THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA DOANH NGHIỆP - HƯỚNG ĐI CHO DOANH NGHIỆP KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

Thứ ba - 29/11/2022 22:19 0
Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ (KH&CN) là một trong những nhiệm vụ quan trọng được Đảng và Nhà nước ta đặt ra và quyết tâm triển khai thực hiện. Theo Nghị định số 13/2019/NĐ-CP của Chính phủ, doanh nghiệp KHCN được hưởng ưu đãi miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước; ưu đãi về tín dụng; được hỗ trợ hoạt động nghiên cứu, thương mại hóa kết quả KHCN; hỗ trợ, khuyến khích ứng dụng, đổi mới công nghệ.
Thời gian qua, để thúc đẩy thị trường KH&CN, Bộ KH&CN đã nỗ lực hoàn thiện cơ bản môi trường pháp lý cho thị trường KH&CN và đẩy mạnh việc xây dựng các định chế trung gian. Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách và cho triển khai các đề án, chương trình quốc gia về KH&CN nhằm hỗ trợ các hoạt động khoa học theo cơ chế thị trường; thúc đẩy cung-cầu công nghệ; khuyến khích các hoạt động tư vấn, ứng dụng, đổi mới và chuyển giao công nghệ.
Từ năm 2016 đến nay, Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ đã phối hợp với các Sở Khoa học và Công nghệ tại một số địa phương thành lập 14 Điểm kết nối cung - cầu công nghệ, đại diện cho các vùng địa phương trong cả nước. Các điểm kết nối bước đầu đã thực hiện hiệu quả trong việc xúc tiến hoạt động ứng dụng, đổi mới và chuyển giao công nghệ như: Trung bình mỗi năm tiếp nhận khoảng 30 nhu cầu công nghệ. Cơ sở dữ liệu nguồn cung công nghệ với hơn 300 công nghệ sẵn sàng chuyển giao ở nhiều lĩnh vực, hơn 80 chuyên gia từ các viện, trường, doanh nghiệp; Tổ chức gần 3.000 cuộc kết nối trực tiếp và trực tuyến, hơn 300 đoàn tham quan, tiếp đón hơn 10.000 lượt khách; Hơn 600 công nghệ được trình diễn và giới thiệu tại các Điểm kết nối hoặc được các Điểm kết nối mang đi giới thiệu tại các sự kiện như: Techdemo, Techconnect, Techfest, Techmart... Hơn 50 hội thảo, tọa đàm giới thiệu, tư vấn về công nghệ đã diễn ra….
Hoạt động của các Điểm kết nối đã phần nào giúp tăng nhanh giá trị giao dịch hàng hóa KH&CN trên thị trường nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, hỗ trợ và thúc đẩy các chủ thể liên quan tham gia vào các hoạt động của thị trường và liên thông thị trường KH&CN trong nước với các thị trường KH&CN khu vực và thế giới.
Các điểm kết nối cung cầu công nghệ sẽ tạo tính lan tỏa và kết nối cao của hệ thống hạ tầng phục vụ hoạt động ứng dụng, chuyển giao và đổi mới công nghệ; đưa nhanh ứng dụng tiến bộ KH&CN vào thực tiễn cuộc sống, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Điểm kết nối cung - cầu công nghệ sẽ mở ra những cơ hội hợp tác, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao, đổi mới công nghệ với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp của các địa phương nói riêng và khu vực nói chung để từ đó có thể phát triển được các sản phẩm chủ lực, trọng điểm, mang lại lợi thế của địa phương, của vùng đạt được năng suất và chất lượng cao, từng bước hướng ra thị trường cả nước và xuất khẩu ra nước ngoài.
Điểm kết nối cung cầu công nghệ sẽ là nơi tư vấn công nghệ, kết nối đầu tư tài chính - công nghệ, tư vấn cải tiến kỹ thuật với sự tham gia của các chuyên gia tư vấn trực tuyến; tổ chức các khóa đào tạo về kỹ năng đàm phán chuyển giao, mua bán công nghệ; kỹ năng quản lý công nghệ trong doanh nghiệp; hình thành mạng lưới các điều phối viên về chuyển giao công nghệ; xây dựng dữ liệu công nghệ, chuyên gia công nghệ; tổ chức các buổi giới thiệu, trình diễn mô hình công nghệ, hội thảo chuyên đề và theo nhu cầu của doanh nghiệp tại địa phương và vùng lãnh thổ.
Từ năm 2017 đến nay điểm kết nối cung cầu công nghệ tại Nghệ An đã trang bị phương tiện làm việc phục vụ tư vấn được kết nối với hệ thống internet tốc độ cao để thực hiện tư vấn trực tuyến; trang bị hệ thống phần mềm cơ sở dữ liệu công nghệ với hơn 1.785 công nghệ thuộc 18 lĩnh vực; kết nối đội ngũ chuyên gia tư vấn với hơn 400 chuyên gia trong và ngoài nước và hơn 50 sản phẩm KH&CN.
Vừa qua, nhân ngày KH&CN Việt Nam, 18/5/2022 Với mục tiêu gắn kết giữa vai trò và tác động của KH&CN với điều kiện, lợi thế của từng vùng, địa phương để tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực miền Trung, việc thành lập và khai trương Điểm kết nối cung - cầu công nghệ khu vực duyên hải miền Trung và Tây Nguyên tại Thừa Thiên Huế (là Điểm thứ 14 trong cả nước) là việc hết sức có ý nghĩa, thông qua hoạt động kết nối cung - cầu công nghệ giữa 1 trong những trung tâm nghiên cứu, đào tạo lớn của cả nước với 1 khu vực có nhiều tiềm năng phát triển.
Việc thành lập Điểm kết nối công nghệ và Sàn giao dịch công nghệ của Thừa Thiên Huế là hết sức cần thiết và kịp thời. Đây sẽ là nơi tạo ra tính lan tỏa, tác động và kết nối kịp thời giữa trường đại học, cơ quan nghiên cứu với doanh nghiệp, tổ chức KH&CN; là nơi để tổ chức các hoạt động tư vấn, đánh giá, lựa chọn, liên kết, hợp tác ứng dụng, chuyển giao và đổi mới công nghệ nhằm đẩy nhanh việc ứng dụng kết quả nghiên cứu, các công nghệ mới vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao và bền vững cho tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng, khu vực duyên hải miền Trung - Tây Nguyên và cả nước nói chung.
Từ 2017 đến nay, thông qua điểm kết nối cung – cầu công nghệ của Nghệ An và Thừa Thiên Huế mà chủ yếu là của Nghệ An, Công ty đã giới thiệu, quảng bá các công nghệ đang làm chủ hợp pháp và một số sản phẩm từ nghiên cứu KH&CN của Công ty. Bên cạnh đó, Cty đã liên kết và hợp tác với Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Nghệ An để CGCN và phối hợp triển khai có hiệu quả một số dự án KHCN cấp tỉnh trên địa bàn Nghệ An như dự án: “Ứng dụng công nghệ xử lý nước ngầm (giải pháp hữu ích số 1048) xây dựng mô hình xử lý và cung cấp nước sinh hoạt quy mô hộ gia đình tại vùng chưa có nước sạch trên địa bàn tỉnh Nghệ An”, được nghiệm thu tháng 8/2017 đạt loại Khá. Đã xây dựng mô hình xử lý và cung cấp nước sạch cho 100 nông hộ, nhân rộng mô hình cho 165 nông hộ, trong đó thực hiện chương trình nông thôn mới: 113 hộ; hoặc dự án năm 2018: “Ứng dụng công nghệ màng nước xây dựng mô hình xử lý ô nhiễm môi trường cho các làng nghề mộc trên địa bàn thị xã Thái Hòa” và gần đây nhất là dự án thuộc Chương trình NTMN do TW quản lý, thực hiện năm 2022: "Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình sản xuất, lắp đặt hệ thống xử lý và cung cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt tại các vùng nông thôn, miền núi tỉnh Nghệ An” Trong đó Công ty An Sinh sẽ CGCN để xây dựng 500 mô hình xử lý và cung cấp nước sạch quy mô hộ gia đình (công suất 3-5m3/ngày đêm), 50 mô hình công suất 7-10m3/ngày đêm và 05 mô hình tập trung công suất 50-70m3/ngày đêm.

Sản phẩm của  Công ty TNHH nghiên cứu, ứng dụng KHCN&MT An Sinh

Công ty TNHH nghiên cứu, ứng dụng KHCN&MT An Sinh là doanh nghiệp KH&CN (TX Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã có nhiều sản phẩm ứng dụng KHCN. Cụ thể như các sản phẩm KHCN của Cty An Sinh gồm: vữa chống thấm ASIN-01, sơn chống thấm ASIN-02, keo chống thấm ASIN-03, các dòng sản phẩm của máy xử lý và lọc nước thành nước uống tinh khiết ASIN, … không có ghi trong Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN (do thời gian thẩm định đăng ký sáng chế kéo dài 2-3 năm, trong khi việc SXKD không được chậm trễ vì sẽ mất tính mới, tính ứng dụng). Hiện nay, Công ty An Sinh đã và đang làm chủ các công nghệ sau: “Phương pháp xử lý nước ngầm nhiễm phèn và/hoặc nước cứng, hoàn toàn bằng oxy không khí” theo văn bằng bảo hộ độc quyền GPHI số 1048 của tác giả Trần Tuấn tại Quyết định số: 12173/QĐ-SHTT ngày 04/03/2013 của Cục SHTT; “Phương pháp xử lý bụi và khí thải độc hại” của tác giả Trần Tuấn theo đơn đăng ký sáng chế số 1-2017-00889, ngày nộp: 13/03/2017 theo quyết định số 34013/QĐ-SHTT ngày 29/05/2017 của Cục Sở hữu trí tuệ; “Phương pháp vớt bèo tây, rác thải trên mặt nước bằng sự kết hợp giữa bánh lồng và vít tải” của tác giả Trần Tuấn được bảo hộ độc quyền GPHI số 2734 theo quyết định số 15923w/QĐ-SHTT ngày 07/10/2021 của Cục SHTT; “Phương pháp sản xuất vữa chống thấm” của Công ty An Sinh theo đơn sáng chế số: 1-2020-05503, ngày nộp: 24/9/2020 theo Quyết định số 18304w/QĐ-SHTT ngày 14/11/2020 của Cục SHTT về việc chấp nhận đơn hợp lệ. Hiện nay, công ty đang sản xuất và kinh doanh sản phẩm vật liệu mới này; ”Phương pháp sản xuất sơn chống thấm gốc dầu từ nhựa Alkyd biến tính và cao su tự nhiên” của Công ty An Sinh theo đơn sáng chế số: 1-2022-04868, ngày nộp: 01/8/2022 theo Quyết định số 17368w/QĐ-SHTT ngày 07/10/2022 của Cục SHTT về việc chấp nhận đơn hợp lệ. Hiện nay, công ty đang sản xuất và kinh doanh sản phẩm vật liệu mới này; “Phương pháp sản xuất gạch không nung có tính chống thấm từ tro xỉ và phế thải xây dựng”, công ty đã nghiên cứu, thử nghiệm và đảm bảo về chất lượng, cường độ chịu nén, khả năng chống thấm của sản phẩm; “Phương pháp sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ nguyên liệu bèo tây”, hiện nay Công ty đã đầu tư 1 máy vớt bèo bằng vít tải, 1 máy vớt bèo bằng băng tải, 1 máy xay bèo, đang thiếu vốn để đầu tư 1 thuyền lùa và vớt bèo nữa; “Phương pháp sản xuất giá thể trồng cây các loại” từ đất phù sa, cát, vỏ trấu, xơ dừa và phân hữu cơ vi sinh”; “Công nghệ xử lý các loại nước thải”, bao gồm: Nước thải sinh hoạt, NT khách sạn, NT chợ dân sinh, NT bệnh viện, NT dệt nhuộm, NT thủy sản, NT bãi rác, NT lò GMGS, … Mỗi đối tượng xử lý đều có công nghệ xử lý riêng, phù hợp, đảm bảo đầu ra đạt quy chuẩn môi trường theo quy định Nhà nước.
Do Công ty mới thành lập (8/2017) và được chứng nhận là Doanh nghiệp KH&CN (9/2018). Công ty chủ yếu là chuyển giao các công nghệ đang làm chủ; Tiếp cận với điểm kết nối cung cầu công nghệ vùng Bắc Trung bộ (Tp Vinh) và hợp tác chặt chẽ với Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN tỉnh Nghệ An để chuyển giao, ứng dụng một số công nghệ để xây dựng mô hình, nhân rộng mô hình, và đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Có được kết quả đó cũng nhờ phần lớn vào hiệu quả hoạt động của các điểm kết nối cung – cầu công nghệ vùng Bắc Trung bộ (tại Nghệ An) và khu vực duyên hải miền Trung và Tây Nguyên (tại Thừa Thiên Huế).
                              Trần Tuấn
GĐ Công ty TNHH nghiên cứu, ứng dụng KH,CN&MT AN SINH

Nguồn: Sưu tầm

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay299,356
  • Tháng hiện tại2,344,882
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây