Một số vấn đề về công tác phát triển thị trường KH&CN tại Việt Nam

Thứ ba - 29/11/2022 22:18 0
Trong các thập kỉ qua, Khoa học và công nghệ (KH&CN) chính là công cụ hữu hiệu giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nền kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp, phát triển các ngành kỹ thuật công nghệ cao với việc sử dụng máy móc, ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Khoa học, công nghệ và đổi mới có thể mở ra những phương hướng mới để đối phó với những thách thức lớn trong xã hội như sự thay đổi về dân số học, các vấn đề sức khỏe toàn cầu và biến đổi khí hậu. Để thực hiện điều này, thế giới kêu gọi các nước tích cực đầu tư vào tri thức, chưa bao giờ khoa học, công nghệ và đổi mới lại quan trọng hơn lúc này.
Ngành khoa học đang được xác nhận là nền tảng tiên phong, là động lực hàng đầu của nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa Việt Nam. Trong thời gian qua, Bộ KH&CN đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương ban hành các văn bản quy định cơ chế khuyến khích, hỗ trợ hoạt động liên kết công – tư thực hiện các dự án đầu tư đổi mới công nghệ; xác lập quyền sở hữu công nghiệp; công nhận, đăng ký lưu hành sản phẩm mới, công nghệ mới cho tổ chức, cá nhân; thương mại hóa kết quả nghiên cứu… Thị trường KH&CN đã bước đầu phát huy vai trò cầu nối, gắn kết hoạt động với sản xuất, kinh doanh. Chưa kể, các hoạt động kết nối cung – cầu công nghệ,  các phiên chợ công nghệ và thiết bị trực tuyến, công tác hỗ trợ các địa phương, cơ quan, doanh nghiệp (DN) xây dựng phần mềm quản lý dữ liệu công nghệ tiếp tục được triển khai hiệu quả.


Việt Nam nằm trong khu vực địa lý năng động, là điểm đầu tư hấp dẫn với các tập đoàn đa quốc gia. Thời gian qua, thị trường khoa học công nghệ Việt Nam đã có bước phát triển và đạt được một số kết quả  và thành tựu đáng ghi nhận. Trong đó thể chế, chính sách phát triển thị trường từng bước được hoàn thiện, tốc độ tăng giá trị giao dịch hàng hoá khoa học công nghệ bình quân hằng năm đạt 22%. Các đầu mối trung gian thị trường khoa học công nghệ từng bước được hình thành với hơn 800 tổ chức, trong đó hơn 20 sàn giao dịch công nghệ đã đi vào hoạt động. Với nỗ lực tăng cường hệ thống giáo dục, sự uy tín trong một số lĩnh vực như toán, nghiên cứu nông nghiệp và sinh học, sự tiến bộ trong việc hình thành và duy trì các cơ quan và thể chế hỗ trợ đổi mới sáng tạo, Việt Nam có kết quả phát triển kinh tế và giảm nghèo đầy ấn tượng.
Bên cạnh đó, công tác phát triển thị trường KH&CN vẫn còn gặp những thách thức khó khăn do mối liên kết giữa nghiên cứu với thị trường, nhà khoa học với DN còn yếu. Vai trò của các tổ chức trung gian chưa thể hiện được chức năng kết nối cung - cầu, tư vấn chuyển giao công nghệ vẫn còn mờ nhạt. Các tổ chức trung gian chưa đủ mạnh để có thể thúc đẩy hoạt động sáng tạo, kết nối với các quỹ đầu tư mạo hiểm, các DN KH&CN, DN khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tăng trưởng nhanh, các viện nghiên cứu, trường đại học, các tổ chức tài chính, nhà sáng tạo, v.v... Những hạn chế này lại chủ yếu đến từ nguyên nhân chủ quan như chính sách phát triển thị trường khoa học công nghệ còn bất cập, thiếu đồng bộ; hạ tầng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo còn yếu kém do thiếu các phòng thí nghiệm và thiết bị nghiên cứu làm cho việc hợp tác giữa các DN, viện nghiên cứu, trường đại học, … gặp nhiều khó khăn.
 Hiện trạng Việt Nam đang ở ngã rẽ quan trọng trên quá trình phát triển. Để thúc đẩy tăng trưởng trong điều kiện hạn chế về lao động và vốn, Việt Nam phải hướng tới tăng trưởng dựa trên tăng năng suất lao động. Điều đó đòi hỏi phải nâng cao đáng kể năng lực đổi mới sáng tạo trong nước. Hoạt động kết nối cung – cầu công nghệ là một trong những giải pháp quan trọng phát triển thị trường ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN), tạo cầu nối giữa các DN, đơn vị, tổ chức có nhu cầu đổi mới kỹ thuật và những nhà nghiên cứu, nhà sở hữu công nghệ, từ đó chuyển giao, ứng dụng công nghệ nhằm thương mại hóa kết quả nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới một cách hiệu quả nhất. Chính phủ cần phải nắm bắt cơ hội, tăng cường nâng cao nhận thức về thị trường KHCN cho mọi người, phát triển nguồn vốn và kỹ năng con người dựa trên cộng đồng người Việt khá lớn; tạo lập khu vực DN năng động và có năng lực đổi mới sáng tạo; đa dạng hoá và thúc đẩy nền kinh tế; nâng cao hiệu lực của hệ thống đổi mới sáng tạo về tác động kinh tế - xã hội; đẩy mạnh phát triển hệ sinh thái, thị trường khoa học công nghệ đồng bộ, toàn diện hơn nữa.


Làn sóng KHKT dịch chuyển và tịnh tiến đến KTCNC đã làm thay đổi và tăng năng suất và hiệu quả trong mọi mặt, mọi  lĩnh vực … nhiều quốc gia tiên phong đón đầu và phát triển công nghệ và coi như làn sóng lần thứ 4 đã chính thức bắt đầu, điều đó là tất yếu. Từng tham gia vào các công tác nghiên cứu, đồng hành cùng các nhà Khoa học thí điểm các sản phẩm , dự án về kỹ thuật công nghệ cao của Châu Âu ( Thụy Sỹ ), Mỹ , và Hàn Quốc tại các Vùng như Albania ( Về Công nghệ đèn thông minh UCD _ Thí điểm Thành Phố không ngủ ) . Công nghệ xử lý tối ưu về hiệu quả xử lý khí thải nhà kính của Losoce (Thụy Sỹ ) tại các nước Địa trung Hải …Công nghệ về chuỗi chủ đề Đô thị thông minh của Hàn Quốc tại Deagu…tôi nhận thấy rằng việc nghiên cứu lựa chọn địa điểm,  triển khai phải đồng bộ để nhân rộng. Về phía địa phương cùng phối hợp và định hình khu lõi để thí điểm và nhân rộng ra các vùng cần triển khai công nghệ. Đối với Việt Nam chúng tôi đã giới thiệu kết nối các thí điểm về công nghệ chiếu sáng tích hợp tại Đà Lạt và các vùng phụ cận, tại Vĩnh Long trong các Viện Trường về  các giải pháp cho Đề án Nông thôn  Biến đổi khí hậu và Môi trường .  
Trong giai đoạn tiếp theo, để phát triển thị trường KH&CN cần tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý, đẩy mạnh nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho phát triển thị trường, phát triển các tổ chức trung gian; nâng cao năng lực hấp thụ, làm chủ và đổi mới công nghệ của DN thị trường khoa học. Đồng thời thúc đẩy phát triển nguồn cung, tăng cường hoạt động xúc tiến, liên thông, tiến tới đồng bộ hóa thị trường KH&CN với các thị trường hàng hóa, lao động và tài chính; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, truyền thông và hội nhập quốc tế. Nền KHCN nói chung của nước ta sẽ có những bước phát triển mới, thiết thực, hiệu quả hơn, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Bằng các chương trình vận động thông qua các chương trình nghiên cứu, các buổi tọa đàm, hội thảo; học hỏi từ các cơ quan đơn vị đồng nghiệp, Trung tâm thương mại dịch vụ - Khu Công nghệ cao Hồ Chí Minh luôn mong muốn đồng hành cùng các DN thông qua giới thiệu những cơ quan và đơn vị công nghệ tiên tiến và phát triển, nghiên cứu và chọn lọc các khoa học KTCN phù hợp với các vùng địa phương để thí điểm và phát triển nhân rộng đóng góp vào thành tựu phát triển về mặt Kinh tế - Xã hội cho Tỉnh Nghệ An  phồn thịnh hơn.
TSKH. Lương Thị Sao Băng
Trung tâm thương mại dịch vụ, Khu Công nghệ cao TP Hồ Chí Minh
 

Nguồn: Sưu tầm

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1755
  • Hôm nay81,414
  • Tháng hiện tại840,116
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây