Vùng trước giao thoa thị giác trung gian cho các hành vi giống trầm cảm liên quan đến sự dao động của hormone buồng trứng

Thứ năm - 07/09/2023 21:52 0

Sự biến động về hormone do buồng trứng của phụ nữ tiết ra, cụ thể là estrogen và progesterone, được biết là nguyên nhân gây ra sự thay đổi tâm trạng. Ví dụ, tại các thời điểm khác nhau của chu kỳ kinh nguyệt, trong hoặc sau khi mang thai và khi đến tuổi mãn kinh, phụ nữ có thể cảm thấy thờ ơ, buồn bã, khó chịu hoặc những thay đổi cảm xúc khác.

Trong một số trường hợp, sự thay đổi bài tiết hormone buồng trứng có thể gây ra các triệu chứng giống trầm cảm. Hai ví dụ điển hình của điều này là trầm cảm sau sinh và tiền mãn kinh, cả hai đều liên quan đến sự tăng giảm không đồng đều của nội tiết tố nữ do buồng trứng tiết ra.

Các nhà khoa học tại Đại học Nam California đã thực hiện một nghiên cứu điều tra về cơ chế thần kinh mà qua đó sự chuyển đổi nội tiết tố này dẫn đến triệu chứng giống trầm cảm. Phát hiện được công bố trên tạp chí Nature Neuroscience, nêu bật vai trò của vùng trước giao thoa thị giác trung gian (MPOA), một phần của vùng dưới đồi, điều hòa các hành vi giống như trầm cảm liên quan đến hormone nữ.

Nhà nghiên cứu Huizhong W. Tao cho biết: “Hai năm trước, chúng tôi đã xuất bản một bài báo về Khoa học thần kinh tự nhiên, trong đó việc phát hiện ra các tế bào thần kinh glutamatergic MPOA làm trung gian cho sự lo lắng do căng thẳng gây ra. Kết quả này đã truyền cảm hứng để tiếp tục khám phá xem liệu MPOA có thể đóng vai trò tổng quát hơn trong việc điều chỉnh cảm xúc/tâm trạng hay không”.

Mục tiêu chính trong nghiên cứu là xác định xem liệu các tế bào thần kinh trong MPOA có đóng vai trò trong trạng thái trầm cảm đôi khi có liên quan đến sự dao động của hormone buồng trứng hay không. Để làm được điều này, nhóm tác giả đã thực hiện một loạt thí nghiệm trên chuột cái. Thí nghiệm đầu tiên đòi hỏi phải ghi lại hoạt động thần kinh đặc hiệu của tế bào trong MPOA của chuột cái in vivo (tức là ở động vật sống). Họ phát hiện ra khi những con chuột này trải qua tình trạng rút hormone buồng trứng (HW), về cơ bản có nghĩa là nồng độ progesterone và estrogen trong cơ thể giảm xuống nhanh chóng, chúng có xu hướng biểu hiện các hành vi giống như trầm cảm.

Tác giả nghiên cứu Huizhong W. Tao giải thích: “Chúng tôi phát hiện thấy ở những con chuột trầm cảm này, các tế bào thần kinh GABAergic (nhưng không phải glutamatergic) trong MPOA đã giảm hoạt động cơ bản của chúng so với trình trạng rút hormone buồng trứng không kiểm soát. Sau đó, điều khiển mức độ hoạt động của tế bào thần kinh GABAergic bằng cách sử dụng phương pháp quang di truyền hoặc hóa học. Và nhận thấy hoạt động tăng lên một cách giả tạo của các tế bào thần kinh GABAergic trong MPOA của chuột được điều trị bằng rút hormone buồng trứng đã làm giảm trạng thái trầm cảm, đồng thời giảm hoạt động ở chuột không được điều trị gây ra giống trầm cảm”.

Nhìn chung, nhóm nghiên cứu nhận thấy có mối tương quan chặt chẽ giữa mức độ hoạt động của các tế bào thần kinh MPOA GABAergic (đặc biệt là tế bào thần kinh biểu hiện thụ thể estrogen 1) trong não chuột cái và biểu hiện của trạng thái trầm cảm. Điều này cho thấy rằng MPOA đóng vai trò trong các triệu chứng giống như trầm cảm mà động vật có vú giống cái đôi khi gặp phải ở các thời điểm khác nhau của chu kỳ kinh nguyệt, xung quanh thời kỳ mãn kinh và sau khi sinh.

Huizhong W. Tao cho biết: "Nghiên cứu của chúng tôi xác định chính xác một loại tế bào thần kinh cụ thể (thụ thể estrogen 1 biểu hiện tế bào thần kinh GABAergic) trong một vùng não cụ thể (MPOA) để giải thích cho các trạng thái trầm cảm liên quan đến sự dao động của hormone buồng trứng. Phát hiện này có ý nghĩa lớn trong việc phát triển các phương pháp điều trị trầm cảm sau sinh và tiền mãn kinh, có liên quan đến sự dao động nội tiết tố ở phụ nữ”. Trong các nghiên cứu tiếp theo, chúng tôi dự định điều tra xem liệu các tế bào thần kinh glutamatergic trong MPOA cũng có thể đóng vai trò trong trạng thái trầm cảm gây ra bởi các tình trạng khác ngoài việc rút hormone buồng trứng, chẳng hạn như do căng thẳng đầu đời.

Kết quả do các nhà khoa học thu thập có thể mở đường cho nghiên cứu mới kiểm tra sâu hơn quá trình cụ thể mà qua đó các tế bào thần kinh MPOA, đặc biệt là loại tế bào thần kinh GABAergic cụ thể mà họ đã xác định, làm trung gian cho những trạng thái giống trầm cảm liên quan đến rút hormone buồng trứng. Cuối cùng, điều này có thể dẫn đến sự phát triển các biện pháp can thiệp trị liệu hiệu quả hơn cho rối loạn sức khỏe tâm thần khác nhau, bao gồm trầm cảm sau sinh và tiền mãn kinh, cũng như rối loạn khó chịu tiền kinh nguyệt (PMDD).

Đ.T.V (NASATI), theo https://medicalxpress.com/news/2023-08-medial-preoptic-area-depressive-like-behaviors.html

Nguồn tin: www.vista.gov.vn

Nguồn: Sưu tầm

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1560
  • Hôm nay41,362
  • Tháng hiện tại3,218,360
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây