Những điều cần biết về Chương trình đảm bảo đo lường trong doanh nghiệp

Thứ ba - 13/09/2022 21:31 0

1. Mục tiêu cụ thể của chương trình là gì?

Tuỳ thuộc vào thực tế và nhu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh của mình, doanh nghiệp lựa chọn một hoặc một số các mục tiêu sau đây để lựa  chọn và triển khai:

a) Chỉ tiêu định lượng về tiết kiệm nguyên vật liệu, nhiên liệu, nhân công, giảm thất thoát, giảm giá thành sản phẩm, dịch vụ.

b) Mức độ tăng cường kiểm soát về đo lường đối với phương tiện đo, thử nghiệm, kiểm tra; phương pháp đo, thử nghiệm, kiểm tra; lượng của hàng đóng gói sẵn; kiểm soát chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.

c) Mức độ tăng cường kiểm soát phát thải ra môi trường; bảo đảm an toàn lao động, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

d) Mức độ nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp để tham gia chuỗi cung cấp sản phẩm, hàng hóa toàn cầu.

2. Nhiệm vụ của Chương trình là gì ?

– Rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản triển khai thực hiện đảm bảo đo lường đang áp dụng.

– Rà soát, tăng cường thực hiện đảm bảo đo lường.

– Ứng dụng công nghệ đo lường tiên tiến, đổi mới tăng cường đảm bảo đo lường theo định hướng phát triển của sản xuất, kinh doanh.

– Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật và quản lý về đo lường cho nhân viên quản lý, nhân viên kỹ thuật của doanh nghiệp.

– Xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp cơ sở hạ tầng của các đơn vị, bộ phận sản xuất, chế tạo, thử nghiệm, kiểm định, hiệu chuẩn, sửa chữa.

– Lập kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình đảm bảo đo lường.

3. Giải pháp thực hiện như thế nào ?

Doanh nghiệp dựa trên mục tiêu của chương trình để lựa chọn các giải pháp phù hợp:

– Giải pháp về tổ chức quản lý

– Tăng cường hợp tác, liên kết với doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ trong nước hoặc nước ngoài

– Tuyên truyền, phổ biến

– Tăng cường thông tin, xúc tiến thương mại, thương mại hóa sản phẩm

4. Dự kiến hiệu quả thực hiện chương trình đảm bảo đo lường là gì?

 */ Hiệu quả kinh tế hằng năm

– Giảm tổn thất kinh tế của doanh nghiệp do rà soát, hoàn thiện, loại trừ, khắc phục các hạn chế, tồn tại trong thực hiện việc kiểm định, hiệu chuẩn, sử dụng chuẩn đo lường, phương tiện, thiết bị đo, thử nghiệm, kiểm tra và việc thực hiện các phương pháp đo, thử nghiệm, kiểm tra hiện đang áp dụng;

– Giảm chi phí nghiên cứu và vận hành quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp do đổi mới, áp dụng phương pháp đo mới, sử dụng chuẩn đo lường, phương tiện, thiết bị đo, thử nghiệm, kiểm tra mới có chất lượng và công nghệ cao hơn;

– Đánh giá mức độ tiết kiệm nguyên vật liệu, nhiên liệu, nhân công, giảm thất thoát, giảm giá thành sản phẩm, dịch vụ;

– Tăng cường kiểm soát chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.

*/ Hiệu quả xã hội được thực hiện thông qua ước định mức độ tăng cường kiểm soát phát thải ra môi trường; bảo đảm an toàn lao động, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

*/ Mức độ tăng cường hội nhập được thực hiện thông qua ước định mức độ nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp tham gia chuỗi cung cấp sản phẩm, hàng hóa toàn cầu.

Sưu tầm

Nguồn: Sưu tầm

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay299,356
  • Tháng hiện tại2,359,103
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây