Xã Nga My huyện Tương Dương triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống trên địa bàn

Chủ nhật - 14/04/2024 23:04 0
Xã Nga My là một xã vùng trong của huyện Tương Dương, cách trung tâm huyện hơn 60 (km), có tổng diện tích đất tự nhiên là 18.415,02 ha. Toàn xã hiện có 1.106 hộ với 5.099 khẩu, trong đó hộ nghèo 500 hộ, với 2.154 khẩu chiếm 44.88%, hộ cận nghèo 89 hộ, 409 khẩu, chiếm 7.99%. Là một trong những xã nghèo của huyện, đời sống người dân còn gặp rất nhiều khó khăn, kinh tế chủ yếu là chăn nuôi và trồng trọt, hầu như còn mang tính tự cung tự cấp. Trong những năm gần đây nhiều dự án, mô hình kinh tế đã được triển khai thực hiện và mang lại nhiều hiệu quả cả về vật chất, lẫn tinh thần cho người dân. Nhiều hộ gia đình đã thoát hộ nghèo, tư duy làm nông nghiệp cũng có nhiều chuyển biến tích cực.

Vấn đề xây dựng các dự án, mô hình kinh tế trên địa bàn xã nghèo như xã Nga My là rất cần thiết, nó có tác động rất lớn đến tư duy sản xuất của người dân. Trong những năm qua UBND xã đã phối hợp với các cấp, các ngành liên quan, như: Sở Khoa học tỉnh, Trung tâm dịch vụ NN huyện đã có nhiều hoạt động phối hợp: Tổ chức các cuộc tập huấn chuyển giao các tiến bộ khoa học kỷ thuật, các chủ trương chính sách về nông nghiệp, nông thôn và nông dân với các nội dung sát với điều kiện thực tiễn và nhu cầu thiết thực của Nông dân; tuyên truyền vận động nông dân thực hiện phòng chống dịch bệnh cây trồng vật nuôi; Xây dựng vườn mẫu, vườn cây ăn quả, phân loại và xử lý rác thải… trong phong trào xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; Thực hiện quy trình sản xuất an toàn, cam kết không kinh doanh, không sử dụng chất cấm trong trồng trọt và chăn nuôi. Tuyên truyền vận động nhân dân dồn điền đổi thửa, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Từ đó, một số hộ gia đình đã hình thành sản xuất hàng hóa, đưa lại hiệu quả thiết thực trong sản xuất.
Công tác phối hợp vận động nông dân thay đổi dần tập quán canh tác truyền thống sang áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng các mô hình kinh tế có hiệu quả, đang từng bước được nhân rộng trên địa bàn xã: Như Mô hình trồng ổi, xoài Đài loan, mít Thái; mô hình nuôi dúi, nuôi lợn đen, cá trắm cỏ; Áp dụng quy trình “ Thâm canh lúa nếp 97”; … Từ đó góp phần vào phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, xóa đói giảm nghèo. Từng bước làm thay đổi diện mạo nông nghiệp, nông thôn, phát triển theo hướng nông nghiệp đô thị.
Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những hạn chế như công tác phối hợp truyên truyền các chủ trương, chính sách về nông nghiệp, nông thôn và nông dân; tuyên truyền vận động hội viên thực hiện phòng chống dịch bệnh cây trồng, vật nuôi, công tác tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm hiệu quả chưa cao. Công tác phối hợp tổ chức hỗ trợ tư vấn, ứng dụng khoa học kỷ thuật xây dựng các mô hình nông nghiệp công nghệ cao còn hạn chế.
Để phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại hại chế trong thực tiễn sản xuất, trong công tác phối hợp giữa UBND xã, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp và các cấp, các ngành có liên quan. Trong thời gian tới Nga My sẽ thực hiện một số giải pháp: Tăng cường hơn nữa việc phối hợp giữa UBND xã và các ngành trong thực hiện tuyên truyền vận động nông dân, thực hiện ứng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất; chuyển đổi, tích tụ ruộng đất, chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, áp dụng cơ giới hóa, sản xuất theo hướng bền vững an toàn, bảo vệ môi trường sinh thái, để có sản phẩm đồng nhất chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường, từng bước tạo niềm tin cho người tiêu dùng về chất lượng, đặc biệt tính an toàn sản phẩm, ngay trên địa bàn xã Nga My nói riêng, huyện Tương Dương nói chung, từ đó tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích. Từng bước xây dựng và phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp đô thị, xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp gắn với du lịch trải nghiệm. Thay đổi tư duy chuyển từ “sản xuất nông nghiệp” sang “kinh tế nông nghiệp”; Nâng cao trình độ năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức phụ trách lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là kiến thức về khoa học kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đổi mới phương thức hoạt động, phát huy chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, cung cấp các dịch vụ về khoa học kỹ thuật, vật tư, thiết bị, thị trường tiêu thụ sản phẩm, nhằm đưa lại lợi ích thiết thực cho nông dân.

Tăng cường quan hệ hợp tác, tranh thủ các nguồn lực, các chương trình, dự án, các cơ chế, chính sách, tạo điều kiện để nông dân tiếp cận được nguồn vốn phục vụ sản xuất thuận lợi; đặc biệt là tư vấn hỗ trợ về hồ sơ thủ tục vay vốn, đề án định hướng phát triển sản xuất, nhằm hỗ trợ cho hội viên được hưởng chính sách kịp thời theo đúng quy định; Các phòng, ban chuyên môn UBND huyện, UBND xã cần phối hợp tốt với các ngành để tư vấn, xây dựng các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp đảm bảo sát thực, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp trong tình hình mới. Đặc biệt là công tác quy hoạch sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới, trong đó chú trọng quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất nông nghiệp gắn với du lịch, vùng chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang các lại cây trồng mới có hiệu quả hơn. Quy hoạch nông nghiệp đảm bảo tính ổn định, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, an tâm đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn huyện, xã, tạo đầu tàu cho phát triển nông nghiệp trong tình hình mới. Đồng thời, khuyến khích, động viên kịp thời các hoạt động sáng tạo, ứng dụng tiến bộ khoa học của nhân dân. Tổng kết các cách làm hay, sáng tạo trong thực tiễn sản xuất và đời sống, các tồn tại, hạn chế, bất cập, tâm tư nguyện vọng chính đáng của nông dân. Kịp thời báo cáo và tham mưu cho cấp ủy Đảng chính quyền các biện pháp, giải pháp, cơ chế chính sách đảm bảo sát thực và hiệu quả trong tình hình mới.
 

Lương Tuấn Dũng

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập438
  • Hôm nay46,324
  • Tháng hiện tại1,040,472
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây