Hội thảo khoa học: Xây dựng, số hoá và quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP Nghệ An

Chủ nhật - 07/04/2024 22:06 0
Sáng ngày 5/4, Sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An tổ chức Hội thảo nghiệm thu, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ "Hỗ trợ xây dựng hồ sơ và quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP, số hoá sản phẩm và xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc theo chuỗi giá trị sản phẩm OCOP". Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ban, ngành liên quan và một số địa phương cấp huyện; các đơn vị có sản phẩm được số hoá. Ông Nguyễn  Quý Linh - Giám đốc Sở KH&CN - Chủ trì Hội thảo.
Tính đến nay, Nghệ An có 471 sản phẩm OCOP được đánh giá công nhận 3 sao trở lên, trong đó có 1 sản phẩm đạt 5 sao, 41 sản phẩm đạt 4 sao, 429 sản phẩm đạt 3 sao. Có 290 chủ thể: 97 HTX, 53 Công ty cổ phần, DN; 41 tổ hợp tác và 99 hộ sản xuất kinh doanh.
Toàn cảnh Hội thảo
Mặc dù đã có những chuyển biến tích cực về chất lượng, bao bì, nhãn mác, bộ nhận diện thượng hiệu,… nhưng về xây dựng hồ sơ và quản lý dữ liệu sản phẩm ocop và số hóa sản phẩm OCOP chưa được quan tâm, phát triển đúng mức trong điều kiện công nghệ 4.0 và chuyển đổi số hiện nay.
Góp phần giải quyết thực trạng đó, đồng thời hỗ trợ người tiêu dùng tra cứu đầy đủ các thông tin sản phẩm, nhiệm vụ "Hỗ trợ xây dựng hồ sơ và quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP, số hoá sản phẩm và xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc theo chuỗi giá trị sản phẩm OCOP" đã triển khai với mục tiêu: Giúp khách hàng truy xuất dễ dàng; đẩy mạnh số hóa giúp sản phẩm bảo vệ được thương hiệu, khẳng định sự minh bạch và uy tín của mình. Từ đó, giúp xây dựng hình ảnh, thương hiệu uy tín trong lòng người tiêu dùng; góp phần chuyển dịch mạnh mẽ, rút ngắn khoảng cách từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ; giúp sản phẩm được tiếp cận thị trường trong và ngoài nước nhanh và tiện lợi; Giúp quảng bá sản phẩm ở bất cứ nơi đâu và tiện cho việc tra cứu và thông tin sản phẩm.
Thực hiện mục tiêu đó, nhiệm vụ đã triển khai cập nhập và số hoá dữ liệu 18 sản phẩm trên 6 chủ thể OCOP 4 sao và 5 sao sủa Nghệ An ở các nhóm sản phẩm: Nhóm sản phẩm thực thẩm - Nhóm sản phẩm đồ uống - Nhóm sản phẩm thủ công mỹ nghệ - Nhóm sản phẩm dược liệu và sản phẩm từ dược liệu - Nhóm sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch.
TS Nguyễn Thị Minh Tú - Chủ nhiệm nhiệm vụ báo cáo kết quả tại Hội thảo

Bằng phương pháp sử dụng phần mềm triển lãm tương tác thông minh 3D/360, 18 sản phẩm OCOP đã được số hóa 3D với các tính năng phần mềm: Phân hệ quản trị hệ thống - Phân hệ Quản trị nội dung - Phân hệ Tham qua thực tế ảo - Phân hệ thuyết minh tự động - Phân hệ Tham quan tự động. Nền tảng: Không gian kết nối toàn diện và tương thích với tất cả các thiết bị (destop, laptop, smartphone). Tương thích với tất cả các trình duyệt web (Chrome, Firefox, Internet Explorer, Cốc cốc, Safari…).
Mô hình số hóa 3D/360 độ là một trong những công nghệ hiện đại giúp tối ưu hóa việc tổ chức; góp phần đưa các sản phẩm địa phương tiếp cận nhiều khách hàng hơn trong thời đại công nghệ số. Hệ thống triển lãm tương tác thông minh 3D/360 có thể dễ dàng được truy cập và sử dụng trên máy tính để bàn, máy tính xách tay, thiết bị di động thông minh (smartphone, máy tính bảng, máy vi tính, TV thông minh) phục vụ nhu cầu của khách thăm quan trực tiếp tại chỗ hoặc từ xa qua môi trường Internet; Tương thích với tất cả các trình duyệt web (Chrome, Firefox, Internet Explorer, Cốc cốc, Safari…).
Tại hội thảo, nhóm nghiên cứu đã kiến nghị 2 vấn đề: Đề nghị Văn phòng Điều phối chương trình nông thôn mới tỉnh tiếp tục bố trí nhiệm vụ “Hỗ trợ xây dựng hồ sơ và quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP, số hóa sản phẩm và xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc theo chuỗi giá trị sản phẩm OCOP” giai đoạn 2 trong năm 2024, giao Trung tâm KHXH&NV thực hiện công tác số hóa 3D quản lý dữ liệu cho các sản phẩm 4 sao còn lại và một số sản phẩm OCOP 3 sao; Thực hiện thuê hạ tầng để duy trì phần mềm số hóa.
Đại diện Công ty Cổ phần giải pháp chuyên gia Star Global thuyết minh công nghệ tại Hội thảo

Thảo luận tại Hội thảo, các đại biểu đánh giá cao nội dung thực hiện của nhiệm vụ. Kết quả của nhiệm vụ giúp cho công tác quản lý, quảng bá và thông tin đầy đủ đến người tiêu dùng một cách minh bạch, rõ ràng và nhanh chóng nhất. Tuy nhiên, các đại biểu cũng nhấn mạnh việc cần làm tiếp theo là làm sao để tiếp tục duy trì và phát triển được kết quả của nhiệm vụ; Hoàn thiện và bổ sung thêm các sản phẩm OCOP của Nghệ An; Gắn link mô hình lên các Cổng thông tin, trang điện tử,… của các ban ngành liên quan để quảng bá rộng rãi sản phẩm; Tổ chức tập huấn cho các doanh nghiệp khi bàn giao mô hình;…
Kết luận tại Hội thảo, đồng chí chủ trì tiếp tục khẳng định những kết quả đạt được của nhiệm vụ, tuy nhiên cũng yêu cầu nhóm nghiên cứu tiếp thu các ý kiến đóng góp của các đại biểu, hoàn thiện kết quả nghiên cứu, bổ sung, chỉnh sửa các lỗi còn sót lại và sớm bàn giao cho các bên liên quan, đưa vào vận hành và sử dụng có hiệu quả./.
Hồ Thủy

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1419
  • Hôm nay67,400
  • Tháng hiện tại2,790,493
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây