Tương Dương đạt kết quả khả quan trong việc thực hiện mô hình nhỏ giai đoạn 2015-2020

Thứ ba - 16/02/2021 20:33 0
Tương Dương, là huyện miền núi vùng cao nằm ở phí Tây Nam tỉnh Nghệ An, cách Trung tâm tỉnh 200 Km, có gần 70 Km đường biên giới tiếp giáp nước bạn Lào, có đường Quốc lộ 7A và Quốc lộ 48C đi qua. Diện tích tự nhiên là 281.129,37 ha. Độ cao trung bình từ 65 - 75 m so với mực nước biển, địa hình phức tạp, núi non hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn. Khí hậu và thời tiết khắc nghiệt. Huyện có nguồn lao động dồi dào nhưng chủ yếu là lao động phổ thông, lao động có trình độ kỹ thuật và tay nghề qua đào tạo ít, nghề nghiệp chủ yếu là sản xuất nông nghiệp.
Huyện có năng suất, sản lượng cây trồng hàng năm đạt ở mức thấp so với bình quân chung trong tỉnh do chưa chủ động để đưa các sản phẩm địa phương trở thành hàng hóa có thế mạnh trên thị trường. Cơ cấu nội ngành chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng chăn nuôi tăng đều qua các năm, chăn nuôi nhỏ lẻ nông hộ đã chuyển dần sang hình thức chăn nuôi trang trại, gia trại. Các xã, thị trấn đã chú trọng xây dựng nhiều mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao trên đơn vị diện tích, nâng cao thu nhập cho người dân.

Thông qua quá trình xây dựng các mô hình trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, đội ngũ cán bộ kỹ thuật đã chuyển giao được nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người dân áp dụng vào sản xuất.
Hàng năm, ngân sách Khoa học và Công nghệ hỗ trợ 1-2 mô hình nhỏ mỗi năm,  từ năm 2015 -2020 đã thực hiện được 9 mô hình,  với tổng kinh phí được Sở KHCN hỗ trợ 603.726.000đ. Các mô hình xây dựng tử nguồn ngân sách Khoa học và Công nghệ như, Mô hình nuôi lợn bằng đệm lót sinh học quy mô 100 m2  tại bản  Khe Bố, bản Tam Bông, bản Sơn Hà xã Tam Quang; Mô hình nuôi vịt trời thương phẩm tại bản Bãi Sở xã Tam Quang, quy mô 1000 con; Mô hình nuôi cá trắm giòn, chép giòn tại khối Hòa Tây, thị trấn Hòa Bình; quy mô 1000m3; Mô hình nhân giống cà chua múi bằng phương pháp ghép, quy mô 5 vạn cây giống; Mô hình xây dựng nhãn hiệu tập thể bò giàng Tương Dương, quy mô 01 hợp tác xã; Mô hình Trồng cây Thanh long ruột đỏ bằng công nghệ Nhật bản quy mô 3.000m2; Mô hình hỗ trợ phát triển nhân rộng nhãn hiệu tập thê ” Bò giàng Tương Dương”; Mô hình sản xuất tinh bột nghệ đỏ tại bản Huồi Sơn xã Tam Hợp. Do TĐTNXP 9 thực hiện và Mô hình chọn lọc, sản xuất giống, nuôi thương phẩm và liên kết tiêu thụ giống gà đen H-Mông tại bản Huồi Sơn xã Tam Hợp, do TĐTNXP 9 thực hiện.

Trong giai đoạn 2015-2020 huyện đã thu hút từ các nguồn ngân sách khác nhau để xây dựng được 125 mô hình nhỏ, với tổng kinh phí, với tổng kinh phí từ nguồn Ngân sách Nhà nước cấp là 14,4 tỷ đồng; tỷ lệ nhân rộng đạt 35%. Những mô hình có hiệu quả như: Mô hình trồng cây Chanh leo, mô hình rau an toàn, mô hình trồng các loại cây ăn quả như Táo, ổi; mô hình truyền tinh nhân tạo; mô hình trồng rừng nguyên liệu như keo, mét; mô hình nuôi trâu, bò hàng hóa ...
Các sản phẩm tạo ra từ các mô hình như, Cá trắm đen thương phẩm; Cá chép thương phẩm; Vịt trời thương phẩm; Vịt trời sinh sản; Cà chua múi; Rau sạch các loại; Chanh leo, bò giàng Tương Dương; Thu nhập từ một số các mô hình: Mô hình chanh leo từ 100-120 triệu/ha/năm; Mô hình trồng rừng từ 60 -70 triệu đồng/ha/năm:
Từ những mô hình sản xuất có hiệu quả đã được các địa phương và bà con nông dân tích cực hưởng ứng và làm theo, các tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được ứng dụng rộng rãi vào sản xuất. Các mô hình đã được nhân rộng như: Mô hình chanh leo  từ 3ha năm 2016 được nhân rộng lên 131ha năm 2017; mô hình trồng keo, mét từ 88ha năm 2014 lên trên 5.100ha năm 2017; Nuôi cá chép thương phẩm, cá trắm đen thương phẩm từ 01 hộ nuôi năm 2014 đến nay đã có 130 hộ thực hiện trên cả 02 khu vực long hồ (Lòng hồ thủy điện Khe Bố và lòng hồ thủy điện bản Vẽ), nuôi lợn bằng đệm lót sinh học từ 04 hộ thực hiện năm 2014 với quy mô 100m2 tới nay đã được nhân rộng 25 hộ với tổng diện tích chuồng 1000m2 .
Để có được những kết quả trên, hàng năm, mô hình nhỏ được ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% -50% kinh phí vật tư, con giống, thức ăn, công kỹ thuật để thực hiện, huyện còn chỉ đạo các tổ chức, cá nhân thực hiện mô hình đối ứng 50% - 70% kinh phí còn lại. Huyện chú trọng ưu tiên phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và sản xuất đảm bảo bền vững; sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu; sản xuất gắn với công nghệ sau thu hoạch, chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm; chú trọng tạo ra sản phẩm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, vật nuôi và môi trường. đáp ứng sức cạnh tranh trong nền kinh tế hội nhập. Ưu tiên xây dựng các mô hình sản xuất giống, cây con mới chất lượng cao, hiệu quả kinh tế cao, được thị trường ưa chuộng; sản xuất sản phảm sạch; sản xuất ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao; xây  dựng nhãn hiệu cho các sản phẩm đặc sản của địa phương; Đa dạng hoá các hình thức phổ biến chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, phát huy vai trò của các đoàn thể chính trị, các tổ chức hội, các đơn vị quản lý, doanh nghiệp, từ huyện đến cơ sở,  tổ chức cá nhân và nhân dân,...
Đồng thời, tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất, chế biến nông, thuỷ sản. gắn kết bốn nhà để nâng cao năng suất chất lượng, hiệu quả, năng lực canh tranh; tăng hiệu suất sử dụng đất, nâng cao thu nhập và nâng cao đời sống của người dân.
 

Nguồn: Sưu tầm

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay313,433
  • Tháng hiện tại1,946,664
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây