Quỳ Hợp nâng chú trọng cao đời sống nhân dân thông qua hoạt động nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KH-CN vào sản xuất và đời sống

Chủ nhật - 24/04/2022 22:37 0
Là một trong những huyện miền núi phía tây bắc tỉnh Nghệ An còn nhiều khó khăn, nhưng với tinh thần tự lực tự cường, tinh thần đoàn kết, cấp ủy, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Quỳ Hợp đã có nhiều giải pháp thực hiện cuộc vận động xóa nghèo hiệu quả, bền vững. Trong lĩnh vực KH&CN, huyện chú trọng ưu tiên triển khai hiệu quả. Đặc biệt, những năm qua Quỳ Hợp nâng chú trọng cao đời sống nhân dân thông qua hoạt động nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KH-CN vào sản xuất và đời sống
1. Theo dõi, duy trì nhân rộng các dự án, mô hình đã triển khai có hiệu quả các năm trước
 Tiếp tục theo dõi, duy trì mô hình nhân giống và trồng mở rộng giống cây quýt Nghệ-TH01 (có nguồn gốc quýt jeju) tại tỉnh Nghệ An (địa điểm xã Minh Hợp), cũng như các mô hình ứng dụng tiến bộ KH&CN có hiệu quả từ các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ như:  Mô hình dự án ứng dụng công nghệ mới tưới nhỏ giọt của IXAREN vào tưới cho cây cam tại xã Minh Hợp với vốn đầu tư hơn 05 tỷ đồng, tưới cho khoảng 50 ha cam, trong đó ngân sách nhà nước đầu tư 02 tỷ đồng, còn lại lồng ghép từ các nguồn hợp pháp khác và dân tự đóng góp; Mô hình: Xây dựng và phát triển mô hình áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật trồng rừng gỗ lớn mọc nhanh tại các tỉnh Miền Bắc và Miền Trung -Diện tích 38 ha (19ha/xã) với 20 hộ dân tham gia (10 hộ/xã); Mô hình chăn nuôi bò sinh sản kết hợp trồng cỏ phục vụ người nghèo (Giai đoạn 2016-2018); MH thâm canh cam bọc quả theo hướng ViêtGap tại xã Minh Hợp; và đặc biệt đã ứng dụng các thành tựu công nghệ sinh học và gắn kết ứng dụng các tiến bộ khác để sản xuất một số nông sản có chất lượng cao, khối lượng hàng hóa lớn, giá trị gia tăng cao, thương hiệu mạnh như: Cam, Chè, mía đường, lúa, ngô, lạc, trâu, bò thịt, vịt gà ...Chú trọng khảo nghiệm các giống lúa mới năng suất chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh, thích ứng với biến đổi khí hậu, cụ thể là: Xây dựng và nhân rộng các mô hình ứng dụng tiến bộ KH&CN như: Mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng tại xã Minh Hợp năm 2020; Mô hình cánh đồng mẫu giống lúa thuần VNR20 và Dự hương 8 tại xã Châu Thái vụ xuân 2020; Mô hình nuôi cá bằng công nghệ sông trong ao gắn  với chuỗi hoạt động vui chơi và tham quan du lịch tại Thị trấn Quỳ Hợp; Mô hình trồng cây Gáo Vàng và trồng xen cây hương liệu (Hương Bài) tại xã Xóm Bù Sành, xã Châu Thái – hiện nay các cây Gáo Vàng sau gần 02 năm phát triển tốt, có chiều cao trung bình khoảng 3-4m; đường kính gốc mỗi cây trung bình khoảng 10-13 cm; riêng cây Hương Bài thì phát triển tương đối chậm.
2 . Xây dựng các dự án, mô hình bằng nguồn kinh phí Sự nghiệp KHCN tỉnh năm 2021
Đã xây dựng và thực hiện thành công “Xây dựng mô hình trồng xen canh cây họ đậu trong ruộng mía trồng mới tại địa bàn huyện Quỳ Hợp”. Địa điểm tại xã Văn Lợi, huyện Quỳ Hợp. Kết quả thực hiện, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Quỳ Hợp đã tiến hành khảo sát, thống nhất lựa chọn được 05 hộ tại xóm Đại Thành, xã Văn Lợi để thực hiện mô hình trồng xen canh cây họ đậu trong ruộng mía trồng mới, với quy mô diện tích 4,0 ha; sản phẩm sau 10 tháng trồng xen canh cây họ đậu trong ruộng mía trồng mới, sản phẩm: Năng suất lạc L27 1,5 tấn/ha, với sản lượng lạc đạt 06 tấn, với giá bán lạc 30.000.000 đồng/tấn, cho người dân có thêm nguồn thu nhập khoảng 45 triệu đồng/ha/vụ; năng suất mía 100 tấn/ha, với sản lượng đạt 400 tấn, với giá bán mía 840.000đ/tấn, cho người dân thu nhập khoảng 336.000.000đ/vụ; hơn nữa việc trồng xen canh trong ruộng mía như trên không những làm cho đất tơi xốp và màu mỡ trở lại mà còn giữ được độ ẩm của ruộng, hạn chế cỏ dại, giúp cây mía phát triển tốt hơn. Đến nay đã có báo cáo kết quả hoàn thành mô hình và nghiệm thu thanh lý theo hợp đồng với Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp huyện Quỳ Hợp là đơn vị thực hiện mô hình theo quy định.
3. Thực hiện các nhiệm vụ có tính chất KH&CN từ các nguồn kinh phí khác (ngoài nguồn vốn sự nghiệp KHCN):
Đã xây dựng 03 Mô hình do Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp huyện chủ trì thực hiện trong năm 2021, như: Mô hình chăn nuôi 500 con vịt bầu Quỳ thương phẩm tại địa bàn xã Châu Đình với kinh phí thuộc nguồn ngân sách nhà nước là 75 triệu đồng; mô hình chăn nuôi 24 con/04 hộ Dê thương phẩm tại địa bàn xã Châu Thái với kinh phí thuộc nguồn ngân sách nhà nước là 114,942 triệu đồng; mô hình nuôi Giun Quế kết hợp nuôi Gà với quy mô 150m2 và 300 con Gà tại địa bàn xã Châu Đình với kinh phí thuộc nguồn ngân sách nhà nước là 114,910 triệu đồng. Công ty TNHH Mía đường Nghệ An NASUR đã triển khai được và hiệu quả cao 12 mô hình nhỏ, kinh phí do ngân sách công ty tự đầu tư với số 31,4 triệu đồng. Công ty nông nghiệp công nghệ cao Phủ Quỳ do Ông Nguyễn Giang Hoài làm giám đốc đã và đang thực hiện 02 mô hình, dự án, đó là: Mô hình trồng quýt jeju - NA01 với quy mô diện tích 30ha, kinh phí đầu tư do công ty tự đầu tư lên tới 21 tỷ đồng (700 triệu đ/ha); và Dự án Trồng cây dược liệu ở Núi Bù Khạng, xã Yên Hợp với cây dược liệu chủ yếu là loại giống Sâm Ngọc Linh; Ba Kích và Tam Thất, hiện nay và thời gian bước đầu các loại cây dược liệu trên phát triển khá tốt và kinh phí do công ty tự đầu tư đã lên tới gần 18 tỷ đồng chi cho các hạng mục làm đường lên núi, mua giống, phân bón và các loại chi phí khác. Những mô hình còn lại, như: Mô hình thâm canh cánh đồng mẫu giống lúa lai năng suất cao Tinh Sở Ưu 1588 tại xã Đồng Hợp với diện tích 14 ha; Mô hình trồng giống lúa LC 270 tại xã Châu Lộc với diện tích 15,5 ha; Dự án Phát triển mô hình trồng chè giống mới, mô hình thâm canh chè an toàn và liên kết chuỗi chế biến, tiêu thụ nguyên liệu tại xã Minh Hợp (năm 2019-2020) do Phòng Nông nghiệp &PTNT và Công ty TNHH nông nghiệp Xuân Thành thực hiện cũng đã đem lại hiệu quả rất thiết thực và nhân rộng ứng dụng trong thược tễn trên địa bàn. Các mô hình đã http://quyhop.gov.vn/uploads/news/2013_03/dien-hinh-nuoi-de-gioi-1.jpgđược bà con  nông dân, nhiệt tình đón nhận và học tập để nhân ra diện rộng.       
Tổ chức quản lý, phát triển thị trường theo chuỗi giá trị hàng hóa có sự tham gia, liên kết giữa nhà khoa học, doanh nghiệp và người dân, trong đó doanh nghiệp là nòng cốt tạo ra các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, có khả năng sản xuất hàng hóa và cạnh tranh cao trên thị trường như: Xây dựng dây chuyền sản xuất và bảo quản cam và chế biến tinh dầu cam; dây chuyền công nghệ cao sản xuất và chế biến  rau, củ, quả ở xã Minh Hợp; đẩy mạnh ứng dụng dây chuyền nghiền bột đá siêu mịn xuất khẩu, hệ thống máy khoan, cắt dây trong khai thác đá tại mỏ….
Thực hiện chỉ đạo của UBND huyện về khoa học và phát triển công nghệ của một số đề tài, dự án đã thực hiện trong thời gian qua; đây là các đề tài, dự án có kết quả nghiên cứu đã được chuyển giao, ứng dụng và nhân rộng vào thực tế thành công; Các đề tài, dự án KH&CN trong thời gian qua hầu hết đều gắn với chuyển giao, ứng dụng để giải quyết các vấn đề sản xuất và nâng cao đời sống của nhân dân.
Lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ tập trung ứng dụng, chuyển giao, nhân rộng các mô hình ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất và quản lý; Việc triển khai các chương trình KH&CN hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động KH&CN, qua đó hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới quy trình công nghệ, cải tiến máy móc thiết bị, tạo ra sản phẩm mới điển hình như sáng kiến cải tiến kỹ thuật máy khoan, cắt dây trong khai thác mỏ của Công ty TNHH Cơ khí Nhân Độ và xây dựng dây chuyền sản xuất chế biến tinh dầu cam của Công ty Cổ phần Trang trại Nông sản Phủ Quỳ.
Đã và đang triển khai thực hiện phiên bản mới Hệ thống quản lý chất lượng Mô hình khung theo TCVN ISO 9001:2015 tại cơ quan UBND huyện; duy trì triển khai thực hiện có hiệu quả sử dụng phần mềm hệ thống quản lý văn bản và điều hành VNPT - IOFFICE tại cơ quan UBND huyện.
 

Nguồn: Sưu tầm

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1785
  • Hôm nay72,083
  • Tháng hiện tại1,433,533
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây