Theo một nghiên cứu đầu tiên trên thế giới của Viện Nghiên cứu Trẻ em Murdoch-Úc, cho thấy dị ứng thực phẩm khi còn nhỏ có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc cả bệnh hen suyễn và giảm sự phát triển của phổi khi trẻ 6 tuổi. Kết quả được công bố trên tạp chí Lancet Child & Adolescent Health.
Phó giáo sư Rachel Peters cho biết đây là nghiên cứu đầu tiên kiểm tra mối quan hệ giữa dị ứng thực phẩm được xác nhận ở trẻ sơ sinh và bệnh hen suyễn; sức khỏe phổi kém hơn sau này ở trẻ nhỏ.
Nghiên cứu được thực hiện ở Melbourne có sự tham gia của 5276 trẻ sơ sinh từ nghiên cứu HealthNuts, những trẻ này đã trải qua thử nghiệm chích da đối với các chất gây dị ứng thực phẩm thông thường, bao gồm cả đậu phộng; trứng và thử thách thức ăn đường uống để kiểm tra dị ứng thực phẩm. Sau sáu tuổi, trẻ em được theo dõi thêm với các xét nghiệm chức năng phổi và dị ứng thực phẩm.
Kết quả ở trẻ sáu tuổi, 13,7% báo cáo chẩn đoán mắc bệnh hen suyễn. Trẻ bị dị ứng thực phẩm có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cao gần gấp bốn lần khi được sáu tuổi so với trẻ không bị dị ứng thực phẩm. Tác động lớn nhất ở những trẻ bị dị ứng thực phẩm kéo dài đến 6 tuổi, trái ngược với những trẻ đã hết dị ứng. Trẻ bị dị ứng thực phẩm cũng có nhiều khả năng bị suy giảm chức năng phổi.
Phó giáo sư Rachel Peters cho biết: Dị ứng thực phẩm ở trẻ sơ sinh, dù có khỏi hay không, đều có liên quan đến hệ quả hô hấp kém. Mối liên hệ này có liên quan đến việc giảm sự phát triển của phổi trong thời thơ ấu; làm ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe khi trưởng thành bao gồm các bệnh về hô hấp và tim. Sự phát triển của phổi có liên quan đến chiều cao và cân nặng của trẻ; trẻ bị dị ứng thực phẩm có thể thấp và nhẹ cân hơn so với những trẻ cùng lứa không bị dị ứng. Ngoài ra còn có một số phản ứng miễn dịch tương tự liên quan đến sự phát triển của cả dị ứng thực phẩm và hen suyễn. Cần theo dõi sự tăng trưởng của trẻ sơ sinh bị dị ứng thực phẩm. Chúng tôi khuyến khích những trẻ đang tránh ăn thực phẩm vì bị dị ứng nên được chăm sóc bởi bác sĩ dinh dưỡng để có thể cung cấp dinh dưỡng nhằm đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh.
Dị ứng thực phẩm ảnh hưởng đến 10% trẻ sơ sinh và 5% trẻ em và thanh thiếu niên. Giáo sư Shyamali Dharmage ở Đại học Melbourne nói rằng những phát hiện này sẽ giúp các bác sĩ lâm sàng điều chỉnh việc chăm sóc bệnh nhân và khuyến khích cảnh giác cao hơn trong việc theo dõi sức khỏe hô hấp. Trẻ em bị dị ứng thực phẩm nên được quản lý bởi chuyên gia miễn dịch lâm sàng hoặc chuyên gia dị ứng. Các bác sĩ lâm sàng và cha mẹ cũng nên cảnh giác với triệu chứng hen suyễn ở trẻ em bị dị ứng thực phẩm vì bệnh hen suyễn được kiểm soát kém là một yếu tố nguy cơ gây ra các phản ứng dị ứng nghiêm trọng do thực phẩm gây ra và sốc phản vệ.
Đ.T.V (NASATI), theo https://medicalxpress.com/news/2023-07-food-allergy-infancy-linked-childhood.html, 25/7/2023
Nguồn tin: www.vista.gov.vn
Ý kiến bạn đọc