Ứng dụng tiến bộ KH-CN xây dựng mô hình sản xuất và chế biến giảo cổ lam, hoài sơn và mướp đắng rừng theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện Kỳ Sơn

Thứ hai - 11/07/2022 22:02 0
Giảo Cổ Lam, Hoài Sơn, mướp đắng rừng, là những loại dược liệu quý phát triển nhiều trong rừng tự nhiên ở Kỳ Sơn. Tuy nhiên, những năm qua do việc người dân thu hái quá mức nên số lượng và trữ lượng của các loài bị suy giảm nghiêm trọng, có nguy cơ tuyệt chủng. Trước thực trạng này, UBND tỉnh Nghệ An đã phê duyệt đề án “Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình sản xuất chế biến các loài dược liệu theo hướng hàng hóa trên địa bàn Kỳ Sơn” và giao cho Hợp tác xã dịch vụ Nông nghiệp, TTCN Hương Sơn triển khai thực hiện.

Kỳ Sơn huyện vùng cao nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế rừng, trong đó những cây dược liệu đặc hữu, phân bố rộng, số lượng lớn như: giảo cổ lam, hoài sơn, mướp đắng rừng, sâm Puxailaileng, ngũ da bì, sa nhân, đẳng sâm, thiên niên kiện, thổ phục linh... Tuy nhiên, do bị khai thác quá mức nên hầu hết các loại cây thuốc giá trị sử dụng kinh tế cao như giảo cổ lam, hoài sơn mướp đắng rừng... đang mất dần khả năng khai thác. Đến nay, các nghiên cứu ở trong và ngoài nước về cây giảo cổ lam, hoài sơn và mướp đắng rừng chủ yếu tập trung vào tác dụng dược tính, dược công dụng của chúng. rất ít công trình nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật trồng trọt để nâng cao năng suất và tác dụng của chúng
Dự án được triển khai tại các xã trên địa bàn huyện Kỳ Sơn nhằm ứng dụng tiến bộ KH-CN xây dựng mô hình sản xuất và chế biến giảo cổ lam, hoài sơn và mướp đắng rừng theo hướng sản xuất hàng hóa. Thông qua dự án, Công ty TNHH Nuôi trồng, sản xuất và chế biến Dược liệu Đông Bắc là đơn vị chịu trách nhiệm đào tạo, chuyển giao công nghệ cho dự án.
Để triển khai, Ban chủ nhiệm Dự án đã tổ chức điều tra, khảo sát lựa chọn được địa điểm thực hiện dự án tại các xã Huồi Tụ và chọn được 10 hộ xây dựng mô hình đảm bảo theo tiêu chí trồng cây dược liệu. Đã đào tạo cho 25 người làm chủ được quy trình kỹ thuật trồng cây giảo cổ lam và hoài sơn; 5 người làm chủ quy trình chế biến (sơ chế) giảo cổ lam, mướp đắng rừng và hoài sơn. Sau khi được đào tạo, tập huấn thì 100% học viên đều nắm vững và thực hành tốt các quy cũng đã khảo sát các điều kiện của Hợp tác xã trình kỹ thuật được chuyển giao về lý thuyết cũng Dịch vụ nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp như thực hành. Đơn vị chủ trì cũng đã tổ chức Hương Sơn để phục vụ cho việc sơ chế và chế chuyến học tập kinh nghiệm nhân giống và trồng biến dược liệu giảo cổ lam, hoài sơn và mướp cây dược liệu. Xây dựng thành công mô hình trồng giảo cổ lam và hoài sơn với quy mô mỗi cây 1ha, từ hai mô hình này đã thu được 24 tấn tươi giảo cổ lam và 28 tấn củ hoài sơn tươi. Dự án đã xây dựng và lắp đặt được hệ thống dây chuyển sơ chế và chế biến dược liệu với công suất 1 tấn khô/ngày.

Kết quả triển khai, dự án đã thu hoạch 24 tấn tươi giảo cổ lam, chế biết được 2,7 tấn khô và đã đóng gói được 8.050 túi giảo cổ lam trong túi zip nhựa trong đó 5.000 túi loại 200g/ túi và 2.700 túi loại 500g/ gói, 350 túi loại 1.000g/ gói.  Thu hoạch 28 tấn hoàn sơn tươi và chế biến 5,59 tấn khô, đóng gói được 9.090 túi. Với mướp đắng rừng, đã thu hoạch và thu mua 1,3 tấn, sản xuất được 4.200 túi dược liệu mướp đắng rừng.  Mô hình trồng và chế biến dược liệu tại huyện Kỳ Sơn cho hiệu quả kinh tế cao với lợi nhuận: Giảo cổ lam đạt 205.247.000 đồng/ha; Hoài sơn đạt 348.367.000 đồng/ha; Mướp đắng rừng đạt 153.807.000 đồng/ha. Quá trình triển khai, Ban chủ nhiệm dự án đã tiến hành xây dựng hồ sơ công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và đã được Chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm và Thủy sản Nghệ An cấp Giấy chứng nhận “Cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm” số cấp: 155/2020/NNPTNT-NA, ngày 25/12/2020, đồng thời công bố tiêu chuẩn cơ sở cho các sản phẩm, bao gồm: TCCS 01:2020/GCL-HTX cho giảo cổ lam, TCCS 02:2020/MĐR-HTX cho mướp đắng rừng, TCCS 03:2020/HS-HTX cho hoài sơn. Đã thiết kế xong bộ nhận diện thương hiệu gồm lô gô, nhãn sản phẩm, bao bì, hệ thống tài liệu văn phòng..., dự án đã xây dựng hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và đã được Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận tại đơn số 4-2019-52863 ngày 26/12/2019 tại Quyết định số 221/QĐ-SHTT ngày 20/01/2020.

Dự án Ứng dụng tiến bộ KH-CN xây dựng mô hình sản xuất và chế biến giảo cổ lam, hoài sơn và mướp đắng rừng theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện Kỳ Sơn triển khai thành công đã góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, tạo ra hướng đi mới trong việc lựa chọn đối tượng cây trồng phù hợp trong sản xuất và tạo ra sản phẩm dược liệu tốt cho sức khỏe cung cấp cho cộng đồng. Mô hình sản xuất và chế biến cây dược liệu Giảo Cổ Lam, Hoài Sơn và mướp đắng rừng theo hướng sản xuất hàng hóa, không chỉ góp phần bảo tồn, nhân giống thảo dược quý hiếm của bản địa mà còn nâng cao kỹ thuật trồng trọt, cách sơ chế, bảo quản thành phẩm. Từ đó nâng cao giá trị nguồn dược liệu, tạo việc làm, phát triển kinh tế nông thôn, đặc biệt là gắn sản xuất nông nghiệp với dịch vụ du lịch tại Kỳ Sơn. Những kết quả mà dự án đạt được đã bước đầu khẳng định việc xây dựng mô hình sản xuất và chế biến giảo cổ lam, hoài sơn và mướp đắng rừng trên địa bàn huyện Kỳ Sơn là khả thi và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân./.
Nguyễn Văn Hùng

Nguồn: Sưu tầm

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2691
  • Hôm nay205,370
  • Tháng hiện tại1,096,835
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây