Ngành nông nghiệp triển khai sản xuất vụ Đông năm 2023

Thứ năm - 14/09/2023 21:44 0
Sản xuất vụ Đông 2023 diễn ra trong điều kiện thời tiết bất thuận, đầu vụ gieo trồng chịu ảnh hưởng liên tiếp bởi các đợt mưa lớn, hoàn lưu bão, gió lốc đã gây thiệt hại cho một số diện tích rau màu các loại, cây công nghiệp, cây ăn quả. Bên cạnh đó, giá vật tư phân bón tăng cao đã ảnh hưởng rất lớn đến đầu tư sản xuất vụ Đông. Nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự cố gắng nỗ lực của người dân trong việc khắc phục thiên tai, đầu tư sản xuất nên vụ Đông đã đạt được kết quả đáng ghi nhận. 
Vụ đông năm 2023, theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn Bắc Trung Bộ, sẽ có khoảng 01 - 02 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực Bắc Trung Bộ, hiện tượng mưa lớn, dông, lốc, mưa đá trong giai đoạn chuyển mùa trùng với thời điểm gieo trồng, nên nguy cơ cao gây thiệt hại và ảnh hưởng đến sản xuất các cây trồng vụ Đông. Đồng thời, nguồn nhân lực lao động sản xuất thiếu do xu hướng chuyển dịch sang ngành nghề khác, chất lượng nhân lực thấp do già hóa. Nguy cơ chuột, sâu keo mùa thu và các đối tượng cào cào, châu chấu, rệp, sâu xanh, sâu khoang, ... tiềm ẩn phát sinh gây hại. Hệ thống thủy lợi tuy đã được đầu tư, nâng cấp, cải tạo nhưng vào mùa mưa lũ vẫn chưa đảm bảo khả năng tiêu thoát nước kịp thờiCông tác xúc tiến thị trường, tiêu thụ sản phẩm còn gặp khó khăn. Đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp còn thiếu ổn định,... Nhưng với tinh thần quyết tâm cao, ngành nông nghiệp đang tập trung chỉ đạo, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, kế hoạch mà ngành đã đặt ra cho vụ Đông năm 2023.



Tập trung chỉ đạo phấn đấu sản xuất đạt mức cao nhất về diện tích, năng suất, sản lượng theo kế hoạch đề ra với phương châm sản xuất an toàn và phát huy mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa, có hiệu quả kinh tế cao, gia tăng giá trị sản xuất, góp phần quan trọng vào hoàn thành kế hoạch sản xuất nông nghiệp năm 2024. Trong đó, tăng cường chỉ đạo đẩy mạnh mở rộng diện tích cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao  như cây ngô lấy hạt, ngô sinh khối, ngô thu hoạch bắp tươi. Cây rau đẩy mạnh diện tích theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao đảm bảo sản phẩm an toàn, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm và hình thành các vùng chuyên canh.
 Toàn tỉnh phấn đấu gieo trồng 35.185 ha cây trồng vụ Đông các loại (Ngô, lạc, rau đậu các loại, khoai lang, khoai tây). Trong đó, diện tích trên đất bãi ven sông khoảng 7.765 ha, diện tích đất màu ven biển khoảng 4.518 ha, diện tích trên đất lúa 2.850 ha và diện tích trên đất màu đồng khoảng 20.052 ha. Định hướng xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu sản xuất các cây trồng sát với tình hình thực tế, bố trí các vùng sản xuất an toàn gắn với thị trường tiêu thụ nhằm nâng cao giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích.
https://kinhtenongthon.vn/data/data/ktntnghean/sx%20v%E1%BB%A5%20%C4%91%C3%B4ng.jpg
Đối với sản xuất trên đất lúa: Bố trí sản xuất trên những vùng chủ động tưới tiêu, thoát nước tốt nhằm sản xuất an toàn và đảm bảo thời vụ lúa Xuân năm sau. Ưu tiên sử dụng các loại cây trồng có giá trị như bầu bí, dưa chuột, ... hoặc ngô sinh khối, ngô thu hoạch bắp tươi và lựa chọn giống có thời gian sinh trưởng ngắn để gieo trồng. Với những vùng chuyên canh sản xuất các loại rau, củ, quả, cần tập trung chỉ đạo, tuyên truyền để thúc đẩy mở rộng diện tích các loại rau củ quả an toàn theo các tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ,... Đồng thời cần có dự báo nhu cầu thị trường để phát triển diện tích từng giống rau gắn với liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
 Đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, KHCN, cơ giới hóa trong sản xuất và các quy trình sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ trên rau, củ, quả các loại... Duy trì và phát triển các diện tích rau củ quả an toàn theo các tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ, các mô hình sản xuất trong nhà lưới, nhà màng,...Tăng cường công tác tuyên truyền, giới thiệu các mô hình đạt kết quả tốt, các tiến bộ kỹ thuật đã được khẳng định, … để nông dân hiểu và thực hiện. Các địa phương căn cứ vào các chính sách hiện hành cũng như trích ngân sách của địa phương để hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp kiểu mới.  Các địa phương căn cứ vào kế hoạch sản xuất để giới thiệu sản phẩm, tích cực trong việc kêu gọi, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân vào liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cho người dân.
Chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sử dụng thêm phương thức kinh doanh, bán hàng trên sàn thương mại điện tử nhằm giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ các sản phẩm của địa phương, thúc đẩy thực hiện chuyển đổi số trong nông nghiệp./.

Mạnh Tuấn

Nguồn: Sưu tầm

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1098
  • Hôm nay226,288
  • Tháng hiện tại3,188,433
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây