Ứng dụng KHCN và truy xuất nguồn gốc trong phát triển sản phẩm chủ lực, đặc sản Nghệ An

Thứ bảy - 29/01/2022 21:51 0
Gần đây ngành nông nghiệp Việt Nam đã bắt đầu quan tâm hơn đến nhiều các giải pháp chuyển đổi số và ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực. Trong trồng trọt, công nghệ IoT, Big Data bắt đầu được ứng dụng thông qua các sản phẩm công nghệ số như phần mềm cho phép phân tích các dữ liệu về môi trường, đất đai, lọai cây và giai đoạn sinh trưởng của cây, người tiêu dùng có thể truy xuất và theo dõi các thông số này theo thời gian thực...
Trong chăn nuôi, công nghệ IoT, blockchain, công nghệ sinh học được áp dụng rộng rãi. Ngành chăn nuôi bò sữa ứng dụng công nghệ số nhiều nhất, với mô hình nổi bật là các trang trại hiện đại của TH True Milk và Vinamilk.
Trong lâm nghiệp, ứng dụng công nghệ DND mã vạch trong quản lý giống lâm nghiệp và lâm sản; công nghệ GIS và ảnh viễn thảm để xây dựng các phần mềm phát hiện sớm và cảnh báo cháy rừng từ ảnh vệ tinh, phần mềm giám sát và phát hiện sớm mất rừng, suy thoái rừng... Ngành thủy sản cũng chuyển đổi số mạnh mẽ như việc sử dụng thiết bị dò cá sử dụng sóng siêu âm, máy đo dòng chảy, điện thoại vệ tinh; máy thu lưới vây; hệ thống thu-thả lưới chụp, công nghệ GIS và hệ thống định vị toàn cầu GPS giúp quản lý đội tàu khai thác hải sản xa bờ... Công nghệ trí tuệ nhân tạo đã được sử dụng trong nuôi tôm nhằm phân tích các dữ liệu về chất lượng nước, quản lý thức ăn và sức khỏe của tôm nuôi. Công nghệ tự động hóa đã được áp dụng khá rộng rãi trong khâu chế biến thủy sản từ phân loại, hấp, đóng gói, dây chuyền sản xuất,... giúp giảm chi phí sản xuất, bảo đảm chất lượng sản phẩm thủy sản.

Tuy nhiên, thực tế thời gian qua, nhiều doanh nghiệp, cá nhân đã ứng dụng chuyển đổi số và đã thu hái được thành công; tạo ra các nông sản chất lượng cao, giá thành hạ, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm... Việc ứng dụng công nghệ tiên tiến đã làm “thay da đổi thịt” nông nghiệp; sử dụng công nghệ Internet of Things (IoT) và trí tuệ nhân tạo (AI) đang đơn giản hóa và hợp lý hóa việc thu thập, kiểm tra và phân phổi tổng thể tài nguyên nông nghiệp bằng các cảm biến và hệ thống quản trị dữ liệu  Big Data. Ứng dụng robot trong nông nghiệp có thể cải thiện hiệu quả và dẫn đến năng suất cao hơn và nhanh hơn. Thiết bị bay không ngưới lái (UAV) được sử dụng để phun trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật có thể làm giảm đáng kể việc sử dụng hóa chất nông nghiệp...
Tuy nhiên, việc chuyển đổi số trong nông nghiệp cũng còn những khó khăn: hạ tầng chính sách mặc dù đang hoàn thiện nhưng tiến độ quá chậm, ảnh hưởng đến mục tiêu thu hút đầu tư, công nghệ và ưu thế cạnh tranh cho nông nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế; tư duy số hóa của nhóm ra quyết định còn nhiều hạn chế; cơ sở hạ tầng cho phát triển, ứng dụng các công nghệ mới chưa đồng bộ, két cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn chưa đáp ứng yêu cầu hiện đại nông nghiệp; trình độ cơ giới hóa còn thấp, các công nghệ phụ trợ phục vụ phát triển nông nghiệp (cơ khí, chế biến sâu, dây chuyền kiểm nghiệm sản phẩm nông nghiệp...) chưa tương xứng; chất lượng nguồn nhân lực có chuyên môn trong sản xuất, chế biến nông sản biết sử dụng, vận hành các thiết bị (tự động, thiết bị phân tích...) còn yếu kém; mục tiêu sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp còn chưa rõ ràng dẫn đến quy mô sản xuất chưa được thay đổi (chủ yếu tự phát, quy mô nhỏ lẻ)...
Hiện nay đa số các sản phẩm nông nghiệp của các doanh nghiệp hợp tác xã, tổ hợp tác đã sử dụng truy xuất nguồn gốc tuy nhiên việc ứng dụng phần mền truy xuất nguồn gốc hiện nay chưa áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, đảm bảo khả năng tương tác, trao đổi dữ liệu với các hệ thống truy xuất nguồn gốc của doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
Trước tình trạng đó ngày 19/01/2019 Thủ tướng Chinh phủ đã ban hành Quyết định số 100/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc. Với mục tiêu hoàn thiện hệ thống quy định pháp luật, văn bản, tài liệu hướng dẫn về truy xuất nguồn gốc. Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động truy xuất nguồn gốc để phục vụ hội nhập quốc tế và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, bảo đảm chất lượng, tính an toàn của sản phẩm, hàng hóa. Nâng cao nhận thức của xã hội, các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp về truy xuất nguồn gốc thông qua việc đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, đào tạo cho các bên liên quan. Đảm bảo công khai, minh bạch các thông tin truy xuất nguồn gốc của sản phẩm, hàng hóa trên thị trường cung cấp thông tin, kiến thức thiết yếu về truy xuất nguồn gốc.
Vấn đề này được được triển khai thành từng giai đoạn. Giai đoạn đến năm 2025 sẽ hoàn thiện cơ bản hệ thống các văn bản quy định, pháp luật về quản lý, triển khai áp dụng và xử lý vi phạm về truy xuất nguồn gốc.Xây dựng tối thiểu 30 tiêu chuẩn quốc gia và 02 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về truy xuất nguồn gốc, các tài liệu hướng dẫn áp dụng cho từng nhóm sản phẩm cụ thể. Tối thiểu 30% các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sử dụng mã số, mã vạch tại Việt Nam có hệ thống truy xuất nguồn gốc áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, đảm bảo khả năng tương tác, trao đổi dữ liệu với các hệ thống truy xuất nguồn gốc của doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Hoàn thiện nâng cấp Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa quốc gia, bảo đảm kết nối 100% hệ thống truy xuất nguồn gốc của các bộ, cơ quan liên quan và ít nhất 70% trong tổng số các đơn vị cung cấp giải pháp tại Việt Nam
Ngày 26/10/2021 Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Quyết định số 4164 Ban hành Kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và PTNT thực hiện Quyết định số 100/QĐ-TTg của Thủ tướng chỉnh phủ về việc phê duyệt đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc. Giai đoạn từ nay đến năm 2025 sẽ xây dựng, hoàn thiện và chính thức đưa vào khai thác, sử dụng hệ thống xuất nguồn gốc nông sản tại Bộ (phần mềm, CSDL); đầu tư trang thiết bị, hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định, thông suốt, an ninh, an toàn thông tin và đáp ứng các yêu cầu quản lý Nhà nước của Bộ. Nghiên cứu, xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về truy xuất nguồn gốc. Kết nối, chia sẻ và đồng bộ dữ liệu với Cổng thông tin truy xuất nguồn quốc gia, Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc các địa phương và các hệ thống thông tin, CSDL quốc gia khác thành một hệ thống kết nối, liên thông hoàn chỉnh. Xây dựng, ban hành danh mục nhóm sản phẩm, hàng hóa nông sản chủ lực ưu tiên cần phải thực hiện truy xuất nguồn gốc. Trong đó, lựa chọn một số sản phẩm hàng hóa nông sản trọng điểm làm thí điểm để cập nhật vào hệ thống, hình thành chuỗi truy xuất nguồn gốc nông sản hoàn chỉnh. Xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, tài Liệu hướng dẫn, quy chế sử dụng nhằm đảm bảo cho các hoạt động về truy xuất nguồn gốc nông sản tại Bộ được khai thác, sử dụng hiệu quả, đúng quy định của pháp luật. Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của xã hội, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân về lợi ích và tầm quan trọng của truy xuất nguồn gốc nông sản gắn với VSATTP.

Định hướng đến năm 2030 sẽ chú trọng hoàn thiện Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông sản của Bộ (phần cứng, phần mềm, CSDL); hướng đến cập nhật vào hệ thống tất cả các sản phẩm, hàng hóa nông sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ, hình thành chuỗi truy xuất nguồn gốc hoàn chỉnh cho tất cả các sản phẩm, hàng hóa nông sản, vật tư nông nghiệp. Kết nối đồng bộ, thông suốt với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia, các hệ thống truy xuất của các địa phương và các hệ thống, CSDL quốc gia khác. Hoàn thiện cơ chế chính sách, tài liệu, văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo toàn bộ các hoạt động liên quan đến truy xuất nguồn gốc được thực hiện hiệu quả, đúng quy định. Mở rộng cho hầu hết các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp tham gia triển khai, áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc nông sản của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Hiện nay Sở Nông nghiệp và PTNT đang phối hợp với các đơn vị trực thuộc bộ nông nghiệp và PTNT sẽ tiến hành triển khai áp dụng chính thức hệ thống truy xuất nguồn gốc Bộ Nông nghiệp và PTNT (checknv.mard.gov.vn) trên một số sản phẩm tiêu biểu của tỉnh.
Hi vọng trong thời gian không xa toàn bộ sản phẩm nông nghiệp chủ lực, sản phẩm nông nghiệp ocoop, sản phẩm dặc sản tham gia hệ thống truy xuất nguồn gốc Bộ Nông nghiệp và PTNT, sẵn sang liên thông với cơ sở dữ liệu truy xuất nguồn gốc quốc gia khi hệ thống truy xuất nguồn gốc Quốc gia hoàn thành và đi vào hoạt động./.





Xuân Hồng

Nguồn: Sưu tầm

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1305
  • Hôm nay71,510
  • Tháng hiện tại1,006,660
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây