Ra mắt mô hình tổ hợp tác sản xuất và tiêu thụ hương trầm

Thứ hai - 30/05/2022 21:21 0
Vừa qua, ngày 23/5, tại thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu tổ hợp tác sản xuất và tiêu thụ hương trầm đã được ra mắt. Hiện nay trên địa bàn thị trấn có 40 cơ sở sản xuất và kinh doanh hương trầm, trong đó có 10 cơ sở sản xuất lớn, tập trung chủ yếu ở khối 1 và khối 2. Năm nay, làng nghề hương trầm ở thị trấn sản xuất được 40 triệu que hương các loại, doanh thu đạt khoảng 18 tỷ đồng. Không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao và công việc cho người lao động, nghề làm hương trầm ở Quỳ Châu còn là cơ hội để địa phương quảng bá hình ảnh lịch sử, văn hóa và con người.

Nhằm liên kết những người dân có hoạt động sản xuất, chế biến nhỏ lẻ, vốn ít, dễ bị thiệt thòi khi tham gia thị trường, cùng thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao năng lực trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hương trầm, tăng khả năng tiếp cận, mở rộng thị trường. Đồng thời, phát huy tính sáng tạo, nội lực của thành viên nhằm bảo đảm mô hình hoạt động có hiệu quả và có tính bền vững. Ngày 23/5, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Quỳ Châu phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ thị trấn Tân Lạc tổ chức Lễ ra mắt Tổ hợp tác sản xuất và tiêu thụ hương trầm tại thị trấn Tân Lạc.
Tổ hợp tác sản xuất và tiêu thụ hương trầm tại thị trấn Tân Lạc được thành lập gồm 20 thành viên là các hộ gia đình hội viên hội phụ nữ khối 3 và khối 1, thị trấn Tân Lạc. Các hội viên đều là các hộ gia đình trực tiếp sản xuất hương trầm có nhu cầu, nguyện vọng liên kết với nhau cùng xây dựng một mô hình đặc thù.
a1
Tại lễ ra mắt Tổ hợp tác sản xuất và tiêu thụ hương trầm tại thị trấn Tân Lạc, các thành viên đã bầu bà Hoàng Thúy Vân ở Khối 3, thị trấn Tân Lạc làm Tổ trưởng và thống nhất hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện, tự quản kết hợp với nguyên tắc tập trung dân chủ.
Để làng nghề hương trầm phát triển bền vững, bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng và phát triển thương hiệu, một trong những giải pháp lâu dài cho nghề sản xuất hương trầm Quỳ Châu là phải chủ động được đầu vào bằng quy hoạch và phát triển được vùng nguyên liệu ổn định, nhất là cây rễ hương và các nguyên liệu phụ khác. Việc thành lập mô hình tổ hợp tác sản xuất và tiêu thụ hương trầm sẽ giúp liên kết những người dân có hoạt động sản xuất, chế biến nhỏ lẻ, vốn ít, dễ bị thiệt thòi khi tham gia thị trường, cùng thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao năng lực trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hương trầm, tăng khả năng tiếp cận, mở rộng thị trường và phát huy tính sáng tạo, nội lực của thành viên nhằm bảo đảm mô hình hoạt động có hiệu quả và có tính bền vững.
 

Lê Ngọc

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1833
  • Hôm nay51,420
  • Tháng hiện tại1,412,870
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây