Nghiên cứu thiết bị làm giá sạch mang lại doanh thu hàng trăm tỷ đồng

Thứ bảy - 06/07/2024 21:23 0
Từ ý tưởng sáng tạo thiết bị làm giá sạch từ 30.000 đồng một cân đỗ xanh, TS Đỗ Ngọc Chung, Công ty TNHH Giải pháp Năng lượng Toàn diện, đã mang lại doanh thu hàng trăm tỷ đồng. Thông tin này được chia sẻ tại hội nghị "Kết nối chủ thể quyền sở hữu trí tuệ trên nền tảng IPPlatform với các chủ thể của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo khu vực miền Bắc" do Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức ngày 3/7.
TS Chung, 44 tuổi, nhấn mạnh rằng kết quả khoa học chỉ thực sự có giá trị khi được đưa vào ứng dụng và được thị trường chấp nhận. Tuy nhiên, không nhiều người biết cách biến tài sản trí tuệ thành sản phẩm, tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp. Được biết đến là một startup thành công, anh Chung chia sẻ kinh nghiệm thực tế về hành trình nâng tầm giá trị cây giá đỗ, thu lợi nhuận hàng trăm tỷ đồng.
Ý tưởng thiết bị trồng giá đỗ bắt đầu từ năm 2013, với mong muốn sản xuất giá sạch và loại bỏ hóa chất. Khác với các thiết bị trên thị trường, sản phẩm của TS Chung hoàn toàn tự động, không dùng điện và thiết kế để không khí đối lưu tốt, giúp rau giá sạch và ngon hơn.
Ban đầu, thiết bị của TS Chung gặp khó khăn trong việc gọi vốn vì quy mô nhỏ. Không nản lòng, anh sáng lập công ty để theo đuổi việc sản xuất thiết bị làm giá cho hộ gia đình. Chỉ sau ba năm, công ty đã đạt doanh thu vài chục tỷ đồng.

TS Chung tìm cách đưa sản phẩm ra thị trường qua cải tiến thiết bị và tự tiếp thị sản phẩm. Anh nhận thấy, nếu không dựa vào công nghệ và đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp sẽ khó tồn tại khi sản phẩm bão hòa. Vì vậy, anh tiếp tục nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới từ giá đỗ sạch như kim chi giá, trà vỏ đỗ xanh, và kombucha. Những sản phẩm này giúp tăng giá trị hàng hóa và mang lại lợi nhuận lớn.
Hiện công nghệ và các bằng sở hữu trí tuệ của TS Chung đã có trên nền tảng IPPlatform. Anh khuyến nghị cần đăng ký bảo hộ để tự bảo vệ mình trước các đơn vị làm nhái. TS Chung cũng gợi ý cần đăng ký sở hữu trí tuệ ngay khi có ý tưởng, phân tích tiềm năng thị trường để thử nghiệm và thương mại hóa sản phẩm. Bên cạnh đó, kết nối với các đơn vị triển khai và linh hoạt mô hình tiếp thị là cần thiết.
Tại hội nghị, các chuyên gia và nhà khoa học từ viện nghiên cứu và trường đại học đã chia sẻ kinh nghiệm trong nhận dạng tài sản trí tuệ phục vụ hoạt động khởi nghiệp. Các hoạt động hỗ trợ ươm tạo và đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, chuyển giao tri thức và công nghệ sản phẩm khoa học cũng được nêu lên.
TS Tạ Quang Minh, Viện trưởng Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ, cho biết hội nghị đã kết nối chủ thể quyền sở hữu trí tuệ trên nền tảng IPPlatform với các vườn ươm, trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp và doanh nghiệp. Qua đó, giúp đưa tài sản trí tuệ vào hoạt động doanh nghiệp, thúc đẩy thương mại hóa và định giá tài sản trí tuệ./.
Trần Phát (TH)

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập387
  • Hôm nay33,971
  • Tháng hiện tại602,278
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây