Nghiên cứu sự đa dạng loài và quan hệ phát sinh giữa các giống của động vật chân kép họ Paradoxosomatidae (Diplopoda, Polydesmida) ở Việt Nam

Chủ nhật - 25/07/2021 22:59 0

Từ năm 2016 đến 2019, TS. Nguyễn Đức Anh cùng các cộng sự tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sự đa dạng loài và quan hệ phát sinh giữa các giống của động vật chân kép họ Paradoxosomatidae (Diplopoda, Polydesmida) ở Việt Nam”. Mục tiêu của đề tài là làm rõ mức độ đa dạng loài và đánh giá mối quan hệ phát sinh của các giống động vật chân kép trong họ Paradoxosomatidae ở Việt Nam bằng các dẫn liệu hình thái và phân tử.

Đề tài có mục tiêu làm rõ mức độ đa dạng loài và đánh giá mối quan hệ phát sinh của các giống động vật chân kép trong họ Paradoxosomatidae ở Việt Nam bằng các dẫn liệu hình thái và phân tử.

Đề tài đã tiến hành khảo sát điều tra và thu thập mẫu vật Thực hiện khảo sát thu mẫu tại các tỉnh Lào Cai (70 mẫu vật), Thái Nguyên (190 mẫu vật), Sóc Trăng (140 mẫu vật). Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng thực hiện các chuyến khảo sát ngắn khác tại các địa điểm Vườn Quốc gia (VGQ) Pia Đén - Pia Oắc (Cao Bằng), Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Mường Nhé (Điện Biên), Khu BTTN Xuân Nha (Sơn La), Khu BTTN Tà Xùa (Sơn La), Khu BTTN Chạm Chu (Tuyên Quang), Khu BTTN Kỳ Sơn (Nghệ An), VQG Bạch Mã (Thừa Thiên Huế), đảo Lại Sơn (Kiên Giang)... Kết quả đã thu thập được 250 mẫu động vật chân kép. Sau đó, họ đã triển khai phân tích mẫu vật và giải trình tự gen.

Đánh giá sự đa dạng của họ chân kép Paradoxosomatidae ở Việt Nam Enghoff et al. (2004) cho thấy ở Việt Nam có 53 loài chân kép họ Paradoxosomatidae. Số lượng loài tăng lên đến 78 loài trong công trình nghiên cứu của Nguyen (2013) và lên đến 93 loài thuộc 30 giống trong nghiên cứu này. Trong số đó, có 7 loài mới được mô tả, bao gồm Streptogonopus montanus, Enghoffosoma triangulare, Enghoffosoma retrorsum, Enghoffosoma digitatum, Vietnamorpha pumatensis, Antheromorpha pumatensis và Nesorthormorpha montana. Các tộc Paradoxosomatini, Xanthodesmini cũng được ghi nhận lần đầu tiên ở Việt Nam, với sự xuất hiện của giống Enghoffosoma và Streptogonopus. Các loài chân kép họ Paradoxosomatidae ở Việt Nam chủ yếu thuộc 2 tộc Orthomorphini (29 loài) và Sulciferini (30 loài). Đây cũng là hai tộc có số lượng loài lớn nhất trong họ chân kép này (155 và 146 loài tương ứng). Các tộc khác chiếm số lượng loài rất nhỏ.

Trong số 30 giống ghi nhận được ở Việt Nam, Tylopus chiếm số loài lớn nhất (18 loài), tiếp theo là Hylomus (13 loài) và Orthomorpha (9 loài). Ba giống Nesorthomorpha, Streptogonopus và Enghoffosoma cũng được ghi nhận lần đầu tiên ở Việt Nam. Đồng thời, một số giống chân kép được biết như là giống đơn loài, cũng đã phát hiện được những loài khác cùng giống, ví dụ Vietnamorpha, Annamorpha. Như vậy, các giống đơn loài khác như Chapanella, Leiozonius, Pseudosundanina, Sapamorpha, and Simplogonomorpha vẫn chưa phát hiện được các loài khác cùng giống.

Đặc điểm khu hệ chân kép họ Paradoxosomatidae ở Việt Nam được thể hiện với yếu tố Đông Phương, bao gồm 3 khu vực địa động vật: Đông Á, Đông Nam Á (phần lục địa) và khu vực Sunda. Khu vực Đông Á có đại diện là các loài thuộc tộc Nedyopodini (giống Nedyopus) và Chamberlinini (hai giống Simplogonomorpha và Chamberlinius). Hai tộc Sundaninini (các giống Sundaninella và Sundanina) và Tectoporini (các giống Helicorthomorpha, Leiozonius) đại diện của khu vực Sunda. Khu vực lục địa Đông Nam Á chiếm vai trò chủ đạo với các tộc Alogolykini, Orthomorphini, Sulciferini, and Tonkinosomatini.

Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng bổ sung yếu tố Etiopia cho khu hệ Việt Nam với sự ghi nhận của giống Streptogonopus ở Việt Nam, yếu tố Palearctic với sự có mặt của giống Enghoffosoma.

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 16246/2019) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia.

N.P.D (NASATI)

Nguồn: Sưu tầm

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay299,356
  • Tháng hiện tại2,269,539
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây