Hội thảo khoa học “Luận cứ phát triển kinh tế vùng Tây Nam Nghệ An”

Thứ ba - 31/10/2023 05:21 0

Về phía tỉnh Nghệ An có ông Võ Văn Dũng - UVBCH Đảng bộ tỉnh, Phó trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; ông Nguyễn Quý Linh - Giám đốc Sở Khoa học và công nghệ; Đại diện các sở, ban ngành, UBMTTQ tỉnh; Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh; Bộ đội Biên phòng tỉnh; Công an tỉnh, Đại diện Trường Chính trị tỉnh; Đại diện trường Đại học Vinh; Đại học Kinh tế; Viện KHKT nông nghiệp Bắc Trung bộ; Đại diện VCCI chi nhánh Nghệ An; Liên hiệp các Hội khoa học Kỹ thuật Nghệ An; Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh; Lãnh đạo các huyện vùng Tây Nam; Hiệp hội DN tỉnh, các Hội Doanh nghiệp địa bàn tỉnh; Cùng các nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong và ngoài tỉnh.


Toàn cảnh hội thảo

Đồng chủ trì hội thảo: PGS. TS Trần Đình Thiên - Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam; TS. Lê Văn Hùng - Phó Viện trưởng, phụ trách Viện Nghiên cứu phát triển bền vững vùng; Nguyễn Quý Linh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ.

TS. Lê Xuân Sang - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam tham luận tại hội thảo
Vùng Tây Nam gồm 5 huyện Thanh Chương, Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương và Kỳ Sơn, là địa bàn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị và quốc phòng an ninh của tỉnh, có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế vùng, liên kết vùng. Diện tích vùng khoảng 837.741ha (8.377 km2) chiếm 50,7% diện tích của cả tỉnh, chiếm 60,9% diện tích các huyện miền Tây. Dân số vùng 602.680 người chiếm khoảng 17,9% dân số tỉnh, khoảng 48,7% dân số miền Tây; và đều nằm trong Khu dự trữ sinh quyển thế giới miền Tây Nghệ An được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) chính thức công nhận vào ngày 18/9/2007 và là khu dự trữ sinh quyển lớn nhất khu vực Đông Nam Á.

ThS. Trần Quốc Thành - Nguyên Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An tham luận tại hội thảo

Cùng với đó là sự đa dạng văn hóa của các dân tộc thiểu số với nguồn tri thức bản địa phong phú tạo nên sự đa dạng văn hóa rất độc đáo; vùng có nhiều sản phẩm đặc sản và các loại dược liệu đặc hữu và có 4 cửa khẩu. Với những tiềm năng đó vùng có điều kiện phát triển kinh tế rừng, phát triển du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, khám phá cảnh quan gắn với trải nghiệm văn hóa cộng đồng các dân tộc; có lợi thế phát triển sản xuất sản phẩm đặc sản và các loại nguồn gen đặc hữu và phát triển kinh tế cửa khẩu.

ThS Vi Thị Thắm - Giám đốc Trung tâm Điều phối Du lịch miền Tây Nghệ An tham luận tại hội thảo
 
 

Tuy nhiên, phát triển vùng kinh tế trọng điểm/động lực và liên kết vùng hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập từ công tác quy hoạch; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, hoàn thiện cơ chế chính sách và thực hiện liên kết nội vùng cũng như liên vùng.
Tại hội thảo, các nhà khoa học đã cung cấp cơ sở lý luận về phát triển kinh tế vùng và liên kết phát triển vùng. Kinh nghiệm phát triển kinh tế vùng và gợi ý đối với vùng Tây Nam gắn với vùng lân cận và với nước bạn Lào.

Ông Trần Anh Sơn - Chủ tịch Hội doanh nghiệp tiêu biểu thảo luận tại hội thảo
 

Các ý kiến cũng đã đánh giá thực trạng, tiềm năng, cơ hội và thách thức phát triển kinh tế vùng Tây Nam Nghệ An: Nhận diện các tiềm năng, cơ hội và thách thức đối với phát triển kinh tế vùng và liên kết vùng; Những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế, liên kết vùng trên các lĩnh vực: Phát triển kinh tế cửa khẩu - Phát triển dược liệu, các nguồn gen quý - Phát triển kinh tế rừng - Phát triển du lịch - Đa dạng sinh học - Khai thác phát triển các tri thức bản địa đồng bào dân tộc… Đồng thời đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế vùng Tây Nam theo hướng bền vững như định hướng các lĩnh vực và ngành ưu tiên phát triển dựa trên lợi thế, tiềm năng và cơ hội liên kết phát triển vùng; thu hút đầu tư; cơ chế, chính sách và cơ chế phối hợp...
Thảo luận tại Hội thảo, đại diện một số địa phương và doanh nghiệp đã phản biện một số ý kiến xoay quanh các đề xuất của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu để chính quyền địa phương có cơ sở ban hành chủ trương phát triển vùng Tây Nam Nghệ An.


Ông Nguyễn Quý Linh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ kết luận tại hội thảo

           Tiếp thu các nội dung tại Hội thảo, ông Nguyễn Quý Linh - Giám đốc Sở Khoa học và công nghệ đánh giá cao ý kiến đóng góp trách nhiệm, trí tuệ của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà quản lý và các đại biểu về tham dự hội thảo. Đồng thời, nghiên cứu, tiếp thu một số nội dung: về những lợi thế và khó khăn thách thứ ctrong phát triển kinh tế vùng Tây Nam; Các giải pháp để phát triển kinh tế vùng Tây Nam như: Cơ chế chính sách, quy hoạch và liên kết vùng Tây Nam, Tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng, Phát triển một số lĩnh vực lợi thế vùng: kinh tế rừng, dược liệu, Phát triển du lịch, Phát triển kinh tế cửa khẩu, Ứng dụng KH&CN xây dựng các sản phẩm đặc sản của địa phương thành hàng hóa; Chú trọng công tác Đào tạo nguồn nhân lực; Thu hút đầu tư, doanh nghiệp; Mở rộng hợp tác quốc tế và an ninh, quốc phòng vùng biên giới.


Nguồn tin: khxhnvnghean.gov.vn

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây