Khảo nghiệm giống nhãn chín sớm tại tỉnh Nghệ An

Thứ hai - 31/01/2022 21:54 0
Cây nhãn (Dimocarpus longana Lour,) là một trong 3 loài có giá trị dinh
dưỡng và kinh tế cao nhất thuộc họ bồ hòn (Sapindaceae) là nhãn, vải và
chôm chôm, Quả nhãn được xếp vào loại quả ngon và có giá trị dinh dưỡng cao, Qua kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng trong 100g cùi nhãn có hàm lượng đường tổng số chiếm 12,38-22,55% : trong đó đường glucoza chiếm 3,85-10,16% ; axid tổng số chiếm 0,09-0,109% ; hàm lượng Vitamin C từ 43,12-163,70mg ; hàm lượng Vitamin K 196,50 mg ; vitamin B1 0,11mg ; Fe 0,4mg ; Protein 1% ; lipit 1,4%  đều là những chất cần thiết cho nhu cầu dinh dưỡng bồi bổ sức khỏe con người, Quả nhãn có thể dùng cho ăn tươi, ngoài ra còn được dùng để chế biến các sản phẩm như long nhãn, nhãn ngâm đường, Các sản phẩm từ nhãn không chỉ được thị trường trong nước ưu chuộng mà còn được xuất khẩu ra nước ngoài, Các sản phẩm từ nhãn còn làm được thuốc quý trong đông y như long nhãn, hạt nhãn, vỏ quả, Nhãn sấy khô (Long nhãn) có thể ăn như mứt hoặc dùng làm thuốc an thần điều trị chứng suy nhược thần kinh, chứng sút kém trí nhớ, mất ngủ hay hoảng hốt, Gỗ nhãn được dùng đóng các đồ gỗ gia dụng có độ bền, chất lượng thẩm mỹ khá tốt,

https://ngheandost.gov.vn/uploads/news/2021_12/image-20211231083632-1.jpeg
Ở tỉnh Nghệ An, diện tích trồng nhãn còn rất ít, nhỏ lẻ theo từng hộ gia đình, chỉ một vài nơi trồng tập trung như: huyện Quỳnh Lưu, Thanh Chương, Thái Hòa,,  với diện tích gần 20 ha Nhãn Lồng, Các loại giống thì nhân giống bằng hạt, lâu cho quả, năng suất và chất lượng thấp, Bên cạnh đó các loại cây ăn quả có múi thì được trồng rất nhiều chiếm diện tích rất lớn, Do đó cần cân đối cơ cấu cây trồng các loại để đa dạng hóa các sản phẩm cung ứng cho thị trường, Mặt khác, hiện nay do tình hình sản xuất cây ăn quả có múi đang gặp nhiều khó khăn, phải kể đến như: mức đầu tư cao, nguồn giống trôi nổi không rõ nguồn gốc, sâu bệnh hại ngày càng tăng, theo thông kê của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh cuối năm 2017 toàn tỉnh đạt trên 9,600 ha cây ăn quả có múi, bao gồm gần 6,000 ha cam trồng tập trung tại các huyện Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Thanh Chương, Con Cuông, Yên Thành, Tân Kỳ, Anh Sơn, Tuy nhiên thời gian qua diện tích cam thực sự giảm mạnh, điều đáng nói chỉ một phần hết nhiệm kỳ kinh doanh, còn lại do sâu bệnh và thoái hóa giống, Riêng 2018 – 2019 ghi nhận trên 800 ha bị chặt bỏ,,, nên việc chuyển sang trồng một số đối tượng cây ăn quả khác có giá trị kinh tế cao (như cây nhãn) là rất cần thiết, đúng với chủ trương quy hoạch các loại cây trồng của tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng phục vụ phát triển kinh tế xã hội
Trong năm 2020, Trung tâm ứng dụng tiến bộ KHCN Nghệ An đã xây dựng mô hình trồng thư nghiệm giống Nhãn chín sớm tại Trạm Nghiên cứu thực nghiệm và Ươm tạo công nghệ cao Thái Hòa để đánh giá tốc độ sinh trưởng, phát triển cũng như khản năng phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của vùng miền tây Nghệ An.
 Sau 7 tháng trồng, giống Nhãn chín sớm đạt tỷ lệ sống tương đối cao (95,75%) và tương đổi đồng đều, nhưng sinh trưởng phát triển tương đối chậm, sự phát triển về chiều cao, đường kính tán, đường kính thân ghép tương đối ổn định, đồng đều, Chiều cao trung bình đạt 103,0 cm; đường kính tán cây đạt 72,9 cm; đường kính thân ghép đạt 1,64 cm; phân cành cấp 2 đạt 5,42 cành; phân cành cấp 3 đạt 7,23 cành,  Cây nhãn có sự phát triển bật lộc theo đúng thời vụ trong năm, giống Nhãn chín sớm có ít đối tượng sâu bệnh gây hại
       Chính vì vậy, việc tiếp tục theo dõi quá trình sinh trưởng, phát triển trong điều kiện của tỉnh Nghệ An tiến tới lập hồ sơ đề nghị công nhận một đối tượng cây giống mới cho tỉnh nhà, là thực sự cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Mục tiêu của nhiệm vụ này là xây dựng thành công mô hình trồng khảo nghiệm giống Nhãn chín sớm tại tỉnh Nghệ An và giống Nhãn chín sớm chính thức được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận. Nhiệm vụ này được triển khai trong 3 năm, từ năm 2020 đến 2023.
Năm 2020, nhóm thực hiện đã xây dựng thành công mô hình trồng khảo nghiệm giống Nhãn chín sớm tại tỉnh Nghệ An, quy mô diện tích: 01ha. Hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc giống Nhãn chín sớm giai đoạn kiến thiết cơ bản trong điều kiện Nghệ An. Đánh giá được khả năng thích nghi của giống Nhãn chín sớm giai đoạn kiến thiết cơ bản trong điều kiện Nghệ An,
Năm 2021, 2022: Tiếp tục theo dõi đánh giá được khả năng thích nghi của giống Nhãn chín sớm giai đoạn kiến thiết cơ bản trong điều kiện Nghệ An. Bổ sung, hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc giống Nhãn chín sớm giai đoạn kiến thiết cơ bản trong điều kiện Nghệ An.
Năm 2023, tiếp tục theo dõi, đánh giá được khả năng thích nghi của giống Nhãn chín sớm thời kỳ kinh doanh trong điều kiện Nghệ An. Hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc giống Nhãn chín sớm thời kỳ kinh doanh trong điều kiện Nghệ An. Giống Nhãn chín sớm được đặt tên hiệu, được Bộ NN&PTNT công nhận và cho phát triển sản xuất đại trà,
https://ngheandost.gov.vn/uploads/news/2021_12/image-20211231083632-2.jpeg
Hiện nay, sau 20 tháng trồng, giống Nhãn chín sớm sinh trưởng tương đổi đồng đều về chiều cao, đường kính tán, đường kính gốc. Sau 13 tháng trồng cây Nhãn chín sớm cho hoa, quả bói đạt tỷ lệ 95% cây ra hoa, khối lượng quả đạt 11,9 gram/quả. Sau 20 tháng chiều cao trung bình đạt 161,9 cm; đường kính tán cây đạt 136,8 cm; đường kính gốc đạt 3,24 cm; phân cành cấp 3 đạt 14,44 cành/cây, cành cấp 4 đạt 4,57 cành/cây.  Cây nhãn chín sớm có sự phát triển bật lộc theo đúng thời vụ trong năm. Giống Nhãn chín sớm có ít đối tượng sâu bệnh gây hại.
Xuân Anh

Nguồn: Sưu tầm

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập411
  • Hôm nay17,694
  • Tháng hiện tại611,788
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây