Cần xây dựng cơ chế chính sách đột phá để thu hút trí thức khoa học

Thứ hai - 15/05/2023 22:27 0
Đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương làm việc với Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh.
Đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương làm việc với Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh.

Cùng dự có các đồng chí: Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; các Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Trần Thanh Lâm, Vũ Thanh Mai; đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ; Hội Xuất bản Việt Nam.

Theo Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh, trải qua 20 năm hình thành, xây dựng và phát triển, đến nay, Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo dựng được môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển công nghệ cao.

Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh đã thu hút các tập đoàn công nghệ cao nổi tiếng thế giới như Intel, Jabil (Hoa Kỳ), Nidec, Nipro, NTT (Nhật Bản), Samsung (Hàn Quốc)... và được đánh giá là khu công nghệ cao thành công nhất trong các khu công nghệ cao quốc gia.

Hiện nay, Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 160 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư tương đương hơn 12 tỷ USD. Trong đó, có 51 dự án FDI với tổng vốn đầu tư hơn 10 tỷ USD (chiếm 84% tổng vốn đầu tư); 111 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư hơn 1,9 tỷ USD (chiếm 16%).

Hiện nay, Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 160 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư tương đương hơn 12 tỷ USD. Trong đó, có 51 dự án FDI với tổng vốn đầu tư hơn 10 tỷ USD (chiếm 84% tổng vốn đầu tư); 111 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư hơn 1,9 tỷ USD (chiếm 16%).

Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao của Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh tăng dần hằng năm, cụ thể, năm 2021 đạt 20,9 tỷ USD (chiếm gần 52% kim ngạch xuất khẩu Thành phố Hồ Chí Minh), năm 2022 kim ngạch xuất khẩu đạt 23 tỷ USD và dự kiến năm 2023 đạt 26 tỷ USD.

Đạt được kết quả trên, đội ngũ trí thức đang làm việc tại Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh đóng góp vai trò quan trọng. Đặc biệt, đội ngũ trí thức đã đã phát huy tốt vai trò, kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu, làm chủ công nghệ ở một số lĩnh vực với các sản phẩm công nghệ cao đang được thương mại hóa và giúp mở rộng quan hệ quốc tế.

Định hướng của Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới tập trung ưu tiên phát triển công nghệ cao ở 4 mũi nhọn: Vi điện tử-Công nghệ thông tin-Viễn thông; Cơ khí chính xác-Tự động hóa; Công nghệ sinh học áp dụng trong dược phẩm và môi trường; Năng lượng mới-Vật liệu mới-Công nghệ Nano.

Tại buổi làm việc, các chuyên gia, nhà khoa học cho rằng, để đáp ứng yêu cầu mới của Khu Công nghệ cao, các đơn vị liên quan cần nghiên cứu đổi mới bộ máy của Ban Quản lý Khu Công nghệ cao; cần có cơ chế thu hút nhân tài, chuyên gia, chuyên viên kỹ thuật.

Cùng với đó, cần có giải pháp, cơ chế thương mại hóa công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp. Việc thu hút chuyên gia, Việt kiều về làm việc tại Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ kiến tạo ưu đãi về không gian nghiên cứu, thu nhập mà còn phải có môi trường làm việc với điều kiện thuận lợi hàng đầu.

Ngoài ra, Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh cần có cơ chế thu hút các công ty đa quốc gia để đưa các Trung tâm R&D (nghiên cứu và phát triển) về tạo môi trường làm việc cho nhà khoa học, chuyên gia.

Cần xây dựng cơ chế chính sách đột phá để thu hút trí thức khoa học ảnh 1

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu tại buổi làm việc.

Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh, Khu Công nghệ cao cần chọn được lĩnh vực mũi nhọn để tập trung phát triển. Điện tử, vi mạch bán dẫn là lĩnh vực được nhiều quốc gia phát triển quan tâm và Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh cần xem đây là lĩnh vực mũi nhọn.

Đồng chí cho rằng, Trung ương có 3 Nghị quyết liên quan đến vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển khoa học-công nghệ, thu hút nguồn nhân lực, trí thức khoa học-công nghệ phục vụ phát triển kinh tế-xã hội. Thu hút trí thức khoa học-công nghệ trong điều kiện hiện nay là khó, nên cần xây dựng cơ chế chính sách mang tính đột phá, phát huy sức mạnh giá trị văn hóa con người Việt Nam với tinh thần đổi mới sáng tạo; chính sách đào tạo và hỗ trợ nhân tài phải thúc đẩy hơn nữa, đặc biệt với các chuyên gia nước ngoài mong muốn đóng góp cho Việt Nam.

Chiều cùng ngày, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa cùng Đoàn công tác đến tham quan Trung tâm Đào tạo điện tử quốc tế (IETC). Đây là Trung tâm Đào tạo điện tử theo tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên tại Việt Nam.

Cần xây dựng cơ chế chính sách đột phá để thu hút trí thức khoa học ảnh 2

Các đại biểu tham quan Trung tâm Đào tạo điện tử quốc tế (IETC), Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh.

Trung tâm Đào tạo điện tử quốc tế cung cấp các chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn IPC (International Process Control), tiêu chuẩn được áp dụng rộng rãi bởi các tập đoàn công nghệ thế giới; các chương trình đào tạo quản lý, vận hành nhà máy sản xuất điện tử theo tiêu chuẩn IPC; các chương trình đào tạo thiết kế sản phẩm theo quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc tế.

Các chương trình đào tạo của Trung tâm Đào tạo điện tử quốc tế do các chuyên gia người Việt Nam làm việc lâu năm tại các tập đoàn điện tử lớn ở Thung lũng Silicon (Hoa Kỳ) thiết kế và trực tiếp giảng dạy. Đối tượng đào tạo là những kỹ sư đang làm việc tại doanh nghiệp, các sinh viên vừa tốt nghiệp đại học, cao đẳng, những doanh nhân khởi nghiệp trong lĩnh vực điện tử, vi mạch…

CAO TÂN

Nguồn: Sưu tầm

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1404
  • Hôm nay71,510
  • Tháng hiện tại1,017,202
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây