Mô hình trồng tam thất và sâm bản địa dưới tán rừng

Chủ nhật - 26/02/2023 20:38 0
Đỉnh Puxai Laileng trên 2.700m so với mực nước biển, cao nhất Nghệ An và giữa lung chừng là phần rừng cộng đồng của bản Buộc Mú, xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn. Cách đây 6 năm, anh Xồng Bá Lẩu mua gần 1000 cây tam thất ở huyện Mù Cang Chải - tỉnh Yên Bái đem trồng thử nghiệm dưới tán rừng. Đây là vạt rừng cao hơn 1600m, nhờ vậy giữa trưa hè, tán rừng vẫn ẩm ướt, phảng phất hơi sương.
Vào năm 2012, Xồng Bá Lẩu là Bí thư chi đoàn bản Buộc Mú. Vừa là cán bộ đoàn thôn bản, anh vừa phát triển kinh tế hộ gia đình. Là người có kiến thức về nông nghiệp, Lẩu mạnh dạn đầu tư phát triển cây dược liệu vốn phù hợp với thổ nhưỡng địa phương. Anh cũng giúp bà con làm đầu mối thu mua gừng, đào vá các nông sản khác. Về sau, anh Lẩu được dân bản tín nhiệm bầu làm trưởng bản Buộc Mú. Nhận xét về vị trưởng bản trẻ, ông Xồng Bá Dênh cho rằng: Xồng Bá Lẩu là một trưởng bản công tâm, biết giúp đỡ mọi người. Thay vì chọn con đường làm cán bộ, sau khi tốt nghiệp Đại học Kinh tế Huế, Xồng Bá Lẩu lập nghiệp ngay trên quê hương bằng một hướng đi riêng. Anh trồng tam thất và sâm bản địa dưới tán rừng.

Hiện tại, thứ dược liệu quý này đã bắt đầu có củ, cây tam thất gần 6 năm tuổi cao ngang đầu gối, củ lớn bằng ngón tay cái được trồng lẫn với cây rừng như cây mọc hoang dại.
Xen giữa những cây tam thất là một loài sâm bản địa đang được trồng thử nghiệm. Người địa phương gọi là sâm Puxai Laileng, như tên gọi dẫy núi. Sâm Puxai Laileng chỉ cao hơn đầu gối, lá chia làm ba thùy, hoa màu xanh nhạt. Loài sâm này có giá trị kinh tết khá cao, trên thị trường hiện loại 2 củ/1kg được thu mua trên 30 triệu đồng. Vì thế để thử nghiệm, anh Xồng Bá Lẩu phải giấu kỹ những củ sâm dưới tán cây. Ngoài ra, anh Lẩu đang trồng trên 1ha cây đương quy trên diện tích lúa rẫy.
Anh Lẩu chia sẻ, nếu thành công, anh nguyện sẽ chia sẻ kinh nghiệm cùng những người trong bản. Mong ai cũng biết trồng tam thất, cây sâm. Ngoài trồng dược liệu, để “lấy ngắn nuôi dài”, anh còn chăn nuôi thêm trâu, trồng đào và thu mua gừng của bà con trên địa bàn.

Hy vọng, với mô hình thử nghiệm này, anh Lẩu kỳ vọng sẽ tạo ra những củ sâm tự trồng như người dân Quảng Nam đã làm với sâm Ngọc Linh.
Nguyễn Văn Hùng

Nguồn: Sưu tầm

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2160
  • Hôm nay98,802
  • Tháng hiện tại1,522,267
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây