Phát hiện gần 2 tấn bột giặt ‘Tide’ giả mạo nhãn hiệu tại Cần Thơ

Thứ tư - 08/03/2023 21:29 0

200 thùng (9kg/thùng) bột giặt có nhãn bằng tiếng nước ngoài không thể hiện nguồn gốc nơi sản xuất đã bị Cục QLTT TP.Cần Thơ tạm giữ.

Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP.Cần Thơ cho biết, qua công tác nắm địa bàn, ngày 13/2, Đội QLTT số 1 tiến hành kiểm tra đột xuất shop H.T (Khu vực 4, phường An Khánh, quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) do bà Đ.H.T (sinh năm 1987) làm chủ, đang chứa gần 2 tấn bột giặt không rõ nguồn gốc. Kết quả kiểm tra, Đội QLTT số 1 phát hiện tại shop H.T có 200 thùng (9kg/thùng) bột giặt có nhãn bằng tiếng nước ngoài không thể hiện nguồn gốc nơi sản xuất, gắn nhãn hiệu Tide có dấu hiệu là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Tide.

Làm việc với cơ quan chức năng, bà T. cho biết mua 200 thùng bột giặt gắn nhãn hiệu Tide nói trên qua Zalo với giá 205.000 đồng/thùng, không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ. Đội QLTT số 1 đã tiến hành niêm phong, tạm giữ toàn bộ số hàng hóa để tiếp tục xác minh, xử lý theo quy định.

 

 Lực lượng chức năng xử lý cơ sở kinh doanh bột giặt “Tide” giả mạo nhãn hiệu. 

Bột giặt được biết đến là một trong những thứ thiết yếu trong mỗi gia đình. Thế nhưng, không phải loại bột giặt nào cũng có thể giặt sạch và đảm bảo an toàn cho cơ thể, đặc biệt là những sản phẩm kém chất lượng, giả mạo nhãn hiệu, bất chấp sức khỏe người tiêu dùng để thu lợi bất chính.

Theo Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA), trong nước xả vải, bột giặt thường chứa những hóa chất như Benzyn acetate, Benzyn alcohol, Ethyl acetate, Camphor, Chloroform. Nước tẩy rửa nhà tắm, bồn cầu thường chứa hóa chất Benzyl, Polyetylen, Sodium hypochlorite, Chlorine… Đây đều là những hóa chất độc hại cho sức khỏe con người, nhất là đối với những sản phẩm kém chất lượng hàm lượng các chất này không được đảm bảo.

Đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, theo Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009: Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu là hàng hóa, bao bì của hàng hóa có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý. Nói cách khác, hàng hóa này đã được bảo hộ về quyền sở hữu trí tuệ. Mọi hình vi xâm phạm làm tổn hại đến nhãn hiệu đều phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Luật Sở hữu trí tuệ cũng quy định hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu tại Điều 129. Theo đó, các hành vi thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu: Việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ. Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó.

Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự; hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó. Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự.

Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng; dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng.

Như vậy, vi phạm một trong những điều trên là vi phạm quy định của pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu. Tương đương với từng hành vi sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý cụ thể. Điều 12 Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định về sản xuất; nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu; chỉ dẫn địa lý như sau: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm đến 5.000.000 đồng: Bán; chào hàng; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý; Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản này.

Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng; Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng; Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 55.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 40.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.

Điều 12 Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định về biện pháp khắc phục hậu quả; với hành vi bán quần áo giả mạo nhãn hiệu: Buộc tiêu hủy hoặc phân phối, đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý; nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất; kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu; hoặc chỉ dẫn địa lý với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp; đối với hành vi vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 11 Điều này;

Buộc tái xuất đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý; phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất; kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu; hoặc chỉ dẫn địa lý sau khi đã loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa; đối với hành vi vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 10 Điều này; Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 11 Điều này.

Sưu tầm

Nguồn: Sưu tầm

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập213
  • Hôm nay19,631
  • Tháng hiện tại613,725
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây