Hiện trạng, tiềm năng và lựa chọn các sản phẩm để phát triển thành sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện Tương Dương

Thứ ba - 30/08/2022 21:38 0
Tương Dương là huyện có điều kiện đất đai, thổ nhưỡng và khí hậu thích hợp cho nhiều loại cây trồng, vật nuôi khác nhau. Hiện nay trên địa bàn huyện có nhiều sản phẩm mang tính đặc trưng của huyện như: Nghệ đỏ, gừng, Chanh leo, Cà Chua múi, Xoài Tương Dương, Cà ngọt, bò giàng, Lạp sường, kẻo cà, rượu siêu, rượu nếp cẩm, cá lồng,…; Tuy nhiên các sản phẩm sản xuất ra, giá cả không ổn định, do các sản phẩm sản xuất ra chưa có nhãn mác, bảo hộ sản phẩm. Vậy vấn đề đặt ra là chúng ta phải tìm cách để nâng cao giá trị sản phẩm, từ đó mở rộng quy mô sản xuất,  tạo việc làm ổn định cho người dân nông thôn, các hộ nghèo nâng cao được thu nhập một cách bền vững và ổn định lâu dài góp phần xây dựng nông thôn ngày càng khởi sắc hơn.

Chương trình OCOP là hướng đi mới, phù hợp nhằm khuyến khích, hỗ trợ các đối tượng sản xuất, kinh doanh quy mô nhỏ và vừa ở nông thôn khai thác tiềm năng về đất đai, lợi thế so sánh, phát huy vai trò của cộng đồng, giá trị truyền thống để thúc đẩy tổ chức sản xuất, mở rộng thị trường, nâng cao giá trị cho sản phẩm, góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình và kinh tế nông thôn. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp sáng tạo, hình thành các diễn đàn kết nối cung - cầu, nâng cao các giá trị văn hóa của các đồng bào dân tộc. Ngoài ra, Chương trình OCOP còn có ý nghĩa giải quyết nhiều vấn đề quan trọng ở khu vực nông thôn như: Giảm nghèo, giải quyết việc làm, an sinh xã hội, môi trường, phát huy trí tuệ sáng tạo của người dân và hình thành các tổ chức liên kết kinh tế cộng đồng bền vững.
Trong năm 2020 Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm cấp tỉnh đã tổ chức hội nghị đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP năm 2020, kết quả đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP của 04 sản phẩm, có 02 sản phẩm đạt 3 sao Bò Giang Tương Dương, Tinh bột nghệ đỏ (tuy nhiên do chủ thể của sản phẩm tinh bột nghệ đỏ không đúng với chủ thể quy định, nên UBND tỉnh đã hủy kết quả của sản phẩm này).
Năm 2021, huyện đã xây dựng 6 sản phẩm đạt 3 sao bao gồm, thanh long ruột đỏ Tương Dương của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Bãi Sở xã Tam Quang. Quy mô sản xuất 7 ha, sản lượng 60 tấn, doanh thu 900 triệu đồng. Cà chua múi Tương Dương của THT sản xuất rau bản Phòng, TT Thạch Giám với quy mô sản xuất 1,7ha, sản lượng 25,5 tấn, doanh thu 510 triệu đồng. Cà ngọt Khe Ngậu của Tổ hợp tác sản xuất và chế biến cà ngọt bản Khe Ngậu, xã Xá Lượng. Quy mô sản xuất 10 ha, sản lượng 80 tấn, doanh thu 800 triệu đồng. Rượu nếp cẩm Tương Dương của THT sản xuất, kinh doanh, chế biến SP sạch Hà Phương - TT Thạch Giám với doanh thu năm 2021 là 610 triệu đồng. Lạp Xưởng Tương Dương của HTX sản xuất và kinh doanh Bò Giàng Thảo Hảo, thị trấn Thạch Giám. Măng khô tương Dương của Tổ hợp tác sản xuất, chế biến và kinh doanh nông sản bản Phồng- xã Tam Hợp. Thực hiện các nhiệm vụ khác gồm, củng cố 2 HTX, thành lập 4 tổ hợp tác tham gia chương trình OCOP. Tập huấn kiến thức chuyên môn quản lý sản xuất, kinh doanh cho cán bộ quản lý nhà nước cấp huyện, xã và các chủ thể thực hiện Chương trình OCOP (11 cán bộ cấp huyện, 15 cán bộ phụ trách OCOP cấp xã, 17 chủ thể HTX, THT.

Đến nay trên địa bàn huyện có 21 HTX, 266 thành viên. Trong đó, có 20 HTX nông nghiệp, có 7/17 xã, thị trấn có HTX. Đã tạo được mối quan hệ liên kết trong sản xuất nông nghiệp, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho một bộ phận nông dân tham gia vào HTX. Các HTX trên địa bàn huyện có quy mô nhỏ nên các HTX sản xuất kinh doanh từ nguồn vốn tự đóng góp nên ít có nợ đọng trong suốt quá trình hoạt động
Kết quả thực hiện chính sách ưu đãi HTX gồm, chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực: Trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTX, Liên minh HTX cùng với các sở, ngành tổ chức các lớp đạo tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho tổ chức được 4 lớp tập huấn, với 210 người tham gia. Qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng và đào tạo về chuyên môn và nghiệp vụ, trình độ của cán bộ HTX được cải thiện, bước đầu hỗ trợ có hiệu quả cho việc tổ chức, quản lý và kinh doanh của HTX. Chính sách cho thuê đất sản xuất: Tạo điều kiện để HTX thuê đất sản xuất miễn thuế: HTX Na Tổng thuê 3 ha đất để sản xuất rau sạch; HTX Phúc Linh thể 7 ha để trồng rừng và chăn nuôi; HTX Nông nghiệp Văng Môn 5 ha đất để trồng rừng và chăn nuôi; … Các HTX thuê đất được miễn thuế.  Chính sách liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của HTX với doanh nghiệp: MH liên kết sản xuất nghệ đỏ giữa người dân và tổng đội TNXP9 Tam Hợp, người dân trồng Gừng với HTX Hương Sơn huyện Kỳ Sơn, người trồng sắn với Nhà máy chế biến tinh bột sắn Hoa Sơn huyện Anh Sơn.
Tình hình hoạt động của các chủ cơ sở trước và sau khi có sản phẩm OCOP đạt 3 sao nhìn chung phần lớn cơ sở sản xuất sau khi có sản phẩm OCOP đạt 3 sao đều tăng về quy mô về diện tích, số lượng, chất lượng sản phẩm, số lượng sản phẩm được bán ra thị trường. Về quảng bá, xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm, UBND huyện đã phối hợp với Hội Nông dân huyện chỉ đạo các xã, thị trấn rà soát tổ chức triển khai thu thập và cập nhật thông tin, xác định số hộ, cơ sở sản xuất NN, các sản phẩm tiềm năng, sản phẩm đã đạt OCOP 3 sao ký thỏa thuận hợp tác với Bưu điện Tương Dương đưa các sản phẩm này lên sàn Postmart.vn/Agri-postmart.vn. Đồng thời đăng ký qua Sở Công thương đưa các sản phẩm OCOP lên sàn giao dịch điển tử của tỉnh.
Điển hình một số chủ thể đã chủ động tham gia các hội chợ ở các tỉnh như: Hợp tác xã sản xuất và KD Bò giàng Thảo, Tổ hợp tác sản xuất, kinh doanh, chế biến SP sạch Hà Phương đã được tham gia 04 hội chợ xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm tại Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Sầm sơn Thanh Hóa, Quảng Ninh, TP Vinh Nghệ An. Hiện tại đã có 01 sản phẩm (Bò giàng) đã được Siêu thị BigC ký hợp đồng thỏa thuận tiêu thụ sản phẩm.
Trong giai đoạn 2020-2021 UBND huyện đã trích nguồn NTM hỗ trợ thực hiện năm 2020, nguồn ngân sách huyện hỗ trợ năm 2021 (ttongr kinh phí 558,115 triệu đồng) để hỗ trợ xây dựng hồ sơ, hỗ trợ thiết kế logo, tem nhãn mác, đăng ký nhãn hiệu ở Cục sở hữu trí tuệ, hỗ trợ xây dựng hồ sơ tham gia đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP,..).
Như vậy, thông qua chương trình OCOP đã giúp một số cơ sở đã đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, cơ sở sản xuất, mua trang thiết bị máy móc, cụ thể như HTX sản xuất và KD bò giàng Thảo Hảo, Tổ hợp tác sản xuất, kinh doanh, chế biến SP sạch Hà Phương - TT Thạch Giám , THT sản xuất, chế biến và kinh doanh nông sản bản Phồng xã Tam Hợp. Một số sản phẩm đặc trưng như Bò Giàng, Lạp Xưởng, Cà ngọt,... đã được  nhiều người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh biết đến. Được một số nhà hàng, siêu thị BigC ký kết tiêu thụ sản phẩm. Doanh thu của sản phẩm OCOP đã đạt 3 sao  như:  Bò giàng, lạp Xưởng, Rượu nếp cẩm, Cà chua múi, măng khô, thanh long ruột đỏ, Cà ngọt cơ bản tăng so với trước lúc sản phẩm chưa được công nhận sản phẩm OCOP đạt 3 sao, bình quân tăng từ 15-50%/năm
Hiện trên địa bàn huyện có 23 sản phẩm tiềm năng và lựa chọn để phát triển các sản phẩm OCOP. Năm 2022 dự kiến xây dựng 08 sản phẩm OCOP, cụ thể: Gà đen Tương Dương (Tam Hợp), Nếp cẩm Tương Dương (Yên Na), Rượu siêu (Tam Đình),  Cơm rượu  nếp cẩm lên men (TT Thạch Giám), Bí Xanh (Lưu Kiền), Măng Chua (Xá lượng), Me ngào Tam Thái; Du lich cộng đồng Khe Cớ (Tam Đình). Hiện tại đang hướng dẫn các chủ cơ sở xây dựng hồ sơ, cũng cố cơ sở sản xuất, thành lập HTX, Tổ hợp tác để tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2022.
  Thời gian tới, huyện mong tỉnh tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn, các chuyến tham quan học hỏi kinh nghiệm thực hiện chương trình cho cán bộ phụ trách, tổ chuyên sâu cấp huyện, các chủ cơ sở, các hộ dân có nhu cầu; Tổ chức các cuộc hội chợ xúc tiến thương mại trong tỉnh, hỗ trợ cho các chủ thể tham gia hội chợ trong và ngoại tỉnh. Đồng thời, đề nghị điều chỉnh, bổ sung hỗ trợ các hạng mục trong Nghị quyết 25/2021/NQ-HĐND (Đưa thêm các hạng mục: Hỗ trợ giống; vật tư, dụng cụ phục vụ sản xuất, vật tư xây dựng cơ sở sản xuất,..)
Nguyễn Quốc Lý

Nguồn: Sưu tầm

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập984
  • Hôm nay65,507
  • Tháng hiện tại676,383
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây