĩnh: Xuất khẩu tháng 8 cao nhất từ đầu năm
- Doanh nghiệp đừng chỉ chăm lo ‘sắm’ mác bên ngoài