Mô hình trồng lạc sạch trên đất dốc của bà con Kỳ Sơn
Chủ nhật - 16/07/2023 22:202850
Do nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch ngày càng nhiề...
Do nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch ngày càng nhiều, bà con Kỳ Sơn đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ những diện tích trồng lúa rẫy trước đây. Điển hình là mô hình trồng lạc sạch trên đất dốc của người dân xã biên giới Nậm Cắn. Tại đây, bà con đã đưa giống cây lạc vào sản xuất trên đất dốc. Lạc được bà con làm ra là lạc sạch, không sử dụng các loại phân bón hay thuốc bảo vệ thực vật, nên sản phẩm làm ra khá thuận lợi trong khâu tiêu thụ do, thương lái thu mua hết tận chân rẫy cho bà con. Cây lạc vừa được mùa lại được giá, mang lại nguồn thu nhập khá cho đồng bào nơi vùng đất này.
Bản Pa Ca, một bản làng nằm sát đường vành đai biên giới Việt – Lào, trước đây được biết đến là bản làng nghèo và khó khăn nhất của xã biên giới Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn. Thế nhưng, giờ đây cuộc sống của người dân đang ngày càng đổi mới. Tuyến đường bê tông dài hơn 5km nối quốc lộ 7A đi vào bản. Những vùng đất khô cằn sau nhiều năm trồng lúa rẫy, nay đã được người dân thay bằng rất nhiều diện tích cây lạc, một loại cây trồng mới được người dân mạnh dản chuyển đổi, thay thế từ 3 năm nay. Ông Ven Văn Khăm, Trưởng bản bản Pa Ca, xã Nậm Cắn: cho biết: “Trước đây đường giao thông đi vào bản đi lại rất khó khăn, nông sản làm ra cũng thó tiêu thụ, giờ có đường mới đi lại thuận lợi hơn, lạc trồng ra bán được nhiều tiền hơn làm rẫy lúa, nhà trồng ít cũng được 30 triệu, nhà nhiều thì đến 50 triệu, còn trồng lúa không được 20 triệu.” Theo chị Moong Thị Soi, bản Pa Ca, xã Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn, từ diện tích canh tác này những năm trước gia đình chị chỉ biết trồng lúa rẫy. Tuy nhiên, sau nhiều năm canh tác đất bạc màu, lúa kém năng xuất, năm 2020, gia đình chị đã đưa cây lạc vào thay thế. Nhờ thời tiết phù hợp, ít sâu bệnh, cây lạc sinh trưởng tốt... nên năng xuất củ đạt cao, giá trị kinh tế từ cây lạc cũng cao hơn hẳn cây lúa rẫy, nên gia đình chị rất phấn khởi. Đến năm 2023, gia đình chị đã mở rộng diện tích trồng, đầu tư hơn 8 triệu tiền giống, ước thu về 50 triệu tiền lãi. Lạc người dân trong bản ta trồng trên núi dốc, là lạc sạch, không có phân bón, không có thuốc bỏ vệ thực vật nên làm ra rất dễ bán, hiện bà con chưa lo về đầu ra của sản phẩm, lạc thu về đến đâu thì thương lái vào thu mua hết từng đó. Thấy hiệu quả từ cây lạc mang lại, người dân xã Nậm Cắn đã mạnh dạn mở rộng diện tích trồng, giảm hẳn tập quán trồng lúa rẫy kém năng xuất, từ chỉ vài ha, nay người dân trong xã đã trồng được hơn 60ha, chủ yếu trồng nhiều ở các bản Khánh Thành và bản Pa Ca. Qua đó, góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Ông Lầu Bá Chày, chủ tịch xã Nậm Cắn, cho biết, về năng xuất, lạc trồng thời gian ngắn hơn, trên một diện tích đó lạc hiệu quả và năng suất hơn, giá trị đầu ra lạc lại cao hơn cây lúa, thời gian tới xã sẽ nghiên cứu các loại giống phù hợp với địa bàn của xã và nhân rộng thêm, cũng như hướng dẫn kỹ thuật cho bà con, để nâng cao thu nhập cho bà con nhân dân. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ những diện tích trồng lúa rẫy trước đây, người dân xã biên giới Nậm Cắn đã đưa giống cây lạc vào sản xuất trên đất dốc là hướng đi đúng, giúp người dân thoát nghèo./. Nguyễn Văn Hùng