Nghệ An ghi nhận bước tiến mãnh mẽ trong xây dựng Nông thôn mới

Thứ năm - 14/09/2023 21:40 0
Tính đến cuối năm 2023, Nghệ An đã chứng kiến sự triển khai hiệu quả của Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhằm tăng cường giá trị gia tăng và thích ứng với sự chuyển đổi số cũng như biến đổi khí hậu. Ngoài ra, các hoạt động như phát triển du lịch nông thôn và nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn đều đặt trong bối cảnh "Cơ cấu lại ngành nông nghiệp" được thực hiện mạnh mẽ xuyên suốt năm 2023.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, cùng với cả nước, công tác xây dựng nông thôn mới ở Nghệ An đã thực sự trở thành sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, được cả hệ thống chính trị đồng lòng, chung sức vào cuộc. Kết quả 10 năm xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Nghệ An đã tạo ra bộ mặt mới cho vùng nông thôn, rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Nghệ An đã có những bước tiến vượt bậc, đứng thứ 5 trong cả nước về xây dựng NTM.
Theo báo cáo của Cục Thống kê Nghệ An, kết quả tích cực đã được ghi nhận với thu nhập bình quân khu vực nông thôn đạt 40,5 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm 1 - 1,5%, và có 212 thôn/bản đạt chuẩn Nông thôn mới (NTM). Đặc biệt, 485 sản phẩm đã được công nhận OCOP, điều này là minh chứng cho sự đa dạng và chất lượng trong sản xuất nông sản.



Kết quả nổi bật vào cuối năm 2023 là việc có 313/413 xã đạt chuẩn NTM, chiếm 77,61% tổng số, cùng với 61 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 10 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Đặc biệt, 10 đơn vị cấp huyện và thành phố đã hoàn thành nhiệm vụ và đạt chuẩn NTM, đồng thuận trong cả hệ thống chính trị và Nhân dân.
Tính đến nay, Nghệ An có 3 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, sắp tới đây sẽ trình các cấp thẩm định, xem xét huyện Yên Thành đạt chuẩn NTM. Bình quân toàn tỉnh đạt được 15,96 tiêu chí/xã. Nghệ An cam kết với Trung ương trong năm 2019 sẽ có 39 xã về đích NTM. Qua đó, nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM lên con số 257/431 xã đạt chuẩn đạt gần 60%cao hơn bình quân cả nước. Có 667 thôn/bản đạt chuẩn NTM và 3 xã: Kim Liên - huyện Nam đàn, Sơn Thành - huyện Yên Thành và Quỳnh Đôi - huyện Quỳnh Lưu đạt chuẩn xã NTM kiểu mẫu. Nghệ An đặt mục tiêu đến 2020, toàn tỉnh có 282 xã đạt chuẩn NTM; giữ vững và nâng cao chất lượng chỉ tiêu về số tiêu chí, bình quân chung cả tỉnh đạt 16,8 tiêu chí/xã trở lên; phấn đấu mỗi huyện có 1-2 Khu dân cư đạt chuẩn theo Bộ tiêu chí của tỉnh; xây dựng được 60 mô hình Vườn chuẩn Nông thôn mới tạo địa điểm tham quan, học tập, chia sẻ kinh nghiệm; xây dựng 100 thôn/bản thuộc các xã đặc biệt khó khăn đạt chuẩn theo Bộ tiêu chí 2337/QĐ-UBND của tỉnh, nâng tổng số thôn/bản đạt chuẩn NTM lên 214.
Xây dựng NTM được tổ chức triển khai đồng bộ các cơ chế chính sách, thực hiện thường xuyên, đúng định hướng, đa dạng, sáng tạo và chú trọng về phát triển nông nghiệp, nông thôn, đồng thời bám sát tình hình thực tế của địa phương. Thực hiện tốt các chính sách khuyến khích hỗ trợ xây dựng NTM: Từ năm 2012 đến nay, tỉnh đã hỗ trợ gần 638.126 tấn xi măng trị giá hơn 990 tỉ đồng để làm gần 3.553 km đường giao thông nông thôn. Cả hệ thống chính trị đồng sức, đồng lòng xây dựng NTM là cảm nhận rõ được ở Nghệ An hôm nay. Các phong trào thi đua được phát động sâu rộng, thiết thực. Phong trào hiến đất mặt đường, đất vườn, đất ở có giá trị để làm đường giao thông, nhà văn hoá thôn, trường học; cuộc vận động “xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”... sôi nổi trong nhân dân. Chủ trương xây dựng NTM được các cấp triển khai hiệu quả từ tuyên truyền đến thực hiện, kiểm tra, giám sát và được nhân dân đồng lòng hưởng ứng. Để xây dựng NTM, nông dân Nghệ An đã đóng góp hàng triệu ngày công, trên 5.500 tỷ đồng...
Trong các huyện miền núi, những thành công đáng chú ý tại xã Thạch Giám (Tương Dương), Quế Sơn (Quế Phong), Châu Tiến (Quỳ Châu), Hữu Kiệm (Kỳ Sơn) là nguồn động viên lớn cho những nỗ lực xây dựng NTM ở vùng đặc biệt khó khăn. Sự quyết tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và ý chí vươn lên của đồng bào các dân tộc thiểu số là yếu tố quyết định cho những thành công này.
Nghệ An đã tập trung triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách của Trung ương: 10 năm qua, thực hiện xây dựng NTM Nghệ An là một trong những tỉnh thực hiện thành công về chuyển cơ cấu nông nghiệp, tạo ra những sản phẩm chủ lực, đặc sản địa phương. Trong sản xuất nông, lâm, thuỷ sản đã có nhiều bước tiến mới về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hàng hoá và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Tỉnh đã có những mô hình nổi tiếng cả nước về ứng dụng công nghệ cao như Trang trại TH, những đột phá trong khâu giống trong sản xuất lúa, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản. Hiện nay, Nghệ An đã phê duyệt quy hoạch vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với 8 nhóm cây trồng (rau, lúa, lạc, chè, mía, cây ăn quả, cây dược liệu, giống cây lâm nghiệp), 5 con vật nuôi (bò sữa, bò thịt, lợn thịt, gia cầm và tôm thẻ chân trắng) chủ lực để thực hiện ứng dụng công nghệ cao vào các khâu chính như giống, canh tác, nuôi trồng và bảo quản sau thu hoạch. Nghệ An có những vùng chuyên canh cây nguyên liệu rộng lớn (cam, cao su, mía, chè, cà phê, chanh leo, dứa, lạc, sắn,…) và hàng trăm nhà máy công trình khắp các huyện, thành thị; hình thành nhiều vùng sản xuất nguyên liệu tập trung gắn với chế biến, xuất khẩu (chè, cao su, mía, vùng nuôi tôm ven biển). Xây dựng thành công nhiều mô hình liên kết, các cánh đồng lớn theo chuỗi giá trị, qua đó nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng đơn vị diện tích, góp phần cải thiện thu nhập cho người dân. Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở một số khâu của quá trình sản xuất đã đạt 9.502 ha (chiếm 3,1% diện tích canh tác nông nghiệp); giá trị sản xuất bình quân của nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao từ 200 - 250 triệu đồng/ha/năm. Hiện cả tỉnh có 182 sản phẩm nông nghiệp lợi thế, có 158 làng nghề và quy mô ngày càng lớn từ đó tạo thêm việc làm tại chỗ cho người dân. Trên cơ sở quy hoạch và đề án xã NTM được phê duyệt, đến nay tất cả các xã thuộc 20 huyện, thành phố, thị xã, đặc biệt là 3 xã xây dựng NTM kiểu mẫu đã hoàn thành công tác rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch.
Ngoại lệ đáng chú ý là tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh dự kiến đạt 7 - 7,3% trong năm 2023, đóng góp một phần quan trọng vào ngân sách với ước đạt 17.771 tỷ đồng. Trong cơ cấu nội bộ ngành, sự chuyển đổi cơ cấu giống, áp dụng quy trình canh tác tiên tiến, nông nghiệp công nghệ cao, cơ giới hóa đã giúp tăng nhanh năng suất và hiệu quả kinh tế, là điều quan trọng cho sự phát triển bền vững của nông nghiệp Nghệ An.


Phong trào thi đua "Nghệ An chung sức xây dựng NTN" đã được triển khai tích cực, với sự tham gia đồng thuận của cả hệ thống chính trị và cộng đồng người dân. Phong trào này không chỉ giúp cải thiện tư tưởng của người dân về xây dựng NTM mà còn tạo động lực mạnh mẽ để đạt được những mục tiêu đã đề ra. Có nhiều tập thể và cá nhân tiêu biểu đã được tặng bằng khen vì đóng góp xuất sắc trong quá trình xây dựng NTM.
Nhìn chung, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của người dân đưa Nghệ An vào một hành trình phát triển bền vững, đặt nền móng cho sự thành công trong tương lai./.
Tuấn Anh

Nguồn: Sưu tầm

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1305
  • Hôm nay226,288
  • Tháng hiện tại3,178,882
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây