Nghiên cứu một số kỹ thuật mới trong vi nhân giống và chọn tạo giống lan Hài (Paphiopedilum spp.)

Thứ năm - 23/09/2021 22:16 0

Lan Hài (Paphiopedilum spp.) là loài cây trồng giá trị cao với quần thể tự nhiên đang bị đe dọa tuyệt chủng bởi việc khai thác quá mức, mất môi trường sống phù hợp. Tuy nhiên, những thành công trong nuôi cấy lan Hài vẫn còn hạn chế. Do đó, cần thiết phải tìm ra những giải pháp thích hợp để nâng cao kỹ thuật nuôi cấy các loài này.

Nhằm tạo ra một số kỹ thuật nhân giống mới trên đối tượng cây lan Hài; thu được một số cá thể lai từ các phương pháp lai truyền thống; và tạo một số cá thể lan Hài mới bằng phương pháp gây đột biến (hóa chất, chiếu xạ), nhóm đề tài do GS.TS. Dương Tấn Nhựt và các cộng sự Phòng Sinh học Phân tử và chọn tạo Giống cây trồng (Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên) chủ nhiệm đã tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số kỹ thuật mới trong vi nhân giống và chọn tạo giống lan Hài (Paphiopedilum spp.)”, Mã số: 106-NN.01-2015.02 với các nội dung nghiên cứu như sau:

- Nghiên cứu một số kỹ thuật mới và hệ thống nuôi cấy mới ảnh hưởng lên khả năng tái sinh chồi trực tiếp và chồi bất định của cây lan Hài trên những môi trường nuôi cấy thích hợp.

- Ảnh hưởng của một số giống lan Hài đặc hữu của Việt Nam đến hiệu quả lai và khả năng nhân nhanh các dòng lan Hài lai.

- Ứng dụng khả năng đa bội hóa trong chọn tạo giống lan Hài và các kỹ thuật sinh học phân tử, flow cytometry để kiểm tra và đánh giá các con lai và các dòng đột biến so với các dòng bố mẹ ban đầu.

Sau một thời gian thực hiện (từ 05/2016 – 07/2019), đề tài đã thu được một số kết quả như sau:

- Đã nghiên cứu nhân giống các loài lan Hài thông qua nuôi cấy biocreator

- Đã nghiên cứu nhân giống các loài lan Hài thông qua cảm ứng tạo mô sẹo

- Đã nghiên cứu khả năng đa bội hóa trong chọn lọc giống lan Hài

- Đã nghiên cứu khả năng đột biến bằng phương pháp chiếu xạ trên các giống lan Hài

- Đã kiểm tra các dòng lai và các dòng đột biến của các giống lan Hài bằng kỹ thuật sinh học phân tử

Hướng nghiên cứu của Đề tài là một cách tiếp cận mới về nghiên cứu kỹ thuật nuôi cấy mô thực vật nhằm nhân giống vô tính của các loài này một cách hiệu quả. Trong đề tài này, kỹ thuật gây vết thương, kéo dài thân in vitro và ex vitro, kỹ thuật nuôi cấy lớp mỏng tế bào, nuôi cấy thoáng khí, nuôi cấy bioreactor và tạo callus được ứng dụng có hiệu quả trong nuôi cấy in vitro loài lan này với hệ số nhân cao. Tạo thể đa bội và lai giữa các loài lan Hài cũng được thử nghiệm như là những công cụ nhân giống để thu nhận nguồn nguyên liệu cho các mục đích thương mại.

Ngày 14/09/2019, Hội đồng Nghiệm thu Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) đã đánh giá kết quả thực hiện cho thấy đề tài đã hoàn thành các nội dung đăng ký

Kết quả đề tài đã được công bố trên các tạp chí Scientia Horticulturae  Hortscience và tạp chí Công nghệ sinh học.

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 16580/2019) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.

P.T.T (NASATI)

Nguồn: Sưu tầm

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2502
  • Hôm nay132,763
  • Tháng hiện tại923,679
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây