Nâng tầm thương hiệu Nông nghiệp Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế

Thứ ba - 23/05/2023 21:27 0

 

Việc Việt Nam đăng cai tổ chức “Hội nghị toàn cầu lần thứ 4 hệ thống lương thực thực phẩm bền vững - Mạng lưới Một hành tinh” thể hiện rõ trách nhiệm và thương hiệu Nông nghiệp Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế là “Nhà cung cấp lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm, bền vững”.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang khẳng định, Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác với các nước trong phát triển nông nghiệp nông thôn. (Ảnh: VGP/Hải Minh).

Chuyển đổi cấp bách hệ thống LTTP theo hướng hiệu quả - toàn diện - linh hoạt và bền vững hơn

Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác với các nước trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt thông qua chương trình hợp tác Nam – Nam và hợp tác ba bên về nông nghiệp.

Đó là khẳng định của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tại Hội nghị toàn cầu lần thứ 4 hệ thống lương thực thực phẩm (LTTP) sáng nay (24/4), tại Hà Nội. Quan điểm trên cho thấy Việt Nam mong muốn tiếp tục đóng góp vào các nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong việc xử lý các thách thức an ninh lương thực toàn cầu, đồng thời mong các quốc gia tăng cường hợp tác, tham gia có trách nhiệm trong vấn đề này.

Theo Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hợp Quốc (FAO), các quốc gia trên thế giới đang lo ngại về nguy cơ mất an ninh lương thực trước những tác động của biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học, đại dịch mới nổi trong đó có COVID-19, các cuộc xung đột và giá nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất lương thực, thực phẩm tăng cao.

FAO cho hay nạn đói vẫn đang trên đà gia tăng và số người bị ảnh hưởng đã lên tới 828 triệu người vào năm 2021. Tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, dự kiến việc hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững chỉ có thể đạt được vào năm 2065, chậm hơn 3,5 thập kỷ so với kế hoạch ban đầu.

Trước thực trạng trên, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nêu rõ vấn đề đã trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết và bây giờ chứ không phải lúc nào khác phải hành động ngay để bảo vệ hành tinh - ngôi nhà chung của tất cả chúng ta và thế hệ mai sau.

Ông Qu Dongyu, Tổng Giám đốc FAO cũng cho rằng bối cảnh hiện nay đặt ra yêu cầu phải chuyển đổi cấp bách hệ thống LTTP theo hướng hiệu quả hơn, toàn diện hơn, linh hoạt hơn và bền vững hơn. Để làm được điều này phải có sự chung tay của tất cả các nước.

Bà Estrella Esther Penunia, Tổng thư ký Hiệp hội Nông dân châu Á cho biết, thiên tai, biến đổi khí hậu, dịch bệnh, xung đột chính trị đã làm trầm trọng và tác động nghiêm trọng tới cuộc sống của các hộ gia đình. Những tác động này khiến giá thực phẩm tăng gấp từ 2-3 lần. Điều này dẫn đến người dân, nhất là vùng sâu, vùng xa, khó khăn ít có cơ hội tiếp cận nguồn thực phẩm đủ dinh dưỡng.

Bà Estrella Esther Penunia dẫn chứng thực tế ở một số khu vực, người nông dân thậm chí phải bán đất đai, tư liệu sản xuất chính của họ. Những điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết vào việc chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm nhằm đảm bảo dinh dưỡng, sức khỏe bao trùm cho các bên, nhất là các đối tượng yếu thế. Đồng thời, đảm bảo yếu tố bình đẳng, không bỏ ai lại phía sau, cũng như đảm bảo công bằng cho các bên.

Hiện nay, các quốc gia đã đạt được nhiều kết quả tích cực, nhưng vẫn cần thêm những nỗ lực mới. Tuy nhiên, vẫn thiếu sự gắn kết giữa các ngành, khu vực khác nhau về y tế, giáo dục, làm giảm đi hiệu quả của nỗ lực chung. Các quốc gia cần gắn phát triển bền vững với xây dựng chính sách. Cùng đó, đảm bảo khả năng các vấn đề liên quan tới nông nghiệp như: giống, công nghệ, hỗ trợ tài chính.

Bà Estrella Esther Penunia dẫn chứng thực tế ở một số khu vực, người nông dân thậm chí phải bán đất đai, tư liệu sản xuất chính của họ. Những điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết vào việc chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm nhằm đảm bảo dinh dưỡng, sức khỏe bao trùm cho các bên, nhất là các đối tượng yếu thế. Đồng thời, đảm bảo yếu tố bình đẳng, không bỏ ai lại phía sau, cũng như đảm bảo công bằng cho các bên.

Hiện nay, các quốc gia đã đạt được nhiều kết quả tích cực, nhưng vẫn cần thêm những nỗ lực mới. Tuy nhiên, vẫn thiếu sự gắn kết giữa các ngành, khu vực khác nhau về y tế, giáo dục, làm giảm đi hiệu quả của nỗ lực chung. Các quốc gia cần gắn phát triển bền vững với xây dựng chính sách. Cùng đó, đảm bảo khả năng các vấn đề liên quan tới nông nghiệp như: giống, công nghệ, hỗ trợ tài chính.

Phó Thủ tướng cho biết, trong tháng 3 vừa qua, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống LTTP đến năm 2030 với mục tiêu trở thành quốc gia sản xuất và cung cấp thực phẩm minh bạch, trách nhiệm, bền vững mà Việt Nam cam kết tại hội nghị thượng đỉnh của LHQ về hệ thống LTTP năm 2021.

Nhân dịp này, Phó Thủ tướng bày tỏ cảm ơn chân thành và mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ dành cho Việt Nam từ các tổ chức LHQ, đặc biệt là Chương trình hệ thống LTTP bền vững, cộng đồng quốc tế, các nhà tài trợ, các cơ quan nghiên cứu, các tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp.

Nông nghiệp đối mặt 3 “biến” lớn

Chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam trong chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm (LTTP) tại phiên tọa đàm cấp Bộ trưởng của Hội nghị toàn cầu lần thứ 4 hệ thống lương thực thực phẩm bền vững với chủ đề "Cùng nhau chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm lành mạnh, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu trong bối cảnh khủng hoảng mới", ngày 24/4. Bộ trưởng Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan cho biết, Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ rất lớn trong giảm nghèo đã được Liên Hợp quốc và nhiều tổ chức quốc tế đánh giá rất cao.

Theo ông, Việt Nam là đất nước đang phát triển và có chỉ số giảm nghèo ấn tượng. Trong đó, vấn đề đảm bảo an ninh lương thực đã góp phần vào chỉ số giảm nghèo của Việt Nam.

Ngành nông nghiệp đã và đang tích cực thúc đẩy thu hút nguồn vốn đầu FDI.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, đứng trước những bất ổn của kinh tế và chuỗi cung ứng toàn cầu, nông nghiệp được xác định với vai trò trụ đỡ. Tuy nhiên, theo ông, đặc điểm của nông nghiệp Việt Nam vẫn sản xuất quy mô nhỏ, nông dân vẫn là người dễ bị "tổn thương" nhất đối với những bất ổn, cũng như biến động trong tiếp cận xu thế thương mại trên thế giới.

Nền nông nghiệp Việt Nam hiện đang đứng trước 3 "biến" rất lớn đó là: Biến đổi khí hậu, biến động thị trường và biến chuyển xu thế tiêu dùng. Điều này là những thách thức với Việt Nam.

Bên cạnh đó, do nhiều năm để đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu, đặc biệt là ngành hàng lúa gạo thì phương thức canh tác, thâm dụng tài nguyên là thách thức rất lớn, đánh đổi môi trường, đa dạng sinh học trong khi nhu cầu tiêu dùng trên thế giới khắt khe hơn, đảm bảo về chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc… là thách thức với Việt Nam.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng cho hay, tại Hội nghị COP26, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã cam kết đến năm 2050 đưa phát thải ròng bằng 0 và Việt Nam đang cam kết tham gia vào các sáng kiến về phát thải khí metan, tuyên bố Glasgow về rừng và sử dụng đất. Trong tất cả chiến lược của Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tiếp cận theo cam kết đó và ngành chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp đóng vai trò quan trọng.

Ông cho rằng, Việt Nam đã có những cam kết mạnh mẽ để tham gia hệ thống LTTP thích ứng thông minh, những tác động ngày càng nghiêm trọng, dịch bệnh toàn cầu làm sao để sử dụng tài nguyên bền vững hơn để thể hiện đa dạng nguồn sinh kế của nông dân. "Việt Nam xem việc chuyển đổi hệ thống LTTP có vai trò quan trọng trong nỗ lực đạt được mục tiêu phát triển bền vững".

Ngày 28/3/2023, Chính phủ Việt Nam đã ban hành "Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi Hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam đến năm 2030", với mục tiêu chuyển đổi hệ thống LTTP từ sản xuất, chế biến, phân phối đến tiêu dùng minh bạch, trách nhiệm và bền vững đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, nâng cao thu nhập, chất lượng sống của người dân, đảm bảo môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam và tham gia trách nhiệm với thế giới.

Ông Hoan nhấn mạnh, việc chuyển đổi hệ thống LTTP được xem là nhiệm vụ liên ngành với sự tham gia của cả hệ thống từ Trung ương đến địa phương, kể cả khu vực công và tư, tận dụng nguồn tài trợ từ các tổ chức quốc tế.

"Việt Nam chuyển đổi hệ thống LTTP gắn liền với nông nghiệp sinh thái, tích hợp đa giá trị, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường khả năng chống chịu trước các "cú sốc" lớn và góp phần nâng cao uy tín và sử dụng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam", Bộ trưởng chia sẻ.

Ông Hoan cho biết, để tiếp tục chuyển đổi hệ thống LTTP, Việt Nam đề ra các nhiệm vụ như: Rà soát, đánh giá hoàn thiện cơ chế, chính sách, quy chuẩn, tiêu chuẩn trong sản xuất, chế biến và tiêu dùng theo hướng minh bạch trách nhiệm, bền vững; Phát triển cung ứng đầu vào cho sản xuất; Phát triển nông nghiệp; Phát triển hệ thống chế biến và phân phối; Thúc đẩy hệ thống tiêu dùng...

Kết nối và đưa được các thương hiệu nông sản đặc sản của Việt Nam ra thế giới

Cũng trong sáng ngày 24/4, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đã tiếp song phương Bộ trưởng Nông nghiệp Thụy Sỹ, Ngài Christian Hofer đến thăm Việt Nam nhân dịp tổ chức Hội nghị toàn cầu lần thứ 4 Hệ thống lương thực thực phẩm bền vững - mạng lưới Một hành tinh.

Bộ trưởng Nông nghiệp Thụy Sỹ Ngài Christian Hofer và Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Việt Nam Lê Minh Hoan.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan đánh giá cao quan hệ kinh tế giữa hai nước đang phát triển tích cực, với kim ngạch thương mại song phương năm 2022 đạt khoảng 806 triệu USD (trong đó xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản năm 2022 đạt 55 triệu USD). Thụy Sỹ hiện là nhà đầu tư châu Âu lớn thứ 6 tại Việt Nam với tổng đầu tư khoảng 2 tỷ USD, tập trung vào các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, điện lực, chế biến nông sản. Tôi cho rằng hiện còn nhiều dư địa tăng cường hợp tác.

Tôi đề nghị phía Thụy Sỹ tạo điều kiện thuận lợi và ủng hộ các doanh nghiệp Thụy Sỹ đầu tư kinh doanh lâu dài tại Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực Thụy Sỹ có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu như chế biến nông sản, chế biến thực phẩm… Việt Nam sẵn sàng trở thành cầu nối để Thụy Sỹ tiếp cận và mở rộng thị trường tại khu vực ASEAN.

Việt Nam có lợi thế về sản xuất và xuất khẩu nông, lâm, thủy sản. Xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam hiện đứng thứ 15 trên thế giới, năm 2022 đạt 53,22 tỷ USD, tăng 9,3% so với năm 2021, thặng dư thương mại trên 8,5 tỷ USD. Việt Nam trở thành nguồn cung cho thị trường cà phê thế giới. Đồng thời, Việt Nam là thị trường đầy tiềm năng với gần 100 triệu dân, có mức tăng trưởng kinh tế ổn định 6 - 7%/năm. Việt Nam cũng là cửa ngõ cho thị trường Đông Nam Á với 650 triệu dân, với nền kinh tế phát triển rất năng động.

Việc Việt Nam đăng cai tổ chức “Hội nghị toàn cầu lần thứ 4 hệ thống lương thực thực phẩm bền vững - Mạng lưới Một hành tinh” lần này một lần nữa thể hiện rõ trách nhiệm và thương hiệu Nông nghiệp Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế là “Nhà cung cấp lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm, bền vững”.

Hơn 20 năm qua, hợp tác Việt Nam - Thụy Sỹ trong lĩnh vực nông nghiệp duy trì và phát triển tích cực. Chính phủ Thụy Sỹ đã dành cho ngành nông nghiệp Việt Nam (thông qua nhiều chương trình, dự án) triển khai đúng tiến độ, mục tiêu, sử dụng hiệu quả.

“Chương trình hợp tác của Việt Nam và Thụy Sỹ giai đoạn 2021 - 2024” (trị giá 70 triệu franc Thụy Sỹ, gần 76 triệu USD) với mục tiêu hỗ trợ Việt Nam đạt tăng trưởng bền vững và theo định hướng thị trường và đề nghị hai bên tiếp tục phối hợp triển khai các chương trình, dự án hỗ trợ cho ngành nông nghiệp, xây dựng chuỗi giá trị các mặt hàng nông sản đạt tiêu chuẩn cao tiếp cận với thị trường quốc tế, trước tiên là thị trường Thụy Sỹ.

Nhân cuộc tiếp xúc, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, ông vừa tiếp đón đoàn doanh nghiệp Việt kiều ở Thụy Sỹ, các doanh nghiệp này đề nghị thành lập “Trung tâm chứng nhận hữu cơ Việt Nam” để sự giao thương nông sản đến được Thụy Sỹ, từ đó lan tỏa sang các thị trường khác. Dự án hướng tới cung cấp dịch vụ đào tạo, kiểm tra và chứng nhận cho nông dân, nhà sản xuất thực phẩm, xây dựng nhân Bio tại Việt Nam và thúc đẩy thực hành nông nghiệp hữu cơ và bền vững tại Việt Nam. Bộ trưởng đề nghị Thụy Sỹ hỗ trợ, xúc tiến đẩy mạnh thành lập Trung tâm này.

Thứ hai, đề nghị Thụy Sỹ hỗ trợ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững, thích ứng giảm nhẹ biến đổi khí hậu, chống ngập mặn, quản lý tài nguyên nước hiệu quả. ĐBSCL là vùng sản xuất trọng điểm của Việt Nam với sản phẩm lúa gạo. Việt Nam tự tin tham gia thị trường lúa gạo và an ninh lương thực cũng từ vùng sản xuất trọng điểm này. Tuy nhiên, trong những năm qua, vấn đề biến đổi khí hậu đang xảy ra đặc biệt nghiêm trọng tại khu vực này.

Thứ ba, đề nghị Thụy Sỹ quan tâm xây dựng các chương trình hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam để đáp ứng các tiêu chuẩn mới đối với hàng xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam, tiếp cận với thị trường quốc tế, xây dựng phát triển chuỗi ngành hàng. Trong đó, có trung tâm chứng nhận nông sản hữu cơ Việt Nam.

Thứ tư, hỗ trợ cách tiếp cận liên kết chuỗi giá trị nông sản, hỗ trợ kỹ thuật cho các tổ chức doanh nghiệp tư, cơ sở sản xuất, hợp tác xã sản xuất giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp tư nhân nhằm đưa được các thương hiệu nông sản đặc sản của Việt Nam ra thế giới. Tăng cường kết nối doanh nghiệp và thúc đẩy đầu tư từ các doanh nghiệp Thụy Sỹ trong lĩnh vực nông nghiệp vào Việt Nam.

Bộ trưởng Thụy Sỹ tiếp nhận các đề nghị của Bộ trưởng Lê Minh Hoan và cho biết, những nội dung mà Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề cập đến là rất quan trọng, đặc biệt là các yêu cầu về nền nông nghiệp bền vững không chỉ sản xuất đủ về số lượng mà còn sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng. Việc thành lập trung tâm chứng nhận hữu cơ là cơ hội để quảng bá các sản phẩm nông sản có chất lượng từ đó tăng cường sự giao thương.

"Đối với những đề nghị của Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng là sự phù hợp với định hướng phát triển của Thụy Sỹ. Thụy Sỹ có nhiều dự án để hỗ trợ cho các doanh nghiệp. Một khi Việt Nam đảm bảo được an ninh đầu tư, các nhà đầu tư sẽ tự tin, tin tưởng vào đầu tư tại Việt Nam, thúc đẩy cho sự phát triển của nền nông nghiệp của hai bên.

Chúng tôi tin rằng sự hợp tác của 2 quốc gia là cơ hội tốt để thúc đẩy hợp tác với nhau để tìm ra các giải pháp có lợi nhất. Sự hợp tác này là hỗ trợ, bổ trợ cho nhau, không phải là sự cạnh tranh của hai nền nông nghiệp”, Bộ trưởng Nông nghiệp Thụy Sỹ cho biết./.

 

 

Thanh Tâm (t/h)

Nguồn tin: kinhtenongthon.vn

Nguồn: Sưu tầm

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1878
  • Hôm nay149,474
  • Tháng hiện tại1,609,726
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây