Một số kết quả nghiên cứu khoa học, ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản ở Nghệ An

Thứ bảy - 14/08/2021 21:56 0
Trong những năm qua nhiều đề tài khoa học đã được triển khai, các đề tài đều tập trung giải quyết những vấn đề tồn tại của thực tiễn sản xuất và nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất giống và nuôi thương phẩm các đối tượng có hiệu quả kinh tế cao góp phần thúc đẩy kinh tế thủy sản nói chung, nuôi trồng thủy sản nói riêng phát triển bền vững.
1. Kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng trong sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản
Nhằm đa dạng hóa đối tượng có giá trị kinh tế cao và cung cấp nhu cầu con giống cho người nuôi các tổ chức, cá nhân đã triển khai Dự án: Ứng dụng công nghệ nghiên cứu cho sinh sản nhân tạo cá Lăng chấm Hemibagrus guttatus Lacépede, 1803 tại Nghệ An; Hoàn thiện Quy trình công nghệ và xây dựng mô hình sản xuất thử nghiệm sinh sản nhân tạo giống cá Leo (Wallago Attu Bloch & Schneider, 1801) tại Nghệ An; Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất cá Rô phi lai xa dòng Israel quy mô hàng hóa tại Nghệ An; Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình liên kết chuỗi giá trị sản xuất giống và nuôi thương phẩm lươn đồng (Monopterus albus Zuiew 1793) quy mô hàng hóa tại Nghệ An.
Bên cạnh thực hiện các dự án, đề tài khoa học thì Trung tâm giống thủy sản Nghệ An cũng đã triển khai thực hiện hơn 20 chuyên đề nghiên cứu, ứng dụng công sản xuất, ương dưỡng giống và các biện pháp phòng bệnh cho giống thủy sản tập trung trên các đối tượng có hiệu quả kinh tế cao như: Cá Diêu Hồng, cá Rô phi, Chép, cá Chép Koi, cá Rô đầu vuông, cá Hồng Mỹ, cá Trắm đen, cá Leo, cá Ngạnh, Chạch Quế, ốc Hương Lươn đồng, tôm Rảo, tôm Thẻ chân trắng, Cua biển, Ngao hai cồi, ốc Nhồi, Hàu. Sau khi triển khai thành công đã góp phần cung cấp giống cho người nuôi trên địa bàn và các tỉnh bạn.

Dự án Sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá rô phi lai xa dòng Ixrael tại Trung tâm Giống thủy sản Nghệ An

Có nhiều dự án triển khai đã được nhận rộng mô hình và được bà con nông dân áp ứng dụng trong sản xuất như “Ứng dụng công nghệ nghiên cứu cho sinh sản nhân tạo giống cá Điêu hồng tại Nghệ An; Du nhập, nghiên cứu cho sinh sản nhân tạo giống cá Chép Koi (Cyprinus caprio) nhằm phát triển phong trào sản xuất cá cảnh tại Nghệ An; Ứng dụng công nghệ du nhập, nghiên cứu cho sinh sản nhân tạo giống cá Rô đầu vuông tại Nghệ An; Hoàn thiện quy trình sản xuất giống Cua biển (Scylla serrata) theo công nghệ Vi sinh tại Nghệ An; Du nhập, hoàn thiện quy trình ương cá Hồng mỹ (Sciaenops ocellatus Linnaeus 1766) từ cá bột lên cá hương, cá giống tại Nghệ An; Nghiên cứu cho sinh sản nhân tạo giống cá Trắm đen (Mylopharyngodon piceus Richardson, 1846) tại Nghệ An; Ứng dụng công nghệ, hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất nhân tạo giống Lươn đồng (Monopterus albus Zuiew 1793) tại Nghệ An; Ứng dụng tiến bộ KHCN xây dựng, hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất giống Hàu Cửa Sông (Crassostrea rivularis) tại Nghệ An; Ứng dụng tiến bộ KHCN hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất giống Hàu Thái Bình Dương (Crasostrea gigas ) tại Nghệ An, Dự án Sinh sản và nuôi thương phẩm cá Leo; Dự án Sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá rô phi lai xa dòng Ixrael; Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình nuôi cá Rô phi giống lai xa dòng Israel thương phẩm bằng thức ăn công nghiệp.
2. Kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng trong NTTS
Để góp phần phòng ngừa dịch bệnh cho nghề nuôi tôm nước lợ, làm tăng năng suất và sản lượng, chất lượng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường, góp phần phát triển kinh tế xã hội ở địa phương theo hướng bền vững, năm 2017 Chi cục Thủy sản đã thực hiện đề tài "“Điều tra, nghiên cứu và đề xuất giải pháp phòng ngừa bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm nuôi nước lợ trên địa bàn tỉnh Nghệ An". Qua triển khai nghiên cứu thực hiện đã đề xuất giải pháp phòng ngừa dịch bệnh hiệu quả nhất.


Nhiều dự án ứng dụng KHCN để nuôi cá trên lòng hồ thủy điện được triển khai đẹm lại hiệu quả kinh tế cao

Nhằm nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật nuôi phù hợp với điều kiện khí hậu Nghệ An, là tỉnh, từ đó nhân rộng mô hình làm tăng hiệu quả trên một đơn vị diện tích nuôi trồng, đem lại hiệu quả kinh tế cao và tạo công ăn việc làm cho người dân, trong thời gian qua các đơn vị, tổ chức, cá nhân đã thực hiện Dự án: Ứng dụng tiến bộ KHCN xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá Trắm giòn, Chép giòn bằng thức ăn đậu Tằm tại huyện Nghi Lộc, Nghệ An; Ứng dụng tiến bộ KHCN xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá Trắm đen trong lồng trên hồ đập thủy điện bản Vẽ huyện Tương Dương và hồ thủy điện Hủa Na, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An; Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá Leo trong lồng bè trên thủy vực lớn tại Nghệ An; Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật xây dựng mô hình sản xuất giống cá Diêu Hồng tại huyện Hưng Nguyên, Nghệ An; Ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình nuôi cá diêu hồng đơn tính tại huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An; Ứng dụng tiến bộ KHCN xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá chạch sông (Mastacembelus Armatus) tại huyện Anh Sơn, Nghệ An; Ứng dụng tiến bộ KHCN xây dựng mô hình nuôi cá rô đầu vuông thương phẩm phù hợp với điều kiện huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An; Nghiên cứu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm nuôi trồng thủy sản tại tỉnh Nghệ An và đề xuất các giải pháp giảm thiểu; Nuôi cá rô phi lai xa dòng Ixrael bằng công nghệ sông trong ao; Nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bằng công nghệ Biofloc... các đề tài đã triển khai thực hiện đạt kết quả cao và có khả năng nhân rộng trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Từ kết quả nghiên cứu, ứng dụng, cho thấy các loài thủy sản trên đã cho hiệu quả kinh tế cao ở các loại hình mặt nước, đặc biệt có hiệu quả ở thủy vực lớn.
Nhằm thúc đẩy ngành tôm ngành càng phát triển một cách bền vững, thông qua việc khuyến khích ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định số 15/2018/ QĐ-UBND ngày 30/3/2018 quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An theo Nghị quyết số 14/2017/NQ-HĐND ngày 20/12/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh. Đến nay đã hộ trợ cho 06 mô hình đủ điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ áp dụng công nghệ mới về nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng.
Cùng với các biện pháp khác thù công tác nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nghiên cứu giống mới, ứng dụng và nhận rộng mô hình đã đưa lại hiệu quả tốt cho sự phát triển nôi trồng thủy sản của địa phương./.
                                                                                                                                Xuân Hồng

 

Nguồn: Sưu tầm

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay299,356
  • Tháng hiện tại2,376,446
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây