Hội nghị: Giải pháp Phát triển ngành tôm năm 2022 và ký quy chế phối hợp quản lý giống tôm nước lợ năm 2022

Thứ tư - 30/03/2022 05:24 0
Với mục tiêu phát triển ngành tôm một cách bền vững và ký quy chế phối hợp quản lý giống tôm nước lợ năm 2022, hôm này ngày 11 tháng 3 năm 2022, tại tỉnh Sóc Trăng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội Nghị trực tuyến phối hợp trực tiếp Giải pháp Phát triển ngành tôm năm 2022 và ký quy chế phối hợp quản lý giống tôm nước lợ năm 2022.
Chủ trì Hội nghị có các đồng chí: Phùng Đức Tiến thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đồng chí Trần Đình Luân Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuỷ sản và đồng chí Vương Quốc Nam tỉnh Uỷ viên - Phó chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng đồng Chủ trì.
Tham gia Hội nghị gồm đại diện các Bộ ngành có liên quan, các cơ quan đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Lãnh đạo UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của 28 tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc Trung ương; các Hội, Hiệp hội và tổ chức NGO có liên quan; đại diện một số doanh nghiệp và cơ sở sản xuất giống, nuôi tôm nước lợ, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm nước lợ; cơ quan truyền thông: Đài truyền hình Việt Nam, Báo Nông nghiệp Việt Nam …
Tại điểm cầu Nghệ An, thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh thành lập cầu trực tuyến tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Đồng chí: Trần Xuân Học, Phó giám đốc Sở chủ trì; thành phần tham gia có Đại diện các các đơn vị: Trung tâm Khuyến nông, Chi cục Thủy sản; Chi cục Chăn nuôi và Thú y; Trung tâm Giống thủy sản; Chi cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thuỷ sản.
Đồng chí Phùng Đức Tiến thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hội Nghi đã được nghe 08 báo cáo tham luận của các cơ quan: Tổng cục Thuỷ sản, Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thuỷ sản, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Sóc trăng, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Kiên giang.
Theo báo cáo của Tổng cục Thuỷ sản, Năm 2021, mặc dù ngành nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) nói chung, ngành tôm nói riêng tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của thời tiết khí hậu bất thường, đặc biệt ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid - 19, dịch bệnh bùng phát từ cuối tháng tư với biến chủng mới có tốc độ lây lan nhanh, nguy hiểm, diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sức khoẻ, tính mạng của người dân, nhiều hoạt động kinh tế xã hội ngưng trệ trong đó có lĩnh vực NTTS.
Tuy nhiên, được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ, ngành, địa phương vào cuộc kịp thời để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và sự đồng lòng, chung tay, chia sẻ khó khăn của người dân, doanh nghiệp dẫn đến ngành tôm năm 2021 vẫn đạt kết quả tốt. Sản lượng tôm nuôi các loại đạt 970 nghìn tấn, tăng 4,3 % so với năm 2020, trong đó sản lượng nuôi tôm nước lợ đạt 930 nghìn tấn.
Đáng chú ý là kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản năm 2021 đạt 8,89 tỷ USD, tăng 5,7 % so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vẫn là tôm chiếm tới 43,87 %, kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt 3,9 tỷ USD, tăng 4 % so với 2020 (theo Hiệp hội VASEP). Đặc biệt có một tín hiệu đáng mừng là lần đầu tiên chỉ tính cho 02 tháng đầu năm 2022 xuất khẩu tăng 51%  so với cùng kỳ 2021, riêng xuất đi thị trường Mỹ tăng 84% đạt 1,5 tỷ USD.
Tại hội nghị đã diễn ra lễ ký kết quy chế phối hợp quản lý giống tôm nước lợ năm 2022 giữa Trung tâm sản xuất giống lớn nhất cả nước (Ninh thuận) với đại diện của 08 tỉnh thành có mặt trực tiếp gồm: Ninh thuận, Bạc liêu, Sóc trăng, Bà rịa Vũng tàu, Tiền giang, Bình thuận, Bạc liêu và tỉnh Trà Vinh.
Kết luận Hội nghị, đồng chí Phùng Đức Tiến thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ghi nhận và đánh giá cao những kết quả mà ngành tôm đạt được trong năm 2021, đồng tình với dự báo xuất khẩu tôm năm 2022 của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) đó là xuất khẩu tôm Việt Nam sẽ tăng trưởng từ 10-12%, kim ngạch xuất khẩu vượt mốc 4 tỷ USD, trong đó tăng trưởng do giá 7 - 10%, tăng do sản lượng 2 - 5%. Nhấn mạnh thêm, để thực hiện các chỉ tiêu mà Đảng, Chính phủ giao cho ngành Nông nghiệp trước bối cảnh thách thức và cơ hội đan xen, đồng chí yêu cầu: Cần tăng cường các hội nghị chuyên đề về hạ tầng thuỷ sản nói chung trong đó có NTTS, Khai thác... để Đảng, Chính phủ, các cơ quan Bộ, ban, ngành, địa phương có sự quan tâm đúng mức; Các đơn vị thuộc Bộ như: Tổng cục Thuỷ sản, Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thuỷ sản, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam, Cục Chăn nuôi Thú y cần tăng cường thực hiện các chức năng nhiệm vụ đã được quy định, các Viện Nghiên cứu tập trung nghiên cứu KHCN đặc biệt về lĩnh vực tôm bố mẹ, doanh nghiệp cần chủ động trong khâu sản xuất con giống, đẩy mạnh phát triển con giống kháng bệnh, giống tăng trưởng nhanh, công tác Khuyến nông phải tăng cường thông tin tuyên truyền những mô hình sản xuất tốt. Đối với các địa phương ven biển cần tăng cường liên kết trong nuôi tôm dưới nhiều hình thức (Hiệp hội, HTX …), để có chuỗi sản xuất cần phải tạo điều kiện để doanh nghiệp vào đầu tư thực hiện tốt quy chế quản lý con giống đã được ký kết, thực hiện hiệu quả công tác quan trắc, thông tin truyền thông, VASE cần tăng cường công tác thông tin, dự báo thị trường, các doanh nghiệp, người nuôi cùng với cơ quan quản lý, HTX cùng thực hiện quy trình sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng được thị trường./.
 

Mai Anh (Tổng hợp)

Nguồn: Sưu tầm

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1332
  • Hôm nay71,510
  • Tháng hiện tại981,761
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây