Ứng dụng tiến bộ KHCN xây dựng mô hình chế biến sản phẩm cao, trà hòa tan từ cây dược liệu tại huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An

Thứ hai - 11/07/2022 21:48 0
Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam thuộc vùng Bắc Trung Bộ với diện tích đất tự nhiên 1.649.368,62 ha, trong đó: Đất nông nghiệp 1.238.315,48 ha (đất sản xuất nông nghiệp: 256.834,9 ha, đất lâm nghiệp có rừng 972.910,52 ha). Nghệ An có nhiều tiềm năng lớn để phát triển công nghiệp dược phẩm, gắn với đó là trồng, sản xuất nguồn nguyên liệu dược. Tuy nhiên thời gian qua, vấn đề phát triển công nghiệp dược và dược liệu trên địa bàn chưa được quan tâm đúng mức. Nguồn cây thuốc ở Nghệ An đã và đang bị suy giảm nhiều, hầu hết các loại cây thuốc có giá trị sử dụng và kinh tế cao đang mất dần khả năng khai thác lớn do sự khai thác thiếu chú ý bảo vệ tái sinh, nạn phá rừng làm rẫy. Doanh nghiệp dược trên địa bàn chưa chú trọng phát triển lĩnh vực đông dược, trong khi dược liệu trên địa bàn tỉnh bị tư nhân thu mua nhiều chở sang bên kia biên giới... Do đó, việc hình thành các vùng bảo tồn và sản xuất, chế biến cây dược liệu nhằm tạo nguồn dược liệu có chất lượng cao và ổn định cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu là rất cần thiết.
Hiện nay, nhu cầu của con người trong việc sử dụng thực phẩm hay thực phẩm chức năng từ các loại dược liệu ngày càng tăng và xu hướng sử dụng thực phẩm có khả năng hỗ trợ sức khỏe ngày càng được ưa chuộng hơn trong vấn đề nâng cao sức khỏe, tăng khả năng miễn dịch phòng ngừa một số bệnh. Trước nhu cầu đó, Các doanh nghiệp với các hệ thống thiết bị và công nghệ hiện đại đã tạo ra các sản phẩm hết sức tiện lợi, có chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao nhằm phục vụ cho nhu cầu hỗ trợ sức khỏe của người tiêu dùng. Các loại dược liệu (Cà gai leo, Dây thìa canh, Giảo cổ lam và Mướp đắng rừng) đem lại nhiều tác dụng cho sức khỏe con người.
Công ty CP Dược liệu Pù Mát hiện đang sở hữu một vùng trồng cây dược liệu rộng hơn 23 ha được trồng theo tiêu chuẩn GACP “Good Agricultural and Collection Practices: Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc” và hệ thống nhà xưởng, máy móc thiết bị đồng bộ, hiện đại để sản xuất trà dược liệu túi lọc. Định hướng đến mở rộng diện tích trồng cây dược liệu lên đến 30 vào năm 2030 và 50-100ha vào giai đoạn 2030-2040.
Tuy nhiên, con người ngày một bận rộn với công việc, thời gian không có nhiều, vì vậy việc ăn và uống cũng cần phải thay đổi cho phù hợp với xu thế mới. Để từng bước phục vụ tốt hơn và đa dạng sản phẩm cho người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn, chúng tôi đề xuất dự án: “Ứng dụng tiến bộ KHCN xây dựng mô hình chế biến sản phẩm cao, trà hòa tan từ cây dược liệu tại huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An” là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay
Ông Phan Xuân Diện - Giám đốc Công ty CP Dược liệu Pù Mát cho biết: Cao cà gai leo: Cà gai leo và Giảo cổ lam là 2 dược liệu có nhiều công dụng với sức khỏe. Theo các nghiên cứu của Giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Tất Lợi trong cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” do nhà xuất bản Hồng Ngọc xuất bản, cho thấy sự kết hợp giữa cà gai leo và giảo cổ lam không có tác dụng phụ nào. Tác dụng hỗ trợ và điều trị bệnh gan của Giảo cổ lam không mạnh bằng Cà gai leo nhưng khi kết hợp chúng lại có khả năng tốt hơn cho các trường hợp bệnh liên quan đến gan, cải thiện tình trạng sức khỏe khá hiệu quả. Điều này đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu, thực tế sử dụng của người dân. Một số sản phẩm trên thị trường có sự phối hợp của 2 dược liệu này nhưng tỷ lệ khối lượng nguyên liệu hoàn toàn khác so với công thức của chúng tôi. Chúng tôi sử dụng công thức Cao Cà gai leo: Giảo cổ lam với tỷ lệ 80:20 với mục đích hỗ trợ và điều trị các bệnh gan mật với vai trò chính của Cà gai leo, Giảo cổ lam với hàm lượng nhỏ được sử dụng với mục đích phối hợp hỗ trợ cho tác dụng của Cà gai leo. Dựa trên công trình nghiên cứu khoa học của PGS.TS Trần Văn Ơn - về tác dụng hạ đường huyết của cây dây thìa canh đăng trên Tạp chí Y Dược học năm 2008 về sự kết hợp từ Dây thìa canh với Mướp đắng và Giảo cổ lam, theo tỷ lệ 80:10:10 có công dụng: Giúp hạ đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường typ I và typ II, ổn định đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường. Phối hợp với các thuốc điều trị đặc hiệu để nâng cao hiệu quả kiểm soát đường huyết. Hỗ trợ hạ mỡ máu, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu.


Với cơ sở hiện có Công ty CP Dược liệu Pù Mát có tổng diện tích là 23 ha, trong đó có 4 ha là do công ty trực tiếp trồng và chăm sóc tại khuôn viên của công ty (thôn Quyết Tiến, xã Chi Khê, huyện Con Cuông, còn lại 19 ha được trồng theo hình thức liên kết trồng với người dân tại các xã trên địa bàn huyện Con Cuông như: Công ty cung cấp cây giống, kiểm soát quy trình kỹ thuật, thu mua toàn bộ nguyên liệu tươi để về nhà máy sơ chế. Sau khi sơ chế nguyên liệu, chúng tôi đã tiến hành lấy mẫu để phân tích, mỗi loại dược liệu được lấy 3 mẫu. Tiến hành phân tích các chỉ tiêu: Định tính, độ ẩm, hàm lượng tro, hàm lượng Carbonhydrat. Ngoài ra đối với từng loại nguyên liệu có các chỉ số về dược tính khác nhau như đối với cà gai leo có phân tích thêm định lượng Glycoancaloit, định lượng  Acid Gymnemic có trong Dây thìa canh, định lượng Saponin  trong Giảo cổ lam, định lượng Charantin có trong Mướp đặng rừng. Dựa vào kết quả phân tích dược liệu cho thấy các mẫu dược liệu đem đi phân tích đều đảm bảo trong ngưỡng cho phép của Dược điển Việt Nam V (2017), đủ điều kiện đua vào sản xuất.


Trong quá trình tiến hành các thí nghiệm để xác định quy trình sản xuấtCông ty đã xác định được quy trình sản xuất chuẩn, đồng thời tiến hành hiệu chỉnh máy ổn định. Từ đó chúng tôi tiến hành sản xuất thử 02 mẻ (trong hợp đồng ghi sản xuất 4 mẻ cho 4 loại dược liệu nhưng thực tế chúng tôi kết hợp 4 loại dược liệu để sản xuất 2 sản phẩm cao): cao cà gai leo 01 mẻ, cao dây thìa canh 01 mẻ, trà hòa tan cà gai leo 01 mẻ, trà hòa tan dây thìa canh 01 mẻ.
Sau khi chế biến các sản phẩm cao và trà hòa tan cà gai leo và dây thìa canh chúng tôi tiến hành lấy mẫu để phân tích. Các chỉ tiêu vi sinh vật được lấy theo chỉ tiêu phải công bố và kiểm nghiệm đối với thực phẩm
Dựa vào các kết quả  phân tích kiểm nghiệm sản phẩm. Đánh giá chung các sản phẩm được sơ chế, chế biến từ mô hình cơ bản đạt yêu cầu về giá trị dược liệu theo Dược điển Việt Nam V (2017), các chỉ số vi sinh và kim loại nặng trong sản phẩm dược liệu cơ bản nằm trong ngưỡng cho phép theo quy định của Bộ Y tế..
Dựa trên kết quả phân tích các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm cao cà gai leo, cao dây thìa canh, trà hòa tan cà gai leo và trà hòa tan dây thìa canh đơn vị chủ trì và chủ nhiệm dự án đã tiến hành công bố tiêu chuẩn cơ sở cho các sản phẩm, Song song với quá trình công bố chất lượng, đơn vị chủ trì đã xây dựng hồ sơ công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và đã được Chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản Nghệ An cấp Giấy chứng nhận “Cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm” số cấp: 40-09-1193-CBCH, ngày 02/8/2019 .
Ngoài ra Công ty đã được công nhận tiêu chuẩn sản xuất theo TCVN ISO9001:2015; ISO 22000:2018 năm 2021 và tiêu chuẩn HACCP năm 2021. Xây dựng nhãn hiệu cho 04 sản phẩm cao và trà hòa tan bao gồm bao bì, nhãn hiệu: Đã đăng ký nhẫn hiệu số 352385 tại Cục sở hữu trí tuệ Bộ khoa học và công nghệ theo Quyết định 38799/QWDD-SHTT ngày 04/06/2020. Đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, bao bì sản phẩm, Card visit, poster, tờ rơi, biển quảng cáo, gian hàng, túi đựng…;  Xây dựng 3 gian hàng bao gồm:1 gian hàng trưng bày giới thiệu sản phẩm tại văn phòng công ty,  1 gian hàng trưng bày giới thiệu sản phẩm Xưởng sản xuất và chế biến trà dược liệu của công ty, 1 gian hàng bán và trưng bày sản phẩm tại bệnh viện Nội tiết Tỉnh Nghệ An. Một số tài liệu chứng minh quyền đăng ký: giấy đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm., HACCP, ISO 22000.  Sản phẩm trà hòa tan cà gai leo và trà hòa tan dây thìa canh đã được đánh giá và chứng nhận sản phẩm OCOP 4* năm 2021.
Thành công của Dự án sẽ góp phần tạo ra sản phẩm mới có giá trị kinh tế cung cấp cho người tiêu dùng, góp phần phát triển ngành sản xuất dược liệu trên địa bàn huyện Con Cuông nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung. Nâng cao giá trị của sản phẩm, đưa thương hiệu “Dược liệu Pù Mát” của huyện Con Cuông đến với đông đảo người tiêu dùng. Khai thác được nguồn tài nguyên liệu thiên nhiên quý của đất nước, tạo ra sản phẩm có giá trị cao, nâng cao sức khỏe cộng đồng, góp phần tạo công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo cho bà con nông dân. Sản phẩm cao và thòa tan dược liệu Cà gai leo và Dây thìa canh từ nguồn nguyên được trồng tại huyện Con Cuông có chất lượng, giá trị kinh tế cao, có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng, góp phần đa dạng hóa sản phẩm, để đáp ứng nhu cầu cho xã hội. Sản xuất cao và thòa tan dược liệu sẽ nâng cao giá trị sản phẩm, sản xuất trong nước, thúc đẩy phát triển kinh tế của huyện Con Cuông hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, đồng thời tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho doanh nghiệp và người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, xây dựng NTM trên địa bàn huyện./.
Hải Yến

Nguồn: Sưu tầm

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1725
  • Hôm nay170,575
  • Tháng hiện tại1,654,193
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây