Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực khoa học nông nghiệp góp phần nâng cao đời sống nhân dân tỉnh Nghệ An

Thứ năm - 28/12/2023 23:04 0
Năm 2023 thời tiết diễn biến phức tạp, nhất là nắng nóng gay gắt kéo dài, tình trạng thiếu nước, thiếu điện cục bộ... đã ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân và việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và hoạt động KH&CN trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, nhờ chú trọng nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực khoa học nông nghiệp đã góp phần nâng cao đời sống nhân dân tỉnh Nghệ An
Trong sản xuất nông nghiệp, KH&CN là động lực giữ vai trò đặc biệt quan trọng cho tăng trưởng. Các kết quả nghiên cứu KH&CN đã góp phần nâng cao hiệu quả, giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Nghiên cứu, ứng dụng KH&CN trên địa bàn đã tác động đến việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng giống mới, giống có phẩm cấp để sản xuất các loại cây trồng chủ lực (Nhãn chính sớm, Bơ, sắn, lạc, khoai tây, Nho,...) năng suất cao, chất lượng tốt; tích cực thúc đẩy liên kết trong sản xuất, lấy doanh nghiệp làm nòng cốt để sản xuất theo chuỗi sản phẩm, chuỗi giá trị; đã có nhiều mô hình sản xuất theo chuỗi sản phẩm, chuỗi giá trị thành công; mở rộng diện tích trồng các loại rau màu hàng hóa cao cấp có giá trị cao, theo yêu cầu thị trường; mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (sản xuất trong nhà lưới, nhà màng…) để trồng các loại rau củ quả, hoa cây cảnh; tập trung chỉ đạo nâng cao giá trị sản phẩm gỗ trông qua chế biến, chế biến sâu; Ứng dụng TBKHCN quản lý tự động các yếu tố môi trường trong nuôi tôm thẻ chân trắng 3 giai đoạn, chủ động quản lý Môi trường trong mọi thời tiết, đảm bảo năng suất chất lượng và nuôi tôm bền vững... 

Chuyển giao, ứng dụng thành công nghệ các biện pháp kỹ thuật mới và nhân rộng các mô hình đã có vào sản xuất trên diện rộng như: Công nghệ cấp nước tưới bằng năng lượng mặt trời cho cây ăn quả, cây công nghiệp (cam, mía, dứa, chè,…); kỹ thuật luân canh, xen canh bắt buộc đối với canh tác mía, sắn làm tăng giá trị trên 1 đơn vị diện tích và cải tạo đất; Công nghệ sản xuất và sử dụng chế phẩm sinh học Neo – Polymic xử lý môi trường nuôi trồng thủy hải sản; công nghệ sản xuất giống mía 3 cấp; công nghệ sản xuất và sử dụng chế phẩm nano phức hợp Ag-Chitosan và Đồng hữu cơ (Organocopper) phòng trị bệnh thán thư, loét hại cam và bệnh thán thư, thối búp hại chè; thiết bị lọc nước sinh hoạt quy mô hộ gia đình;…
Đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ đưa các giống có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường. Đã tiến hành khảo nghiệm, thử nghiệm thành công một số loại cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt nhằm bổ sung và thay thế một số giống trong có cấu giống lạc; giống nho mới (mẫu đơn, NH01-26, NH01-152; giống Nhạn chính sơm.... Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới, công nghệ mới trong nhân giống cây trồng, sản xuất giống thủy sản nhằm chủ động giống phục vụ cho các vùng nguyên liệu cho các nhà máy, cho các vùng nuôi trồng thủy sản. Đã tác động hỗ trợ chuỗi giá trị trong sản xuất nông, lâm nghiệp và hình thành một số sản phẩm sản xuất theo chuỗi giá trị khép kín.

Nhiều mô hình kinh tế được phát triển có hiệu quả[1], thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung đã được hình thành và phát triển, góp phần tạo ra khối lượng hàng hóa làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu như vùng nguyên liệu chè; mía; lạc xuất khẩu;  cây dược liệu…
Ứng dụng thành công biện pháp kỹ thuật, ác thành tựu của công nghệ sinh học trong tuyển chọn, nhân nhanh và thâm canh các giống có năng suất cao, chất lượng tốt như: Lúa thuần, lạc, sắn, chè, mía, chanh leo,  lúa Japonica J02, khoai tây, nhãn, bưởi, … tiếp tục được nhân rộng vào sản xuất và đời sống. Một số chế phẩm sinh học như: đệm lót sinh học trong chăn nuôi, chế phẩm Biogreen để xử lý tồn dư hóa chất trên đất trồng rau, chế phẩm composmaker đã được UBND tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ và tiếp tục được nhân rộng.
Hỗ trợ dán tem truy xuất nguồn gốc để nâng cao thương hiệu và giá trị hàng hóa (Thương hiệu Cam Vinh, nhãn hiệu tập thể Chè Nghệ An, Nhãn hiệu chứng nhận Nước mắm Vạn Phần, nhãn hiệu chứng nhận dê Tân Kỳ, thương hiệu tập thể nước mắm Hải Giang 1,…) Đến nay, việc dán tem điện tử truy xuất nguồn gốc được mở rộng cho trên 80 sản phẩm nông nghiệp của tỉnh như: các loại rau, củ, quả của tập đoàn TH; các sản phẩm nông sản sạch Phủ Quỳ của Hợp tác xã Việt Xanh (huyện Nghĩa Đàn); gà Thanh Chương; nước mắm Vạn Phần; tương Sa Nam, gà Phủ Diễn, dê Tân Kỳ... đã góp phần tăng thêm chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp, nâng cao ý thức của nhà sản xuất về chất lượng của sản phẩm, đồng thời bảo vệ uy tín, phát triển thương hiệu nông sản Nghệ An.
Các tiến bộ KH&CN ứng dụng trong lĩnh vực thủy sản đã góp phần đẩy mạnh nuôi trồng, nâng cao hiệu quả khai thác và chế biến thuỷ sản như: Mô hình nuôi cá theo công nghệ sông trong ao; mô hình nuôi cá trong lồng trên các thủy vực lớn tiếp tục được nhân rộng trong thực tiễn, đến nay đã nhân rộng lên gần 1000 lồng trên địa bàn toàn tỉnh; Mô hình quản lý tự động các yếu tố môi trường trong nuôi tôm thẻ chân trắng 3 giai đoạn; Mô hình sử dụng chế phẩm sinh học Neo – Polymic xử lý môi trường nuôi trồng thủy hải sản; mô hình sử dụng các chế phẩm  mô hình nuôi trồng tảo xoắn, tảo nano. chuỗi sản xuất cá rô phi lai xa dòng Israel, tôm thẻ chân trắng, cá leo...
Các mô hình chăn nuôi tiếp tục phát triển theo hướng chuyển dịch các loại vật nuôi phù hợp với tiềm năng, lợi thế so sánh của tỉnh, nhu cầu thị trường và diễn biễn của dịch bệnh như: sử dụng một số giống bò có khả năng thích nghi tốt với điều kiện miền núi; chăn nuôi lợn an toàn sinh học; sản xuất giống và nuôi thương phẩm Lươn đồng (Monopterus albus Zuiew 1793); đẩy mạnh phát triển chăn nuôi công nghiệp, bán công nghiệp và trang trại, gia trại, giảm dần chăn nuôi hộ gia đình trong dân cư; tăng cường công tác chuyển giao các tiến bộ KH&CN vào sản xuất chăn nuôi từ khâu giống, thức ăn, quy trình chăn nuôi tiên tiến; triển khai các biện pháp xử lý kịp thời, ngăn chặn không để dịch bệnh lây lan diện rộng; sản xuất công nghệ cao trong chăn nuôi tiếp tục phát huy hiệu quả chăn nuôi lợn an toàn sinh học, tiêu biểu là chăn nuôi gắn với chế biến sữa của tập đoàn TH, chăn nuôi lợn quy mô công nghiệp của Công ty Masan Miền Bắc…
Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng trong phát triển sản phẩm đặc hữu, vùng miền nhằm tạo ra sản phẩm được thương mại hóa trên thị trường: Đến nay trên địa bàn tỉnh đã có hơn 159 sản phẩm là các cây con đặc sản, chủ lực, có lợi thế cạnh tranh được hỗ trợ đầu tư nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ KH&CN tạo ra các sản phẩm hàng hóa có sức cạnh tranh trên thị trường gắn với thương hiệu Nghệ An, làm cơ sở cho việc triển khai thành công Đề án mỗi xã một sản phẩm OCOP.
Công tác bảo tồn, khai thác và phát triển các nguồn gen quý hiếm được quan tâm phát triển, đến nay đã bảo tồn được 30 nguồn gen (cấp quốc gia: 6 nguồn gen, gồm 5 nguồn gen động vật (Gà trụi lông cổ; Ngựa Mường Lống, Ngỗng Cỏ, Gà tây Kỳ Sơn; Lơn đen Sao Va) và 1 nguồn gen cây dược liệu cây mú từn). Xác định thêm 8 nguồn gen để đề nghị đưa vào danh sách bảo tồn, gồm 4 nguồn gen động vật (Cá chiên, Ba ba gai sông Quàng, Hải sâm đen, gà tây Kỳ Sơn), 3 nguồn gen cây dược liệu (cây chè dây, cây Huyết đằng, cây Bách bộ) và 1 nguồn gen cây ăn quả là hồng Nghi Ân./.
Sỹ Khánh 

 
 
 
 

Nguồn: Sưu tầm

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1785
  • Hôm nay275,245
  • Tháng hiện tại2,567,413
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây