Phát triển được quy trình kỹ thuật xâm lấn tối thiểu tránh khoan hộp sọ trong điều trị cục máu đông trong não bộ

Chủ nhật - 23/06/2024 21:47 0

Năm 2018, một nhà khoa học, bác sĩ phẫu thuật ở New York và nhóm của ông đã chứng minh được trong một nghiên cứu chứng minh rằng thủ thuật xâm lấn tối thiểu có thể điều trị hiệu quả một trong những tình trạng phổ biến nhất trên thế giới cần can thiệp phẫu thuật thần kinh.

Tình trạng này được gọi là tụ máu dưới màng cứng mãn tính, sự tích tụ máu và các chất phân hủy của máu trên bề mặt não ngay bên dưới màng cứng, lớp vỏ bảo vệ của não. Cục máu này là do các mạch máu bị tổn thương mãn tính dẫn đến bị rò rỉ máu ở trong não và màng cứng. Các yếu tố rủi ro dẫn đến sự bất thường này bao gồm tuổi già; chấn thương đầu không được điều trị; sử dụng kéo dài các chất làm loãng máu, chẳng hạn như warfarin, hoặc dùng thuốc chống viêm trong thời gian dài, như ibuprofen.

Mới đây, các bác sĩ tại Stony Brook Medicinem, đơn vị trực thuộc Đại học Stony, Long Island, đã cho biết một phương pháp mới, không chỉ hiệu quả trong việc giảm bớt tình trạng tụ máu dưới màng cứng mãn tính mà còn nó có thể thay thế phương pháp phẫu thuật xâm lấn kiểu cũ trong điều trị loại bỏ cục máu đông.

Phương pháp điều trị mới được gọi là thuyên tắc động mạch màng não giữa—MMAE—dựa vào một loại chất lỏng được tiêm vào trong não để bịt những chỗ rò rỉ. Các nghiên cứu được thực nghiệm nó trên khắp thế giới, kết quả thu được cho thấy nó an toàn, hiệu quả và có thể loại bỏ các nguy cơ rủi ro của phẫu thuật. Nghiên cứu tại Stony Brook cũng đã tạo ra một làn sóng nghiên cứu toàn cầu về quy trình kỹ thuật này. Hiện các bác sĩ đã chứng minh được rằng, phương pháp mới này không chỉ ngăn chặn sự rò rỉ máu não mà còn có thể loại bỏ khối máu tụ vĩnh viễn.

Trao đổi với Medical Xpress, tiến sĩ David Fiorella cho biết : “Quy trình sẽ thay đổi cách quản lý điều trị cho bệnh nhân bị chấn thương sọ não phổ biến nhất mà chúng tôi điều trị”.

Trên tạp chí NeuroInterventional Surgery, Fiorella và đồng tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Adam S. Arthur, Trường Đại học Tennessee, nhấn mạnh rằng MMAE "về cơ bản có thể thay đổi mô hình điều trị bệnh tụ máu dưới màng cứng mãn tính, biến MMAE thành một liệu pháp điều trị thay thế ưu việt".

Tiêu chuẩn điều trị y tế trong nhiều thập kỷ qua là phẫu thuật bằng cách khoan một lỗ vào hộp sọ hoặc thực hiện phẫu thuật mở sọ, cắt bỏ một phần hộp sọ để loại bỏ các cục máu tích tụ. Mặc dù các thủ thuật này có thể làm giảm bớt khối máu đông nhưng khối máu tụ dưới màng cứng mãn tính có thể tái phát bất chấp nỗ lực phâu thuậy xâm lấn để loại bỏ nó. Tỷ lệ tái phát cao lên tới 20%. Tệ hơn nữa, phẫu thuật thường không thể thực hiện cho nhiều bệnh nhân như những người mắc bệnh tim và phổi cũng như người lớn tuổi, đặc biệt là những người đang dùng thuốc làm loãng máu. Dữ liệu cho thấy tỷ lệ tử vong sau một năm sau phẫu thuật có thể lên tới 30% đối với những bệnh nhân có nguy cơ cao.

Fiorella, người tiên phong trong các thủ thuật can thiệp thần kinh, mô tả tụ máu dưới màng cứng mãn tính là một tình trạng âm ỉ, phát triển chậm, thường kéo dài hàng tuần đến hàng tháng. Cục máu tích tụ này có thể gây áp lực lên não gây ra một loạt triệu chứng: nói ngọng, hay quên, suy giảm chức năng vận động, thậm chí hôn mê. Ông cho biết tình trạng này rất có thể là nguyên nhân gây ra chứng mất trí nhớ chưa được chẩn đoán đúng. Nhưng tin tốt lành là chứng sa sút trí tuệ do tụ máu dưới màng cứng mãn tính thường có thể hồi phục được.

P.T.T (NASATI), theo https://Medicalxpress.com/news/, 6/2024

Nguồn tin: www.vista.gov.vn

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập300
  • Hôm nay26,342
  • Tháng hiện tại1,070,564
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây