Nghiên cứu mức độ đóng góp của nhãn hiệu tới GDP ở Việt Nam

Thứ năm - 17/03/2022 22:13 0

Nhãn hiệu là một trong những tài sản trí tuệ phổ biến nhất tại Việt Nam và số lượng nhãn hiệu được đăng ký cũng ngày càng gia tăng. Mặc dầu vai trò của nhãn hiệu đối với doanh nghiệp nói riêng và đối với nền kinh tế nói chung đã được khẳng định và công nhận, nhưng Việt Nam vẫn chưa thực hiện đo lường/định lượng mức độ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Vì thế, chưa thể đánh giá đầy đủ tầm quan trọng của loại tài sản trí tuệ này cũng như sự cần thiết phải quản trị nó một cách thực sự bài bản.

Xuất phát từ thực tế trên, năm 2019, nhóm nghiên cứu của ThS. Nguyễn Thị Minh Hằng tại Viện Khoa học sở hữu trí tuệ đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu mức độ đóng góp của nhãn hiệu tới GDP ở Việt Nam”.

Đề tài được thực hiện với hai mục tiêu chính: (i) Xác định ngành công nghiệp 5 sử dụng nhiều nhãn hiệu ở Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015; và (ii) Xác định mức độ đóng góp của ngành công nghiệp sử dụng nhiều nhãn hiệu vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở Việt Nam.

Các tác giả đã áp dụng các nguyên tắc tính toán của Hoa Kỳ và Châu Âu, trên cơ sở điều kiện sẵn có của cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu, lao động, GDP và giá trị gia tăng của các ngành công nghiệp của Việt Nam, đề tài đã xác định được một số kết quả như sau: (i) hệ số mức độ sử dụng nhãn hiệu trung bình của các ngành công nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015 là 11,2, của người Việt Nam và của người nước ngoài lần lượt là 7,6 và 3,5; (ii) có 60 ngành công nghiệp sử dụng nhiều nhãn hiệu của người Việt Nam; có 65 ngành công nghiệp sử dụng nhiều nhãn hiệu của người nước ngoài; và có 61 ngành công nghiệp sử dụng nhiều nhãn hiệu của người Việt Nam và nước ngoài; (iii) nhãn hiệu (thuộc ngành công nghiệp chế biến chế tạo) đóng góp 8,31% GDP ở Việt Nam (giai đoạn 2011-2015). Qua các kết quả phân tích có thể nhận định rằng giá trị gia tăng của nền kinh tế vẫn dựa vào các ngành công nghiệp có mức độ sáng tạo thấp trong đó vai trò của nhãn hiệu nói riêng và của tài sản trí tuệ nói chung đối với sự phát triển của nền kinh tế chưa thực sự được phát huy hiệu quả.

Để nâng cao hơn nữa đóng góp và tác động tích cực của nhãn hiệu đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong thời gian tới trước hết cần gia tăng mức độ sử dụng nhãn hiệu của doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp nhất là những ngành công nghiệp là thế mạnh có lợi thế cạnh tranh và được ưu tiên phát triển đến năm 2035. Một số khuyến nghị được đề xuất như sau: Cải thiện năng suất lao động trong các ngành công nghiệp sử dụng nhãn hiệu có nhiều đóng góp đến GDP; Quá trình phát triển nhãn hiệu phải gắn kết chặt chẽ với việc đảm bảo chất lượng sản phẩm dịch vụ mang nhãn hiệu; Việc sử dụng nhãn hiệu nhất thiết phải trở thành một nội dung quan trọng trong chiến lược quản trị tài sản trí tuệ của doanh nghiệp và là một cấu phần trong chiến 84 lược kinh doanh; Việc thúc đẩy quá trình tạo ấn tượng và ghi nhớ đối với người tiêu dùng về nhãn hiệu và nguồn gốc của sản phẩm dịch vụ mang nhãn hiệu cần được thực hiện đồng thời với việc nâng cao hàm lượng công nghệ chứa đựng trong sản phẩm dịch vụ; Nâng cao chất lượng bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam.

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 17076/2019) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

N.P.D (TH)

Nguồn tin: www.vista.gov.vn

Nguồn: Sưu tầm

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1554
  • Hôm nay98,802
  • Tháng hiện tại1,482,722
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây