Quỳ Châu chuyển đổi số với mục tiêu vì sự phát triển bền vững

Chủ nhật - 26/02/2023 20:34 0
Chuyển đổi số là một chủ trương lớn, đã được triển khai từ Chính phủ xuống tỉnh, huyện. Ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia vào. Ở Nghệ An, chuyển đổi số đang được Nghệ An tập trung triển khai với quyết tâm, quyết liệt trên cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. UBND tỉnh Nghệ An ban hành Kế hoạch 586/KH-UBND về Chuyển đổi số tỉnh Nghệ An đến năm 2025 nhằm cụ thể hóa các chỉ tiêu, nhiệm vụ trong giai đoạn 2022-2025 của Nghị quyết số 09/NQ-TU.
Hiện nay, Quỳ Châu đã tích cực triển khai các văn bản chỉ đạo của tỉnh, các ngành liên quan về tăng cường triển khai chuyển đối số. Huyện cũng chỉ đạo việc tăng cường chuyển đổi số từng lĩnh vực. phát triển chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số, Quỳ Châu cố gắng tăng chỉ số cải cách hành chính từng bước loại bỏ việc xử lý công việc bằng văn bản giấy, góp phần tiết kiệm ngân sách hàng năm; giảm phiền hà cho nhân dân trong việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến quyền lợi bản thân. Quỳ Châu cố gắng đẩy mạnh việc tích hợp chuyển đổi số nhanh nhất, hiệu quả nhất tại những ngành, đơn vị có sự liên quan trực tiếp đến dân sinh.

Việc sử dụng ứng dụng VssID để khám chữa bệnh được Trung tâm y tế huyện bắt đầu thực hiện từ năm 2021. Ứng dụng này cho phép người dân đi khám chữa bệnh mà quên thẻ, mất thẻ. Việc sử dụng các phần mềm tương tự như VssID là một phần của quá trình chuyển đổi số của ngành y tế và bảo hiểm, đã và đang giảm thiểu sự phiền phức, khó khăn người dân trong quá trình khám chữa bệnh. Thực hiện chuyển đổi số, ở thời điểm này, Trung tâm Y tế huyện Quỳ Châu đã và đang áp dụng phần mềm khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, đảm bảo tốt công tác thanh quyết toán hay nền tảng kết nối, chia sẻ dữ liệu y tế cơ sở V20 trong quản lý thông tin y tế cơ sở. Song song, bảo hiểm xã hội và nhiều ngành, đơn vị khác như giáo dục, ngân hàng, chính quyền số .v.v.. cũng đã và đang có những thay đổi tích cực trong chuyển đổi số. Đơn cử, trong thời gian cách ly xã hội do dịch Covid-19, việc học, nhiều cuộc họp và xử lý công việc của địa phương đều được thực hiện qua máy tính.

Quỳ Châu đang nỗ lực trong quá trình thực hiện chuyển đổi số từ hạ tầng công nghệ, nhân lực cho đến cơ chế sự phát triển bền vững vì chuyển đổi số là một xu thế tất yếu. Trong đó cần lấy doanh nghiệp, người dân là trung tâm của chuyển đổi số, tất cả vì sự phát triển bền vững./.
Vi Văn Hoài

 

Nguồn: Sưu tầm

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay149,488
  • Tháng hiện tại1,780,315
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây