Vì sao nhiệt độ miền Bắc không cao nhưng ai cũng thấy oi bức?
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia nhận định đợt nắng nóng oi bức ở các tỉnh miền Bắc sẽ sớm kết thúc. Từ ngày 15-8 nắng nóng giảm dần, nguy cơ có mưa dông, lốc, sét, mưa đá.
Nắng nóng ở các tỉnh miền Bắc được dự báo sẽ sớm kết thúc, từ ngày 15-8 nhiệt độ giảm dần nhưng lại tăng nguy cơ xảy ra mưa dông, mưa đá vào chiều tối - Ảnh: XUÂN LONG
Ngày 14-8, thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết đợt nắng nóng đang ảnh hưởng đến các tỉnh miền Bắc thực chất nhiệt độ không cao, phổ biến 35-37 độ, nhưng những ngày vừa qua thời tiết rất ngột ngạt, oi bức.
Vậy tại sao nhiệt độ không cao nhưng mọi người lại cảm nhận nắng nóng có vẻ gay gắt, oi bức như 38-39 độ?
Lý giải về điều này, ông Trần Quang Năng - trưởng phòng dự báo thời tiết Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia - cho biết các tỉnh miền Bắc đang trải qua những ngày độ ẩm không khí cao khiến thời tiết oi bức, ngột ngạt.
"Dù nhiệt độ không cao nhưng do độ ẩm không khí cao khiến thời tiết rất oi bức, mọi người đều cảm nhận thấy mồ hôi chảy rất nhiều, không khí ngột ngạt gây cảm giác khó chịu, trời oi nóng. Còn những ngày nắng nóng với nhiệt độ cao nhưng độ ẩm không khí thấp thì thời tiết chỉ là khô nóng" - ông Năng lý giải.
Dự báo đợt nắng nóng và thời tiết oi bức ở các tỉnh miền Bắc sẽ giảm dần từ 15-8 khi nhiệt độ giảm xuống còn 34-35 độ.
Nắng nóng sẽ tiếp tục giảm trong suốt thời gian từ ngày 15 đến 22-8 vẫn chưa thấy nắng nóng trở lại. Trong khoảng thời gian này, ban ngày trời vẫn nắng nhưng nhiệt độ phổ biến từ 31-34 độ C, cao nhất cũng chỉ 34 độ C.
Đáng lưu ý trong những ngày tới là hình hình mưa ở vùng núi. Đặc biệt, trong chiều tối các ngày 15 và 16-8 có thể xảy ra mưa rào và dông ở khu vực Bắc Bộ, trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh, nhất là khu vực tỉnh Hòa Bình.
"Khu vực Hà Nội trong chiều tối các ngày 15 và 16-8 cũng có khả năng xảy ra mưa rào và dông diện rộng, trong mưa dông cũng cần đề phòng gió lốc, gió giật mạnh" - ông Năng cảnh báo.
Tin khác
- Hoạt động của con người đã tăng tốc độ xói mòn đất cách đây 4.000 năm
- Sửng sốt những sản phẩm chứa phóng xạ kỳ quái
- Nơi nào an toàn nhất nếu đại dịch toàn cầu xảy ra?
- Những phát minh khoa học tình cờ nhất
- Những điều ít người biết về hố đen vũ trụ
- Họp báo về sự kiện “Hội nghị Khoa học và Triển lãm Quốc tế lần thứ 5 về Điều khiển và Tự động hóa - VCCA 2019”
- Khơi dậy niềm đam mê khoa học cho bạn trẻ
- Đổi cách ăn uống, loài người sẽ tránh được 'ngày phán quyết cuối cùng'?
- Aspirin là thuốc gì?
- Giải mã hiện tượng nổi da gà
- Các nhà khoa học giải thích tại sao chúng ta bị nấc
- Cần tiếp tục theo dõi ô nhiễm không khí để ứng phó phù hợp
- Lá vàng, cỏ khô, vỏ chuối... cũng gây ô nhiễm
- Quỹ khoa học hoạt động thế nào?
- Đề xuất tiêu chuẩn mới lựa chọn, công nhận nhà khoa học trẻ tài năng
- Đào tạo, vận hành thiết bị đo lường chuyên dụng FLUKE
- Ngăn chặn hiểm họa từ cây mai dương
- Cholesterol là gì?
- Phát minh "cứu tinh" cho 844 triệu người trên thế giới