Hiệu quả mô hình nuôi lợn rừng từ nguồn vốn hỗ trợ nông dân

Thứ hai - 28/02/2022 21:26 0
 Xã Giang Sơn Tây cách trung tâm huyện 15km về phía Tây Nam của huyện Đô Lương. Tại đây, các mô hình kinh tế dược hình thành, trồng cây lâm nghiệp, làm nông sản có chất lượng thương hiệu như mía, cam, bưởi, ổi, chăn nuôi gia súc gia cầm. Có 645 hộ sản xuất nông, lâm, thủy sản; 167 hộ sản xuất kinh doanh, ngành nghề cá thể; 07 trang trại, 20 gia trại chăn nuôi tổng hợp, có mô hình trồng bưởi da xanh, cam bù Hương Sơn; cam Quỳ Hợp… Điển hình của mô hình thành công mang lại hiệu quả kinh tế cao là mô hình nuôi lợn rừng của ông Lê Trọng Thành ở xã Giang Sơn Tây, huyện Đô Lương.


Nhận thấy thị trường thịt lợn rừng lai đang được ưa chuộng, đầu năm 2021, ông Thành quyết định chọn mô hình nuôi lợn rừng, với mong muốn tạo ra hướng đi mới cho việc phát triển kinh tế của gia đình. Với nguồn đầu tư xây chuồng và mua 10 con lợn rừng giống về nuôi thử nghiệm. Vừa làm vừa học hỏi kinh nghiệm từ báo đài và những người đi trước, sau gần 10 tháng thả nuôi tlợn hướng an toàn hữu cơ, lứa lợn rừng đầu tay đã được xuất chuồng. Sau khi trừ mọi khoản chi phí con giống, thức ăn, công chăm sóc gia đình ông thu lãi vài chục triệu đồng. Tlợn ông Thành, mô hình này rất phù hợp với những hộ nghèo, cận nghèo vì chi phí đầu tư thấp, ít rủi ro. Việc nuôi lợn rừng không khó mà ngược lại chúng còn có khả năng chống chọi với thời tiết tốt hơn các giống lợn thịt mà người dân đang nuôi phổ biến tại địa phương. Vốn là động vật hoang dã ăn tạp, nên mình có thể tận dụng nhiều nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương như các loại lá khoai, lá môn, cây chuối, lục bình, cám, hèm rượu...  Việc nuôi lợn thịt tlợn hướng truyền thống trước nay khá lo lắng vì giá cả thị trường thiếu ổn định, chi phí đầu tư cao, thì gia đình ông lại an tâm hơn vì nuôi lợn rừng chi phí nuôi thấp, khi bán ra thị trường dễ tiêu thụ hơn. Thời gian nuôi lợn rừng từ 7 - 9 tháng là có thể xuất bán với trọng lượng mỗi con khoảng 20 kg, mỗi kg có giá 150.000 đồng, còn đối với lợn giống mỗi kg 250.000 đồng.

Đầu năm 2022, ông Thành có mong muốn mở rộng quy mô đàn lợn nhưng thiếu vốn, Trung tâm Hỗ trợ nông dân và Giáo dục nghề nghiệp Hội Nông dân tỉnh Nghệ An đã tổ chức khảo sát và quyết định hỗ trợ mô hình nuôi lợn rừng của ông Thành.
Với nguồn giống chuẩn và được nuôi với cách chăn thả tự nhiên, trong quá trình nuôi không sử dụng thuốc tăng trưởng, chất lượng thịt lợn rừng của gia đình ông Thành đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng, nên được nhiều khách hàng ưa chuộng. Nay có thêm nguồn vốn hỗ trợ từ Trung tâm Hỗ trợ nông dân và Giáo dục nghề nghiệp Hội Nông dân tỉnh Nghệ, ông Thành sẽ mở rộng quy mô, chú trọng kỹ thuật và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm phát huy hiệu quả mô hình, đồng thời giúp đỡ bà con có mong muốn theo đuổi mô hình này./.
Minh Hùng

Nguồn: Sưu tầm

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1398
  • Hôm nay71,510
  • Tháng hiện tại1,024,510
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây