Hội nghị khoa học quốc tế lần thứ 4 về Chứng chỉ hiệu chuẩn số (DCC)

Thứ hai - 18/03/2024 03:58 0

Hội nghị khoa học quốc tế lần thứ 4 về Chứng chỉ hiệu chuẩn số (DCC) với chủ đề “DCC đáp ứng các nguyên tắc FAIR trong hạ tầng chất lượng” đã quy tụ các nhà khoa học, các chuyên gia tư vấn, các viện đo lường quốc gia,… từ khắp nơi trên thế giới để thảo luận về dữ liệu và siêu dữ liệu (metadata) có thể đọc được bằng máy để tiến tới xây dựng hạ tầng chất lượng số.

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 với xu hướng số hóa đang thực sự xuất hiện mạnh mẽ ở mọi lĩnh vực mà trong đó, trọng tâm của Cuộc cách mạng này chính là chuyển đổi số, tích hợp của số hóa, kết nối hay siêu kết nối và xử lý dữ liệu thông minh, Viện Vật lý và Kỹ thuật Đức (Physikalisch-Technische Bundesanstalt (PTB) – hoạt động với vai trò là Viện đo lường quốc gia) đã tổ chức Hội nghị khoa học quốc tế lần thứ 4 về Chứng chỉ hiệu chuẩn số (DCC) diễn ra từ 19h00-22h30 ngày 27 – 29 tháng 02 năm 2024 với chủ đề “DCC đáp ứng các nguyên tắc FAIR trong hạ tầng chất lượng” (chương trình cụ thể kèm theo), trong đó tập chung chính vào vấn đề tiếp thu và phát triển hơn nữa chứng chỉ hiệu chuẩn kỹ thuật số. Hội nghị đã quy tụ các nhà khoa học, các chuyên gia tư vấn, các viện đo lường quốc gia,… từ khắp nơi trên thế giới để thảo luận về dữ liệu và siêu dữ liệu (metadata) có thể đọc được bằng máy để tiến tới xây dựng hạ tầng chất lượng số. Tham dự Hội nghị này, về phía Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có sự tham gia của Lãnh đạo Tổng cục, Vụ Đo lường và Viện Đo lường Việt Nam.

Với 55 bài trình bày của các chuyên gia đến từ các viện đo lường quốc gia, doanh nghiệp, tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận và trường đại học, Hội nghị đã chỉ ra rằng: Trong bối cảnh số hóa đang ngày càng trở nên phổ biến thì chứng chỉ hiệu chuẩn truyền thống (analog) hiếm khi tạo ra giá trị thặng dư vì dữ liệu thu được trong quá trình hiệu chuẩn rất tốn thời gian và dễ xảy ra lỗi, do đó trong tương lai không xa sẽ được thay bằng DCC. Với nhiều lợi ích từ DCC: phân tích dữ liệu hiệu chuẩn dễ dàng, hiệu quả, an toàn, linh hoạt, minh bạch, bảo mật cao, có thể truy xuất dễ dàng,… các viện đo lường và tổ chức, doanh nghiệp trên toàn thế giới đã và đang dần thiết lập DCC thay thế chứng chỉ truyền thống. DCC phục vụ cho việc lưu trữ điện tử, truyền tải được xác thực, mã hóa và ký số, cũng như giải trình kết quả hiệu chuẩn và trao đổi thông qua nền tảng số một cách thống nhất, xuyên suốt và an toàn. Nhờ khả năng đọc của máy, DCC sẽ hỗ trợ đáng kể cho các quy trình sản xuất và giám sát chất lượng, từ đó tạo ra giá trị thặng dư cho người sử dụng DCC.

Thông qua DCC, hoạt động đo lường sẽ hỗ trợ các ngành công nghiệp và tổ chức giám định, kiểm định trong việc thực hiện hoạt động đo lường thông minh và đo lường điện tử… Khi mà các phép thử có thể chạy tự động, chứng chỉ chất lượng có thể truy xuất được ở mọi nơi, mọi lúc trên thế giới và các phương pháp đánh giá cho các sản phẩm mới được phát triển nhanh chóng thì DCC sẽ mang lại tiềm năng to lớn cho hạ tầng chất lượng (QI) để hợp lý hóa và đẩy nhanh các quy trình. Do đó, việc thiết lập DCC cho đo lường chỉ là một phần trong bức tranh hình thành lên hạ tầng chất lượng kỹ thuật số trong tương lai.

Một số hình ảnh về việc tham dự Hội thảo:

CHƯƠNG TRÌNH HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC TẾ LẦN THỨ 4 VỀ CHỨNG CHỈ HIỆU CHUẨN SỐ (DCC)

Ngày 1:

  1. Giới thiệu về Mô hình M-layer – Blair Hall, (Phòng thí nghiệm Tiêu chuẩn Đo lường New Zealand (MSL))
  2. Mô hình siêu dữ liệu (metadata) D-SI đảm bảo tính tương tác trong hạ tầng chất lượng và khoa học (Daniel Hutzschreuter, PTB)
  3. DCC2GO – Hỗ trợ triển khai Chứng chỉ Hiệu chuẩn số trong cơ quan đo lường Châu Âu (Daniel Hutzschreuter, PTB)
  4. Mười năm triển khai hệ thống TraCIM – Thành quả của thử nghiệm phần mềm và số liệu phục vụ chuyển đổi số (Daniel Hutzschreuter, PTB)
  5. Chứng chỉ hiệu chuẩn số trong QIF, Khung thông tin chất lượng (Jacob Brooks, UNC Charlotte)
  6. Quality-X MVD: Không gian dữ liệu tối thiểu cho hạ tầng chất lượng (Mehran Monavari, BAM)
  7. Chứng chỉ hiệu chuẩn số trong không gian dữ liệu hạ tầng chất lượng: chứng minh tính khả thi (Tomasz Soltysinski, PTB)
  8. Những bước tiến gần đây về thông tin và dữ liệu có thể xử lý bằng máy trong hạ tầng chất lượng (Talaat Al-Rahali, NMCC)
  9. Định hướng tiêu chuẩn hóa về ngôn ngữ và cấu trúc DCC máy đọc (David Balslev-Harder, DFM)
  10. Đề xuất cải thiện khả năng tương tác của DCC (Diego Coppa, INTI)
  11. Quy ước “Thực hành tốt” dành cho DCC đối với quả cân và cân không tự động với các nhóm công tác DKD tương ứng (Julian Haller, Sartorius)
  12. Hướng tới phân loại đại lượng đo cho dữ liệu đo lường tương tác (Mark Kuster, tổ chức NCSL Quốc tế)
  13. Hài hòa hóa DCC tại DKD (Thomas Krah, PTB)
  14. Khả năng tương tác DCC: nghiên cứu thí điểm để xem xét các phương pháp triển khai thông qua 4 Viện đo lường quốc gia khu vực châu Á-Thái Bình Dương (Anjali Sharma, NPLI)

Ngày 2:

  1. Phiên đặc biệt: Các công thức trong DCC (Siegfried Hackel, Aldo Adrian Garcia Gonzalez, Justin Jagieniak)
  2. GEMIMEG-II – Từ chứng chỉ hiệu chuẩn số đến chuỗi xác thực tương tác đối với sự phát triển của internet vạn vật. (Thomas Engel, Siemens)
  3. Bộ lưu trữ RefTypes có thể truy cập được bằng máy với TemaTres (Muhammed Ali Demir, PTB)
  4. Tính khả thi của việc trích xuất dữ liệu từ DCC – phát triển công cụ biên dịch và trình diễn (Jonas Emil Vind, DTI)
  5. Cách xử lý dữ liệu DCC: Công cụ DCCSearch (Gamze Söylev-Öktem, PTB)
  6. Triển khai Quản lý số hóa số liệu và phần mềm hiệu chuẩn và áp dụng các nguyên tắc FAIR trong hoạt động phòng thí nghiệm (Igor Fernando Modesto Garcia, LABPROSAUD)
  7. Nghiên cứu thi điểm DCC sử dụng nhiều định dạng chuyển đổi từ giấy sang số (David Mahovský, CMI)
  8. Thư viện phát triển dựa trên Python và Ứng dụng web để xử lý dữ liệu DCC dạng mảng bằng cách sử dụng biểu diễn JSON nội bộ (Benedikt Seeger, PTB)
  9. Đánh số độ không đảm bảo đo để tăng cường truy xuất các phép đo (Blair Hall, Phòng thí nghiệm Tiêu chuẩn Đo lường của New Zealand (MSL))
  10. Làm tròn kết quả trong DCC (Christian Müller-Schöll, Mettler-Toledo)
  11. Tự động tạo và sử dụng DCC lĩnh vực nhiệt độ được công nhận (Michael Melzer, BAM)
  12. Lập bản đồ dữ liệu người dùng trong DCC lĩnh vực nhiệt độ (Sinisa Prugovecki, LorisQ One)
  13. Thực tế triển khai DCC tại VW Mexico (Iris Mariela Lopez Bautista, CENAM)
  14. Cấu trúc DCC máy đọc được minh họa cho pipet (Søren Kynde, DFM)
  15. Nội dung mới trong bản tiền phát hành của Lược đồ DCC 3.0-rc.1 (Benjamin Gloger, PTB)
  16. Quá trình chuyển đổi DCC, xác thực lược đồ (Schema) và kiểm soát khả năng truy cập (Praiya Thongluang, NIMT)
  17. Phát triển bản thể luận về DCC: Báo cáo tiến độ và nghiên cứu về phương pháp luận (Moritz Jordan, PTB)
  18. Chuyển đổi số tại NIST: Cập nhật về chuyển đổi số của chất chuẩn (William Dinis Camara, NIST)
  19. Phát triển chứng chỉ hiệu chuẩn số cho ứng dụng đo lường tọa độ (Katharina Janzen, PTB)
  20. Chứng nhận hợp quy kỹ thuật số – Định hướng chính để số hóa hoạt động chứng nhận (Tatyana Sheveleva, PTB)

Ngày 3:

  1. Thực hiện chứng chỉ hiệu chuẩn số (DCC) tại phòng đo lường gia tốc, Viện Đo lường Mexico (Aldo Adrian Garcia Gonzalez, CENAM)
  2. Ứng dụng công nghệ Blockchain trong chứng chỉ hiệu chuẩn số (Inga Urbina and Jens Leinhos, Keysight Technologies)
  3. Cập nhật sự trao đổi dữ liệu trong hạ tầng chất lượng số (Brett Hyland, NATA)
  4. DCC sử dụng Python (Andreas Tobola, Siemens)
  5. GEMIMEG – Bộ công cụ tạo chứng chỉ hiệu chuẩn số (Muhammed-Ali Demir, PTB)
  6. Nhúng chứng chỉ DCC trong phần mềm hiệu chuẩn của phòng Đo lường Khối lượng (Lisa Busser, Maro Electronic)
  7. Tạo chứng chỉ DCC về lĩnh vực Lực theo DIN51309 sử dụng Python (Kai Mienert, PTB)
  8. Khai thác các tham số trong DCC để phân tích chất lượng dữ liệu cảm biến (Tim Ruhland)
  9. Nền tảng toàn cầu cho chứng chỉ DCC (Carlos Galvan Hernandez; CENAM)
  10. Báo cáo về các chứng chỉ hiệu chuẩn số đã ban hành tại NMIJ, AIST (Domae Atsushi, NMIJ)
  11. So sánh liên phòng trong lĩnh vực Bức xạ ion hóa: thách thức để đạt được Nguyên tắc FAIR và công nghệ 4.0 (Eric Matos Macedo, IRD/CNEN)
  12. Dự án về chuyển đổi số trong đo lường ở Thổ Nhĩ Kỳ (Erkan Danacı, TUBITAK)
  13. Tích hợp chứng chỉ hiệu chuẩn số trong lĩnh vực tần số ở Viện Đo lường Indonexia (Marizsa Rahima Indra, SNSU-BSN)
  14. Thông tin và dữ liệu có thể xử lý bằng máy trong hạ tầng chất lượng của Bangladesh (Md. Abdullah Al Mamun, BSTI)
  15. Thảo luận phiên (session chair)
  16. Chứng thực điện tử – eAttestation (Florian Witt, DAkkS)
  17. Mã hoá nguồn thông tin số (Robert Hilgers, D-Trust)
  18. Kỷ nguyên mới cho phép đo: DCC (Christian Müller-Schöll, Mettler-Toledo)
  19. Tầm quan trọng của việc trao đổi dữ liệu trong quy trình hiệu chuẩn dựa trên DCC (Tuukka Mustapää, Beamex)
  20. Cung cấp dữ liệu hạ tầng chất lượng cho các nghiên cứu (Ulrich Harmes-Liedtke, e, Mesopartner and TU Berlin)
  21. Lợi ích của dữ liệu hiệu chuẩn số (Vashti Galpin, University of Edinburgh)

Sưu tầm

Nguồn: Sưu tầm

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1584
  • Hôm nay221,075
  • Tháng hiện tại2,464,691
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây