Diễn Châu ứng dụng công nghệ mới vào nuôi tôm thẻ thương phẩm

Thứ tư - 29/03/2023 22:26 0
Năm 2022, được sự hỗ trợ từ chính sách phát triển mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng áp dụng công nghệ mới của tỉnh, ông Nguyễn Cường  đã mạnh dạn chuyển đổi trên quy mô diện tích hơn 1,7 ha để đầu tư xây dựng 02 bể ương gièo mỗi bể có diện tích 200 m2 và 09 ao nuôi, mỗi ao có diện tích trên 1.000 m2 cùng với hệ thống ao chứa, lắng, xả thải để nuôi theo quy trình công nghệ nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh

Nghề Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao được xem là một sự lựa chọn phù hợp đối với nông dân Diễn Châu. Dự kiến đến năm 2025, nuôi tôm công nghệ cao sẽ chiếm 50% diện tích ao nuôi, và xem đây là hướng phát triển bền vững cho nghề nuôi trồng thủy sản. Hiện huyện Diễn Châu duy trì 160 ha nuôi tôm. Năm 2018, từ một vài mô hình thí điểm, đến nay Diễn Châu đã có 6 mô hình tôm bể nổi và 25 mô hình nhà kín với diện tích hơn 50ha...Qua thực tế, việc chọn nuôi tôm công nghệ cao đã đảm bảo 3 mục tiêu: Tôm tăng trưởng  nhanh, tỷ lệ sống cao và tăng số vụ nuôi. Cùng với tạo điều kiện về đất đai, huyện Diễn Châu cũng thu hút các nguồn vốn hỗ trợ về nông thôn mới, chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao, quỹ hỗ trợ nông dân với số tiền hàng tỷ đồng, cùng với đó là công tác khuyến nông  giúp bà con nuôi tôm chuyển đổi mô hình.
Tại xã Diễn Trung, huyện Diễn Châu, sau hàng chục năm nuôi ao lót bạt trên cát, nhận ra những bất cập, hạn chế của việc nuôi theo hình thức cũ. Năm 2022, được sự hỗ trợ từ chính sách phát triển mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng áp dụng công nghệ mới của tỉnh, ông Cường đã mạnh dạn chuyển đổi trên quy mô diện tích hơn 1,7 ha để đầu tư xây dựng 02 bể ương gièo mỗi bể có diện tích 200 m2 và 09 ao nuôi, mỗi ao có diện tích trên 1.000 m2 cùng với hệ thống ao chứa, lắng, xả thải để nuôi theo quy trình công nghệ nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh nhiều giai đoạn ít thay nước. Với 1,2 triệu con giống thả nuôi, ở giai đoạn 1, tôm được ương trong bể ương gièo với mật độ lên đến 4.000 con/m2 trong 30 ngày,  sau đó chuyển sang nuôi giai đoạn 2 ở ao nuôi với mật độ 600 con/m2 trong 1 tháng, và cuối cùng là chuyển sang ao nuôi giai đoạn 3 đến khi thu hoạch. Sau thời gian 3 tháng, ông đã thắng lợi ngay ở vụ thu hoạch đầu tiên với 14 tấn tôm thương phẩm, kích cỡ trung bình 70 con/kg, lợi nhuận đạt gần 900 triệu đồng. 
Theo ông Phan Xuân Vinh - Phó chủ tịch UBND huyện Diễn Châu, nuôi tôm thể chân trắng trên cát theo hướng công nghiệp, bán thâm canh, thâm canh hết sức hiệu quả. Để đáp ứng nâng cao sản lượng chúng ta cần có quy trình sản xuất tiên tiến, đặc biệt là quy trình nuôi 2-3 giai đoạn. cần tập huấn, hướng dẫn kỹ lưỡng hơn để cùng diện tích nuôi đó sẽ gia tăng hiệu quả hơn. Thông thường, những năm trước đây, nông dân Diễn Châu chỉ nuôi được 2 vụ tôm/năm, sản lượng chỉ đạt trung bình 3 tấn/ha. Tuy nhiên với việc ứng dụng công nghệ cao, không chỉ đảm bảo an toàn về dịch bệnh, tăng sản lượng mà còn tăng vụ nuôi lên gấp đôi so với cách nuôi truyền thống.  
Việc áp dụng công nghệ mới và quy trình nuôi tôm siêu thâm canh đã đem lại nhiều lợi ích rõ rệt cho bà con nuôi tôm. Mặc dù chi phí để xây dựng hệ thống ao và vận hành trong quá trình nuôi là khá cao, nhưng điều này được bù đắp bởi khả năng chăm sóc và quản lý nhiều ao/bể nuôi dễ dàng hơn. Hơn nữa, phương pháp nuôi này giúp giảm mức độ nguy cơ tôm mắc bệnh. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh, có thể dễ dàng phát hiện và xử lý hơn so với việc nuôi tôm truyền thống ngoài trời. Ngoài ra, sự áp dụng công nghệ siêu thâm canh cũng mang lại hiệu suất sản xuất cao hơn và giảm thiểu chi phí. Việc nuôi tôm trong các ao lớn và sử dụng quy trình nuôi theo từng giai đoạn, giúp tăng năng suất và hiệu quả sản xuất. Đồng thời, hệ thống ao chứa, lắng, xả thải được thiết kế thông minh, đảm bảo việc tái sử dụng nước nuôi và giảm lượng chất thải xả ra môi trường.
Không chỉ tăng năng suất và hiệu quả sản xuất, mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh còn mang lại lợi ích về bảo vệ môi trường. Quy trình này giúp giảm thiểu sự rò rỉ các chất dinh dưỡng và hóa chất từ ao nuôi vào môi trường xung quanh, góp phần vào việc bảo vệ và duy trì sự cân bằng sinh thái của khu vực nuôi tôm.
Tổng kết lại, việc từ bỏ phương pháp nuôi tôm truyền thống trên ao lót bạt trên cát và đầu tư vào mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh. Quyết định này đã mang lại cho ông những thành công ban đầu rõ rệt, gồm thu hoạch tôm thương phẩm đáng kể và lợi nhuận cao. Ngoài ra, ông cũng nhận thấy rằng việc áp dụng công nghệ mới và quy trình nuôi tiên tiến không chỉ tăng năng suất sản xuất mà còn giảm thiểu nguy cơ bệnh tật, bảo vệ môi trường và mang lại sự dễ dàng trong việc quản lý ao nuôi.
Hoàng Anh

Nguồn: Sưu tầm

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1413
  • Hôm nay240,095
  • Tháng hiện tại2,483,711
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây