TS Nguyễn Ngọc Tuân phát riển thành công dây chằng nhân tạo phân hủy sinh học

Thứ ba - 23/07/2024 21:32 0
Từ một kỹ sư hóa dầu, TS Nguyễn Ngọc Tuân (34 tuổi), hiện đang làm việc tại trường Đại học Ecole Normale Supérieure (ENS-PSL) Paris (Pháp), đã chuyển hướng nghiên cứu vật liệu sinh học và cùng các cộng sự phát triển thành công dây chằng nhân tạo phân hủy sinh học. Nghiên cứu này được tiếp nối từ dự án phát triển dây chằng nhân tạo phân hủy sinh học do anh thực hiện tại Đại học Sorbonne Paris Nord (Pháp) từ năm 2017.
Theo TS Tuân, dây chằng nhân tạo phân hủy sinh học được phát triển từ sợi polymer sinh học (polycaprolactone và Polyethylene terephthalate) có thể thúc đẩy quá trình tái tạo của mô dây chằng bị đứt. Điều này giúp giữ cố định khớp gối và trở thành khung vật liệu để thúc đẩy sự tái tạo tế bào mô thành dây chằng mới. Các sợi polymer này phân hủy chậm trong cơ thể mà không gây độc tế bào, do đó không cần phẫu thuật loại bỏ.
Nghiên cứu của TS Tuân và nhóm cộng sự đã được công bố trên các tạp chí quốc tế uy tín như Polymer Degradation and Stability, Scientific Report, và Biointerphases, và được đánh giá là bước đột phá trong lĩnh vực kỹ thuật mô và y học tái tạo.

Quy trình cấy ghép dây chằng nhân tạo trên chuột thí nghiệm. Ảnh: Nhóm nghiên cứu
GS Veronique, Đại học Sorbonne Paris Nord, nhận định, phương pháp phẫu thuật hiện tại thường gặp nhiều rủi ro và thời gian hồi phục lâu. Sự phát triển của dây chằng nhân tạo hoạt tính sinh học và phân hủy sinh học là một hướng đi cần thiết để giải quyết những vấn đề này. Công nghệ này hiện đang được thử nghiệm lâm sàng tại châu Âu và Mỹ bởi các công ty Texinov và Movmedix.
TS Tuân, xuất phát từ kỹ sư ngành hóa dầu, đã bắt đầu nghiên cứu về vật liệu cao phân tử khi còn là sinh viên tại Trường Đại học Bà Rịa (Vũng Tàu). Sau đó, anh nhận được học bổng tiến sĩ về vật liệu sinh học cho tái tạo dây chằng chéo trước của đầu gối tại Đại học Sorbonne Paris Nord và tiếp tục làm nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Ecole Normale Supérieure.
Hiện TS Tuân đang phối hợp với các trường Đại học Công nghệ Compiègne (Pháp) và Đại học Saarland (Đức) để phát triển chuyển gene và gene hướng dẫn bằng giàn giáo cho tái tạo mô xương, sụn và dây chằng. Anh cũng tìm kiếm cơ hội hợp tác với các nhóm nghiên cứu và công ty sản xuất tại Việt Nam để giải quyết các hạn chế của vật liệu sinh học cho tái tạo các mô cơ quan./.
Trần Hồng (TH)

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập405
  • Hôm nay47,196
  • Tháng hiện tại1,041,344
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây